Định hướng chiến lược hoạt động của

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động ABBank giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 26)

3.2.1 .1Dữ liệu thứ cấp

4.2 Định hướng chiến lược hoạt động của

ABBank ln ý thức được tầm nhìn chiến lược cần có tính sáng tạo, đi trước các đối thủ cạnh tranh và đóng vai trị là kim chỉ nam cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh hàng năm của ngân hàng. ABBank phấn đấu trở thành một trong những định chế tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt nam với các dịch vụ tài chính ngân hàng chun nghiệp, ln đổi mới.

4.2.2 Định hướng chiến lược:

Định vị và sự khác biệt của ABBank với các ngân hàng khác là việc cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mơ hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng cơng nghệ, quy trình chuẩn và

sự chuyên nghiệp của nhân viên.

4.2.3 Giá trị cốt lõi:

Để thực hiện định hướng chiến lược của mình, những giá trị cốt lõi sau được các nhà quản trị ABBank luôn coi trọng “con người là tài sản vô giá” nhằm:

- Hướng đến kết quả - Trách nhiệm

4.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động ABBank: 4.3.1Phân tích mơi trường vĩ mơ:

Để phân tích mơi trường vĩ mô ảnh hưởng thế nào tới hoạt động kinh doanh ABBank, phân tích PEST được sử dụng.

► Mơi trường kinh tế

Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Quy mơ tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá trị thực tế ước đạt 106 tỷ USD; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD. Chỉ số tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2008 và năm 2009 làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,44% năm 2008 đạt 6,5%, và năm 2009 chỉ đạt 5,32%. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng; các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư còn thấp.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% đến 8%/năm. Chính phủ Việt Nam đã triển khai gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD thông qua việc hỗ trợ lãi suất cho vay 4% đối với cho một số đối tượng doanh nghiệp đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam được các nước công nhận là một trong những nước đầu tiên vượt qua các tác động của khủng hoảng.

2010 là một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng do các biến động về tỷ giá, lãi suất. Đây là hệ lụy của sự biến động giá vàng và lạm phát trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động cũng gây áp lực không nhỏ lên giá và nhu cầu vốn của các ngân hàng.

► Môi trường cơng nghệ

Yếu tố cơng nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, việc ứng dụng công nghệ thông tin là một nội dung chủ yếu để xác định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã được đầu tư mạnh

mẽ. Với việc đầu tư rất lớn vào công nghệ không những giúp cho Ngân hàng nâng cao chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ Ngân hàng hiện đại.

► Môi trường văn hoá xã hội

Trong nhưng năm qua, Nhà nước đã tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hoá xã hội. Tăng đầu tư Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hố, xã hội. Hồn thiện hệ thống chính sách, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu chính sách kinh tế với mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt công bằng xã hội.

Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Khi đời sống xã hội được nâng cao sẽ tạo điều kiện phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng.

► Mơi trường nhân khẩu học

Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số đặc biệt ở khu vực đô thị, sự tăng lên của các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu cần dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt, cũng như các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao.

Các hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng phát triển, cũng như số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tăng trong những năm tới sẽ làm gia tăng về các dịch vụ ngân hàng.

► Mơi trường chính trị - luật pháp

Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân h àng. Các công cụ của chính sách tiền tệ được sử dụng là các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngọai tệ đã thay thế cho các cơng cụ mang tính chất hành chính. Lãi suất dần được tự do hóa, tỷ giá được chuyển đổi từ chế độ tỷ giá cố định sang tỷ giá linh hoạt có điều tiết dựa trên cơ sở thị trường. Cơ chế quản lý ngoại hối, tín dụng, hoạt động thanh toán ngày càng linh hoạt, thơng thống hơn, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa thật sự đồng bộ và chưa phù hợp thông lệ quốc tế. Điều đó đặt ra thách thức phải sửa đổi, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống. Mặt khác, việc mở cửa thị trường tài chính trong nước sẽ làm tăng rủi ro thị trường do các tác động từ bên ngồi, từ thị trường tài chính khu vực và thế giới. Trong khi đó, năng lực điều hành chính sách tiền tệ, cũng như năng lực giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nước còn hạn chế.

► Mơi trường tồn cầu

Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vốn được đánh giá là có tiềm năng. Tuy nhiên theo lộ trình cam kết gia nhập WTO thì cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng c ủa Việt Nam sẽ ngày càng quyết liệt. Việt Nam có nghĩa vụ đối xử như nhau giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Trong lĩnh vực ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài được hưởng những ưu đãi ngang bằng với nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng của Việt Nam; các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử với các tổ chức tín dụng trong nước. Như vậy, bên cạnh sự di chuyển dịch vụ ngân hàng vào Việt Nam cịn có sự di chuyển của nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng vào Việt Nam.

4.3.2 Phân tích mơi trường cạnh tranh ngành:

Nhiệm vụ của nhà chiến lược là phân tích các thế lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh để nhận diện ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải. Tác giả vận dụng mơ hình này để phân tích cụ thể các thế lực cạnh tranh mà ABBank gặp phải trong ngành.

► Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:

Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng có nhiều bước tiến vượt bậc về quy mô, mạng lưới, công nghệ, vốn… và chất lượng hoạt động được cải thiện đáng kể. Với chủ trương phát triển thị trường tài chính tiền tệ của Chính phủ, ngành ngân hàng luôn đư ợc tạo điều kiện để tự thân phát triển và tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới.

Nhà nước tiếp tục cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh. Các ngân hàng TMCP không ngừng tăng cường quy mô và năng lực hoạt động của mình bằng cách phát hành

thêm cổ phiếu, niêm yết trên thị ttrường chứng khoán, kêu gọi cổ đông nước ngoài để vừa thu hút vốn vừa tranh thủ tiếp cận cơng nghệ, trình độ quản lý…

Tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng khắc nghiệt hơn nhưng hiện nay chủ yếu vẫn là cạnh tranh bằng lãi suất và mạng lưới. Tương quan lợi thế

giữa khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh dần được rút ngắn, thể hiện qua sự vươn lên của một số ngân hàng cổ phần và sự có mặt ngày càng nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các định chế tài chính khác: cơng ty tài chính, quỹ đầu tư, cơng ty bảo hiểm….

Thời điểm hiện nay, ngành ngân hàng vẫn đang có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư vì cịn rất nhiều tiềm năng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá là có sự tăng trưởng tương đối cao. Nếu nhìn vào mức lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng hoạt động của ngành ngân hàng, vốn dĩ siêu lợi nhuận. Đặc biệt, khi nền kinh tế đang vào giai đoạn hậu suy giảm và ngành ngân hàng được cho là phục hồi sớm, nhiều ngân hàng cổ phần đã chia cổ tức mức cao, hấp dẫn khiến các tập đoàn, chủ đầu tư đua nhau lập ngân hàng mới, hứa hẹn sự cạnh tranh khốc liệt để dành thị phần trong nội bộ ngành ngân hàng.

Một rào cản nữa là theo các cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài bắt đầu được hoạt động tại Việt Nam, được đối xử bình đẳng và thực hiện phần lớn nghiệp vụ như ngân hàng nội. Ngay sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, nhiều ngân hàng nước ngoài xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các ngân hàng ngoại với lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, trình độ sẽ là thách thức lớn đối với các ngân hàng tại Việt Nam muốn gia nhập ngành.

► Sức ép của nhà cung cấp:

Một ngân hàng có nguồn vốn lớn thể hiện là ngân hàng có sức mạnh, có thể cung cấp tất cả các sản phẩm ngân hàng ra thị trường. Nguồn vốn của ngân hàng có được là từ nguồn tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

+ Những khách hàng cá nhân cung cấp cho ngân hàng những khoản vốn nhỏ, lẻ, đây là những khoản tiền gửi tiết kiệm. Lượng vốn của khách hàng cá nhân thường chiếm từ 50% đến 60% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng.

+ Đối với nhà cung cấp là các doanh nghiệp, tổ chức, nguồn vốn cung cấp cho các ngân hàng thường là nguồn vốn rẻ và đi kèm với các dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước. Những nhà cung cấp này có sức mạnh đặc biệt đối với các ngân hàng.

+ Các tổ chức kinh tế, phi lợi nhuận trong nước và quốc tế cũng là nguồn cung tiền dồi dào cho các ngân hàng, họ cũng có những ảnh hưởng khơng nhỏ trên thị trường tiền tệ.

► Sức ép của người mua:

Đối với ngân hàng, người mua chính là những khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng thường nhạy cảm đối với giá sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Với đối tượng khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp, họ đều quan tâm đến sự khác biệt hóa của sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng đưa ra.

+ Khách hàng là cá nhân thường sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh … Tuy nhiên các gói sản phẩm dành cho cá nhân của các ngân hàng thường đơn lẻ, khách hàng cá nhân khơng có khả năng liên kết với nhau để tạo sức mạnh đối với ngân hàng vì doanh số giao dịch với ngân hàng không lớn, mỗi khách hàng có những nhu cầu riêng biệt. Do vậy, đối với khách hàng là cá nhân, ngân hàng có thể áp đặt các khoản phí, lãi suất cho từng đối tượng. Các ngân hàng có thể cạnh tranh để thu hút khách hàng của nhau trên cơ sở cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với đối tượng khách hàng là cá nhân với nhiều tiện ích, thủ tục nhanh gọn, giá hấp dẫn….

+ Đối với các tổ chức, tập đoàn … nhu cầu sử dụng vốn rất lớn và thường xun. Ngồi ra họ cịn sử dụng các dịch vụ ngân hàng như thanh toán trong nước và quốc tế, các dịch vụ bảo lãnh các giao dịch ngoại hối …với doanh số giao dịch lớn. Do đó họ là mục tiêu thu hút của các ngân hàng. Các tập đồn, các tổng cơng ty ln có sức mạnh với các ngân hàng.

► Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế:

Mặc dù là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, các ngân hàng cung cấp các sản phẩm đặc biệt, song các sản phẩm của ngân hàng cũng luôn phải đối mặt với những kênh đầu tư khác: vàng, ngoại tệ, bất động sản và chứng khốn có thể kể đến như những sản phẩm thay thế thường xuyên. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây việc các tập đoàn đua nhau thành lập mới các cơng ty tài chính của ngành đã làm một phần vốn đáng kể chảy sang các định chế

đó, đồng thời các cơng ty tài chính cũng đáp ứng đầy đủ sản phẩm dịch vụ cho họ, vì thế lượng khách hàng của các ngân hàng cũng giảm đáng kể.

► Cạnh tranh trong nội bộ ngành:

Căn cứ vào tính chất sở hữu, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến nay đã có:

- 5 Ngân hàng thương mại nhà nước với tổng cộng hơn 4.000 chi nhánh. - 2 Ngân hàng Chính sách.

- 37 Ngân hàng thương mại cổ phần . - 5 Ngân hàng liên doanh.

- 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài

- 48 Chi nhánh ngân hàng nư ớc ngồi và nhiều văn phịng đại diện ngân hàng nước ngoài, gần 1.000 tổ chức tín dụng hợp tác.

Sự phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng tại Việt Nam lại kéo theo những thách thức không nhỏ là sự canh tranh khốc liệt trên thị trường và các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ mới.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi hành lang pháp lý được thơng thống, các rào cản về việc phân biệt đối xử giữa các ngân hàng với nhau cũng khơng cịn nữa, khi mà dịch vụ của các ngân hàng gần như tương đương nhau thì ngân hàng nào có cơng nghệ tiên tiến hơn, ngân hàng đó sẽ có được ưu thế trong các cuộc chạy đua giành lấy niềm tin khách hàng. Tại Việt Nam, các ngân hàng đã thể hiện rõ nhận thức đó. Khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận với các công nghệ mới cũng đã dần được bộc lộ.

Không chỉ cạnh tranh về công nghệ, các ngân hàng hiện nay còn cạnh tranh nhau trong lĩnh vực chiêu mộ, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng đẩy chi phí tiền lương cao lên khiến chi phí hoạt động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng với chi phí đó.

Tiếp theo là cạnh tranh về lãi suất. Lãi suất sẽ tăng để hút vốn từ dân cư và các tổ chức. Các ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất lên, đặc biệt là sự tham gia của các ngân hàng mới, thương hiệu chưa lớn.

Một điểm nữa là sự thâm nhập của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered bank....giúp cho thị trường tài chính Việt Nam có thêm những thành viên mạnh với lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý sẽ làm mức độ cạnh tranh trong các ngân hàng tại Việt Nam tăng lên rất nhiều. Theo cam kết WTO, các ngân hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược hoạt động ABBank giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w