5. Cấu trúc của luận văn
1.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước các đơn vị sự nghiệp
1.2.1. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyênNSNN trong các đơn vị
đào tạo bồi dưỡng
1.2.1. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng
Đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng là những đơn vị được cơ quan có thẩm quyền thành lập thực hiện cung cấp dịch vụ trong những lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng cho xã hội.
Quản lý chi thường xuyên NSNN trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng là việc tổ chức, thực hiện huy động nguồn lực tài chính, phân phối và sử dụng nguồn lực đó phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Như vậy, để có thể đề ra được các phương pháp, cơng cụ quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo bổi dưỡng phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản như sau:
Một là, Bảo đảm tính thống nhất, tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của hệ thống quản lý KT-XH của nhà nước ta. Trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng phải coi trọng nguyên tắc này vừa phát huy sức mạnh của cả hệ thống, bảo đảm tính thống nhất của nền tài chính quốc gia, vừa đảm bảo tính năng động sáng tạo các cấp quản lý trong xử lý các vấn đề về tài chính và NSNN.
Bảo đảm tính thống nhất của nền tài chính quốc gia là điều kiện quan trọng để đưa mọi hoạt động bồi dưỡng, hoạt động thu – chi tài chính vào nề nếp, theo đúng quỹ đạo quản lý tài chính của Nhà nước, tạo mối liên hệ gắn kết hữu cơ giữa các khâu của cơng tác quản lý tài chính, làm cho hoạt động thu – chi tài chính phù hợp, phục vụ và thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng được thực hiện một cách hợp lý và hiệu quả.
Thực hiện u cầu đó, địi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý thống nhất của Nhà nước thơng qua việc ban hành các chính sách, chế độ chi tiêu, định mức thu – chi tài chính. Đồng thời, cần phải nâng cao vai trị điều hành của các cơ quan chấp pháp và cơ quan chuyên môn trong q trình lập, chấp hành dự tốn ngân sách và quản lý chi các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng. Mặt khác, thực hiện nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ địi hỏi phải có sự phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho cấp dưới. Các cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ chi tiêu, định mức thu – chi tài chính Nhà nước ban hành. Cơ quan quản lý các cấp không được tự ý ban hành các chính sách, chế độ tài chính riêng trái với quy định của Nhà nước, phải thực hiện nhiệm vụ thu–
chi quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, chính sách, chế độ tài chính do Nhà nước quy định thống nhất. Cơ quan quản lý tài chính cấp dưới được giao nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp, bảo đảm cho các quyết định quản lý được đưa ra trên cơ sở những thơng tin đầy đủ, có căn cứ và phát huy được vai trị chủ động sáng tạo, ý thức trách nhiệm của chủ thể quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng trong việc xây dựng kế hoạch thu – chi tài chính hàng năm và trong q trình thực hiện kế hoạch đó.
Hai là, Bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là những vấn đề mang tính quy luật của mỗi chế độ KT-XH, nó vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của mọi hệ thống quản lý. Yêu cầu của nguyên tắc này được vận dụng vào công tác quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng được coi như hiệu quả nếu nó được xây dựng để giúp cho việc hồn thành các mục tiêu của cơng tác quản lý với mức chi phí thấp nhất.
Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả địi hỏi phải có sự phân cấp quản lý tài chính giữa các cấp quản lý, phải có sự tương đồng giữa quyền hạn và trách nhiệm. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi, nội dung cơ chế quản lý tài chính đã có nhiều thay đổi địi hỏi cơng tác quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải có những thay đổi phù hợp với những yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường, nhất là việc thiết kế bộ máy quản lý tài chính cần phải tinh gọn, đồng thời xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn được giao, tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, cũng như mối liên hệ với các bộ phận công tác khác.
Để đạt được hiệu quả trong cơng tác quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cần phải thấy rõ phạm vi, giới hạn về tầm quản lý. Theo đó, mỗi cương vị quản lý đều có một số phạm vi, giới hạn nhất định đòi hỏi các đầu mối quản lý cần phải tinh gọn, giảm bớt các khâu trung gian… tạo cho công tác quản lý tài chính đạt được hiệu quả cao nhất.
Ba là, Bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giải trình và cơng khai, minh bạch
• Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Tự chủ được hiểu là hành động tự mình chủ động giải quyết vấn đề. Tự chủ, hiện nay luôn là một nhu cầu cần thiết của các đơn vị trong việc quản lý, điều hành hoạt động của mình. Bởi trong nền kinh tế thị trường, nếu các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cán bộ khơng có quyền tự chủ sẽ khơng thể giải quyết các vấn đề khi thực hiện nhiệm vụ. Mọi hoạt động nếu chỉ hành động một cách thụ động, máy móc theo chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền sẽ làm triệt tiêu sự năng động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý.
Tự chịu trách nhiệm là chủ động chấp nhận kết quả về hành động mà mình đã thực hiện so với dự kiến đã định và khơng đổ lỗi do hồn cảnh, điều kiện hoặc hành vi của người khác. Tự chịu trách nhiệm luôn đi kèm là những cam kết ban đầu dự kiến đạt được và có trách nhiệm đạt được kết quả đó.
Tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng là việc các đơn vị sự nghiệp phải chấp nhận kết quả hoạt động tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của đơn vị theo những mục tiêu đã cam kết.
Tự chủ luôn đi liền với tự chịu trách nhiệm. Mọi cá nhân đều cần tự chịu trách nhiệm với những quyết định tương ứng với nghĩa vụ và bổn phận của mình. Tự chịu trách nhiệm trước những cam kết về học thuật, quản trị cũng như về tài chính. Chính vì thế, tự chủ thường cùng chiều với nâng cao chất lượng khi những quyết định đưa ra đều cần phải được cân nhắc trước lợi ích và những hậu quả nhận được.
• Về trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm giải trình là một trong các nghĩa vụ đi kèm với tự chịu trách nhiệm khi giải quyết một vấn đề nào đó. Trách nhiệm giải trình được hiểu là sự
sẵn sàng cung cấp, giải thích, biện minh cho kết quả hành động của mình với các bên liên quan.
Trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng là sự thừa nhận, chấp nhận trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin, thuyết minh rõ các căn cứ, cơ sở khi đưa ra các quyết định, hành động trong khai thác, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính.
Trước những đòi hỏi cần nâng cao tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp yêu cầu về trách nhiệm giải trình của các đơn vị là cần thiết và quan trọng, đặc biệt là trong cơng tác quản lý tài chính.
Trách nhiệm giải trình về tài chính được xem là nghĩa vụ của các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng với các bên có liên quan đến tài chính và hoạt động bồi dưỡng. Bao gồm trách nhiệm giải trình của cá nhân đối với cấp quản lý trực tiếp, trách nhiệm giải trình trong nội bộ đơn vị, trách nhiệm giải trình của đơn vị với bên ngồi, trách nhiệm giải trình của đơn vị với hệ thống quản lý.
Các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cần phải giải trình được các vấn đề về các nguồn thu, chi và nội dung chi tiêu, kết quả đạt được trong phát triển và nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho cán bộ CCVC không chỉ trước các cơ quản quản lý cấp trên mà cịn với cơng chúng. Bởi nguồn thu chủ yếu vẫn là từ NSNN.
• Về cơng khai, minh bạch
Công khai, minh bạch là việc cơng bố đầy đủ, chính xác kịp thời các thơng tin liên quan đến hành động của mình. Cơng khai minh bạch trong quản lý tài chính của đơn vị là trạng thái mọi thông tin có liên quan đến hoạt động tài chính: hoạt động tạo lập, phân phối, sử dụng nguồn tài chính. Minh bạch trong quản lý tài chính của các đơn vị giúp cho cơ quan quản lý tài chính hiểu rõ hoạt động của cơ sở bồi dưỡng, có thể phân tích và đưa ra quyết định cuối cùng trong việc phân bổ NSNN. Công khai minh bạch sẽ tạo áp lực về hoạt động quản lý tài chính các cơ sở đào tạo bồi dưỡng để tạo ra kết quả tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ. Đây là một yêu cầu rất cơ bản cho