5. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế
Một là, về chế độ, chính sách liên quan đến cơng tác quản lý tài chính
cịn một số bất cập. Thời gian lập dự toán hàng năm theo Luật NSNN là từ tháng 5 của năm báo cáo, trong khi đó, chương trình nhiệm vụ cơng tác của năm tiếp theo chưa được xây dựng chặt chẽ, dẫn đến tình trạng dự tốn khơng sát với kế hoạch công tác. Đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng, trong khi tháng 5 đã dự kiến kinh phí của năm tiếp theo nhưng đến tháng 10 cùng năm, Tổng cục Thuế mới ban hành công văn hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và đầu năm tiếp theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng mới được Tổng cục chính thức phê duyệt. Vì vậy, rất khó có thể xây dựng được dự tốn đào tạo bồi dưỡng chính xác, sát với thực tế khi việc lập dự toán được thực hiện trước khi kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được ban hành. Biểu mẫu xây dựng dự tốn chưa hồn tồn hợp lý, đặc biệt là biểu mẫu dành cho kinh phí đào tạo bồi dưỡng còn rất đơn giản, sơ sài, chưa phản ảnh được hết căn cứ, thuyết minh lập dự tốn.
Hai là, cơng tác lập kế hoạch, chương trình cơng tác của các Phòng,
Khoa còn chưa sát thực tế. Phòng Đào tạo chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, dự báo khơng chính xác số lượng học viên tham gia các khóa học. Trong nhiều trường hợp, các Cục Thuế ưu tiên nhiệm vụ chính trị là tập trung thu NSNN để hồn thành dự tốn thu được giao, không cử công chức tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng, dẫn đến giảm số lượng học viên, giảm số lớp tổ chức. Thậm chí với chương trình bồi dưỡng ngạch cơng chức chun ngành Thuế, do nhiều học viên đã học chương trình bồi dưỡng
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên nên được miễn một số phần học có nội dung tương tự, dẫn đến chương trình học được rút ngắn, ảnh hưởng đến nội dung chi đào tạo bồi dưỡng cũng như kế hoạch tổ chức lớp. Các Khoa xây dựng kế hoạch biên soạn, cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng chưa sát về mặt thời gian hoàn thành, kết cấu và quy mô, ảnh hưởng đến công tác dự tốn kinh phí biên soạn, cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng. Có những chương trình, tài liệu kéo dài đến 2-3 năm chưa hồn thiện để thanh toán. Tất cả lý do trên dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến cơng tác quản lý tài chính.
Ba là, công tác tổ chức, bộ máy quản lý tài chính và đội ngũ làm cơng tác
kế tốn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xây dựng, củng cố, tăng cường xứng tầm với nhiệm vụ được giao. Đội ngũ công chức, viên chức làm cơng tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Trường Nghiệp vụ Thuế khơng có phịng, ban riêng làm cơng tác tài chính, kế tốn mà chỉ là một bộ phận trong Phịng Tổ chức – Hành chính với nhân sự hết sức hạn chế là một kế toán trưởng, hai cơng chức làm kế tốn và một thủ quỹ kiêm nhiệm. Đặc biệt, sau khi Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế được thành lập, công tác quản lý tài chính của bộ phận kế tốn tại Trường Nghiệp vụ Thuế càng trở nên nặng nề, vừa trực tiếp thực hiện lập, chấp hành, quyết tốn kinh phí tại trụ sở Trường, vừa hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời thực hiện thẩm định, phân bổ, tổng hợp dự tốn và quyết tốn kinh phícủa Phân hiệu tại Thừa Thiên – Huế.
Bốn là, việc kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với công tác chi tiêu
của đơn vị chưa được thực hiện kịp thời, cơng tác thẩm định, xét duyệt quyết tốn chưa được thực hiện chặt chẽ và kỹ càng do hạn chế về mặt thời gian nên chưa kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm của đơn vị dự tốn.
Năm là, công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cơng tác quản lý hành
chính cịn nhiều hạn chế. Hiện nay các đơn vị dự toán đang sử dụng phần mềm kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp IMASTC của Bộ Tài chính, tuy nhiên, phần mềm này khơng tích hợp được các khâu lập dự tốn, thẩm định, phân bổ, chấp hành và quyết tốn kinh phí. Việc tổng hợp thơng tin để phục vụ báo cáo
thường xuyên hay đột xuất được làm thủ cơng trên excel, ảnh hưởng đến chính xác và cập nhật của số liệu.
Trên đây là một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân gây ra các mặt còn tồn tại cần phải tìm phương hướng giải quyết, khắc phục trong cơng tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường Nghiệp vụ Thuế. Sau khi mơ tả tình hình thực tế, tổng hợp và phân tích các số liệu với phương pháp thống kê, so sánh, tác giả đã tìm ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Về cơ bản, cơng tác quản lý tài chính của Trường Nghiệp vụ Thuế được thực hiện đúng quy định, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tổng cục giao là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành thuế. Kinh phí NSNN được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo nguồn chi khen thưởng, phúc lợi, nâng cao đời sống cho người lao động và tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Trường Nghiệp vụ Thuế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Tác giả cũng đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế đó để làm cơ sở đưa ra các giải pháp khắc phục, hoàn thiện ở chương tiếp theo.
Chương 3:
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG
NGHIỆP VỤ THUẾ
3.1. Quan điểm và định hướng của Nhà nước về quản lý chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng.