Những kinh nghiệm cóthể được áp dụng ở ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra sở lao động thương binh và xã hội hà nội (Trang 42 - 122)

1.4 Địa vị pháp lýcủa Thanhtralao động theo quyđịnh của ILO và tham khảo

1.4.3 Những kinh nghiệm cóthể được áp dụng ở ViệtNam

Thanh tra Lao động các nước Pháp, Áo và Nga có tổ chức khác với Thanhtra Lao động Việt Nam và có điều kiện thuận lợi hơn, cụ thể: Thanh tra Lao động được tổ chức thống nhất từ cơ quan trung ương nằm trong Chính phủ chỉ đảm nhiệm chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động. Do điều kiện kinh tế, xã hội cao hơn nên ởnhững nước này, số lượng thanh tra viên lao động được bố trí nhiều hơn (ở Nga cóhơn 4000 thanh tra viên, ở Áo có 500 người) trong khi đó cùng thời kỳ, Việt Nam chỉ có 207 thanh tra viên khơng chỉ thực hiện công tác thanh tra lao động mà cảcơng tác thanh tra hành chính, chính sách người có cơng và xã hội.

Qua tham khảo mơ hình Thanh tra Lao động một số nước kể trên có thể rút ra nhận xét: thanh tra chuyên ngành thực sự cần thiết và tồn tại khơng chỉ vì mụcđích của quản lý mà cịn vì những vấn đề gắn liền với con người và đời sống của người dân trong xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Những đặc điểm của tổ chức Thanh tra Lao động các nước mà Việt Nam cóthể áp dụng được, đó là:

Thứ nhất, tổ chức Thanh tra Lao động theo hướng trực tuyến từ trung ương

đến địa phương dưới sự quản lý thống nhất của một cơ quan thanh tra lao động ởtrung ương. Ở cấp địa phương có thể tổ chức theo vùng hoặc theo địa giới hànhchính tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội tại một thời điểm nhất định (giống như mơ hình ở Áo). Mơ hình này có ưu điểm là tổ chức Thanh tra Lao động được thốngnhất, việc chỉ đạo và báo cáo cơng tác có hệ thống, khơng bị chồng chéo chức năng,nhiệm vụ hoạt động giữa cơ quan thanh tra địa phương,

vùng và trung ương. Kếtquả cuối cùng là những kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách pháp luật do cơ quanTrung ương làm đầu mối tổng kết và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về laođộng cao nhất để quyết định được nhanh chóng những vấn đề có liên quan.

Thứ hai, hoạt động thanh tra lao động theo Công ước số 81 của Tổ chức

Laođộng Quốc tế, thanh tra lao động được vào bất kỳ đâu, nơi nào không phụ thuộc vàongày hay đêm miễn là trình thẻ thanh tra viên. Hoạt động thanh tra khơng phải tổchức theo đồn hay một quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền (mơhình ở Nga). Cơ quan thanh tra lao động ở Trung ương chỉ làm chức năng quản lý,hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin, kỹ thuật, tổng hợp báo cáo và nghiên cứucác vấn đề chuyên sâu về thanh tra lao động để củng cố, duy trì và nâng cao kỹnăng, hoạt động cho cả hệ thống thanh tra. Việc thanh tra cụ thể tới các doanhnghiệp và xử phạt vi phạm trao quyền cho thanh tra địa phương (hoặc vùng) thựchiện (mơ hình ở Áo).

Thứ ba, tổ chức và hoạt động của thanh tra vùng (hoặc địa phương) khơngphụ thuộc vào cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp mà do thanh tra laođộng Trung ương quản lý thống nhất. Các vấn đề về tuyển dụng, đào tạo, các tiêuchuẩn của một thanh tra viên và việc cấp thẻ, miễn nhiệm, bổ nhiệm thanh tra viêndo cơ quan thanh tra lao động Trung ương thực hiện thống nhất trong cả nước.

Thứ tư, hiện tại, thanh tra lao động ở Việt Nam được tổ chức theo mơ hìnhchung tức là thực hiện tất cả các vấn đề liên quan đến Bộ luật lao động và tiền lương, trong tương lai nên chuyển dần sang mơ hình riêng, chỉ thực hiện những vấnđề liên quan đến an toàn, sức khỏe nơi làm việc, lao động trẻ em, hoặc lao động di cư hoặc tổ chức theo những lĩnh vực nhất định ví dụ thanh tra lao động ngành xâydựng, ngành than, ngành khai thác mỏ… (giống mơ ở hình Pháp).

1.5 Nhận xét chung về mơ hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội

Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là một bộ phận không thể thiếutrong hệ thống thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra ngành, lĩnh vực nói riêng; có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế, trật tự kỷ cương nhà nước, và làmột nội dung, một chức năng thiết yếu trong quá trình quản lý nhà nước.

Thanh tra Lao động - Thương binh Xã hội được tổ chức theo nguyên tắc "song trùng trực thuộc", vừa phụ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp về lãnh đạo, chỉ đạo vừa phụ thuộc cơ quan thanh tra cấp trên về tổ chức, nghiệp vụ, cơng tác. Ở trung ương có Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề; ở địa phương có Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại 64 thành phố, thành phố trực thuộc Trung Ương.

Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành được quy định trong Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động, thương binh và xã hội.

Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội hoạt động trong mối liên hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước khác và trong bối cảnh Thanh tra Lao động quốc tế có nhiều hoạt động mang tính xun quốc gia về an tồn, sức khoẻ người lao động. Qua q trình hội nhập và được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, việc đổimới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chiếm một vị thế quan trọngtrong tổ chức Thanh tra Lao động quốc tế, tiến tới tổ chức và hoạt động theo hướng trực tuyến và chuyên sâu.

Tiểu kết chương 1

Sau khi nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản, luận văn đã đưa ra cácdấu hiệu để phân biệt thanh tra với kiểm tra và một số phương thức kiểm soát đốivới hoạt động quản lý Nhà nước. Luận văn đi sâu xem xét các vấn đề lý luận về vịtrí, vai trị của cơng tác thanh tra nói chung và vị trí, vai trị của Thanh tra Lao động

- Thương binh và Xã hội nói riêng trong hoạt động quản lý nhà nước và nguyên tắchoạt động. Luận văn khẳng định: Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạtđộng trọng tâm và chủ yếu nhất của quản lý nhà nước, trong đó thanh tra là mộtkhâu khơng thể thiếu trong chu trình quản lý hành chính nhà nước. Từ chủ nghĩaMác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh, từ các văn kiện của Đảng đến pháp luậtcủa Nhà nước đều khẳng định vị trí, vai trị của thanh tra trong hoạt động quản lýnhà nước. Hoạt động thanh tra khơng những có mục đích phịng ngừa, phát hiện vàxử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn phát hiện những sơ hở trong cơ chếquản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cácbiện pháp khắc phục, đồng thời phát huy nhân tố tích cực, bảo vệ lợi ích của nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đơ của nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương và là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước từ khi thành phố Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2505 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hịa mật độ dưới 1.000 người/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,75% và người Tày chiếm 0,23%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tồn thành phố có 9 tơn giáo khác nhau đạt 278.450 người, nhiều nhất là Cơng giáo có 192.958 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 80.679 người, đạo Tin lành có 4.226 người. Cịn lại các tơn giáo khác như đạo Cao Đài có 410 người, Hồi giáo có 125 người, Baha'i giáo có 25 người, Phật giáo Hịa Hảo có 13 người, 8 người theo Minh Lý đạo, 4 người theo Minh Sư đạo và 2 người theo Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.

Mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Thủ đơ Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34’ đến 21°18’ vĩ độ Bắc và từ 105°17’ đến 106°02’ kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 thành phố là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sơng Hồng. Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 thành phố, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đơ có diện tích trên 3000 km².

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cịn được xếp vào đơn vị hành chính cấp thành phố loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. 55% dân số sống ở đô thị và 45% dân số sống ở nông thôn.

Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD), tăng 2,34% so với năm 2019. Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cầu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 1 1,35%).

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 280,5 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự tốn HĐND Thành phố giao, tăng 3,9% so với

thực hiện năm 2019, trong đó: Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước thực hiện 18,9 nghìn tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán và bằng 99,8% so với thực hiện năm 2019; thu từ dầu thơ 2,1 nghìn tỷ đồng, đạt 99,5% và bằng 63,2%; thu nội địa (không kể đầu thơ) 259,5 nghìn tỷ, đạt 100,5% và tăng 4,7%.

Hà Nội thường xuyên nằm ở top đầu các thành phố ơ nhiễm, thậm chí nhiều ngày trong năm là thành phố ơ nhiễm khơng khí nhất thế giới, với chỉ số bụi mịn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người. Theo Báo cáo chất lượng khơng khí tồn cầu 2018 thì Hà Nội có hàm lượng bụi mịn cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO (40,8 mg/m3, mức khuyến cáo: 10 mg/m3). Theo báo cáo của Bộ Tài ngun và Mơi trường Việt Nam thì Hà Nội là thành phố ơ nhiễm khơng khí nhất với số ngày chất lượng khơng khí lên mức kém, xấu, nguy hại chiếm tỷ lệ cao. Ngồi ra, các con sơng chảy qua Hà Nội (Sông Nhuệ, Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu, Sông Lừ, Sông Sét) và các hồ cũng bị ô nhiễm rất nặng do 78% nước thải của Hà Nội xả thẳng trực tiếp ra sông, hồ mà không qua xử lý (Mỗi con sông của Hà Nội tiếp nhận hàng vạn mét khối (m3) nước thải đổ vào mỗi ngày).

Trong mức dân số trung bình của Hà Nội năm 2017, khu vực thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7%; khu vực nơng thơn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2016. Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2, phân bố dân cư khơng đều, tốc độ đơ thị hóa phát triển tương đối nhanh. Mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao, mật độ dân số trung bình 12 quận là 11.220 người/km2, cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2 và thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2, cao gấp 4,9 lần so với mật độ dân số trung bình của tồn Thành phố. Tuy nhiên, cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội lại tương đối cân bằng với số nữ nhiều hơn số nam khơng đáng kể, trung bình cứ 100 nữ thì có 97 nam.

Biến động dân số đối với khu vực nông thôn chủ yếu là do việc di dân đi làm ăn kiếm sống tại đô thị hoặc học tập. Xu hướng dịch cư từ các thành phố

quanh Hà Nội, lượng dịch cư đa số chọn các vùng ven đô để sinh sống, đi làm tại vùng nội đô.

Về lực lượng lao động năm 2017, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 67,8%, trong đó khu vực thành thị là 62,3% và khu vực nơng thơn là 75,3%

Ước tính số người có việc làm trong năm 2017 đạt trên 3,7 triệu người chiếm 97,4% so với tổng số lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên. Trong đó, khu vực khu vực thành thị chiếm 53,1%; khu vực nơng thơn chiếm 46,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức 3,1%.

Thực hiện chuẩn nghèo mới tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, đầu năm 2016, thành phố có 65.377 hộ nghèo, chiếm 3,64% tổng số hộ dân. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội thấp (xếp thứ 4, sau ba thành phố, thành phố khơng cịn hộ nghèo là: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai), tuy nhiên số hộ nghèo của Hà Nội cao thứ 36 trong số 63 thành phố, thành phố (cao hơn các thành phố vùng đồng bằng sơng Hồng như: Hải Phịng, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh....).

Hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm hơn 90% tổng số hộ nghèo của thành phố. Đặc biệt, Hà Nội có 14 xã miền núi, vùng thiểu số, trong đó có hai xã thuộc diện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã An Phú của huyện Mỹ Đức và xã Ba Vì của huyện Ba Vì).

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,2%, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Trong đó, Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế chính sách đặc thù để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân Thủ đô, nổi bật là áp dụng chuẩn nghèo của thành phố cao hơn 1,6 lần chuẩn nghèo T.Ư, do đó có thêm nhiều đối tượng có hồn cảnh khó khăn được hưởng các chính sách hỗ trợ; áp dụng mức chuẩn

trợ cấp xã hội cao hơn 1,3 lần mức chuẩn T.Ư, với kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng/năm.

Đồng thời, thực hiện chính sách trợ cấp hằng tháng cho người già yếu khơng có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh hiểm nghèo khơng có khả năng lao động, thanh niên xung phong khơng có khả năng lao động, sống cơ đơn, với mức trợ cấp 350 nghìn đồng/người/tháng; hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội.

Bên cạnh đó, hằng năm, thành phố trích ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo, hộ có người khuyết tật vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng thu nhập; hộ nghèo vay xây dựng, sửa chữa nhà ở; học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn vay để trang trải chi phí học tập…

Các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch. Đáng chú ý là chính sách hỗ trợ 100% hộ nghèo tiếp cận truyền hình số mặt đất được thực hiện trong năm 2016.

Năm 2017, thành phố tập trung hỗ trợ 100% gia đình người có cơng với cách mạng thốt nghèo; cơ bản hồn thành cơng tác hỗ trợ nhà ở cho người có cơng; thành phố khơng cịn xã, thơn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Năm 2018, hồn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở hư hỏng cho hộ nghèo. Từ 2016 đến nay, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đã tuyển sinh đào tạo cho 800.296 lượt người, trong đó đào tạo nghề ngắn hạn cho 74.727 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động nơng thơn có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 88,45%.

Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra sở lao động thương binh và xã hội hà nội (Trang 42 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)