5. Cấu trúc của luận văn
3.1. Quan điểm và định hướng của Nhànước về quản lý chi thường
3.1.1. Quan điểm và định hướng của Nhà nước về hoạt động đào tạo bồi dưỡng dưỡng
Cán bộ cơng chức có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước. Yếu tố con người luôn là yếu tố đầu tiên và mang tính chất quyết định sự thành cơng hay thất bại trong việc triển khai đường lối, chính sách của cơ quan, đơn vị.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, sẵn sàng phục vụ nhân dân, bên cạnh các khía cạnh khác về cơng tác tổ chức cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp bố trí, bổ nhiệm... thì cần phải có các hình thức đào tạo bồi dưỡng hiệu quả. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nghiệm vụ quan trọng được xác định trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, hướng tới mục tiêu đào tạo là thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, cơng chức, viên chức; trong đó tập trung cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản, trang bị những kỹ năng, cách thực tổ chức thực thi công việc được giao, giáo dục thái độ, tác phong thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ công chức.
Trong những năm qua, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức luôn được chú trọng, Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn
bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức. Các văn bản chủ yếu phải kể đến như: Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015... Nhờ vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơng chức nhìn chung đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Phần lớn đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị, địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ công chức ngày càng được nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trên thực tế vẫn cịn một số cán bộ cơng chức chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa được coi trọng đúng mức. Cán bộ công chức chủ yếu vừa học, vừa làm nên q trình học tập cịn bị chi phối bởi cơng việc chun mơn của cơ quan, cịn xảy ra tâm lý ngại đi học. Công tác đào tạo bồi dưỡng mặc dù có nhiều cố gắng đổi mới nhưng vẫn cịn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Việc đào tạo bồi dưỡng nhìn chung vẫn cịn nặng về lý thuyết, tính ứng dụng cịn hạn chế, chưa chú trọng vào đặc thù riêng biệt của từng vị trí việc làm của cán bộ công chức. Nội dung và thời lượng khung cho các chương trình đào tạo bồi dưỡng liên tục thay đổi và cải cách nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu của từng ngành và chưa đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ tập trung đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng quản lý, điều hành, xử lý công việc, giao tiếp ứng xử...
Trong giai đoạn tới, Nhà nước tiếp tục coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thể hiện tại và Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025. Mục tiêu chung của hoạt động đào tạo bồi dưỡng là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu của công tác đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới là:
- Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới;
- Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài;
- Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị sử dụng và bản thân cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực;
- Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay về đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
3.1.2. Quan điểm và định hướng của Tổng cục Thuế về hoạt động đào tạo bồi dưỡng bồi dưỡng
Với đặc thù đội ngũ cán bộ cơng chức tồn ngành có số lượng đơng, làm việc trên tồn quốc và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với người nộp thuế, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Thuế là một trong những giải pháp để phát triển, nâng cao trình độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Theo chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống Thuế giai đoạn 2021- 2030, ngành Thuế tập trung đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơng chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế, cụ thể:
- Đối với những cán bộ công chức mặc dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng nhưng năng lực còn yếu cần cho đi đào tạo, bồi dưỡng thêm để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong suốt q trình cơng tác của cơng chức từ khi là công chức mới vào ngành, đào tạo cơ bản, đến bồi dưỡng nâng cao, chuyên sâu... để đảm bảo các chỉ tiêu đặt ra trong mục tiêu cụ thể;
- Xây dựng mơ hình chuẩn về đào tạo cán bộ thuế, trong đó quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ, công chức: đào tạo kiến thức cơ bản về thuế cho cán bộ công chức mới vào ngành, bồi dưỡng cơ bản và chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ thuế nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm xử lý các vấn đề về thuế trong thực tiễn;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung, kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ theo ngạch công chức chuyên ngành thuế, kỹ năng lãnh đạo quản lý cũng như kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hố cơng sở và đạo đức cơng chức cho cán bộ công chức thuế;
- Đa dạng hố các hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo trong công việc, đào tạo từ xa... để tăng cường hiệu quả công tác đào tạo;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến, mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên sâu các chức năng quản lý thuế cho các chuyên gia, giảng viên kiêm chức và cán bộ trẻ có năng lực;
- Xây dựng Trường Nghiệp vụ Thuế hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng cơng chức tồn ngành Thuế. Đồng thời tăng cường bổ sung những
cán bộ có trình độ chun mơn giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn về Trường làm công tác giảng dạy và điều động cán bộ giảng dạy của Trường đến Cục Thuế để làm việc, học tập, tích luỹ kinh nghiệm thực tế, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
3.1.3. Quan điểm, chủ trương của Nhà nước về quản lý chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng NSNN tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng
Thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập như: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 06/04/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 06/04/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Đặc biệt, xuất phát từ tầm quan trọng của việc đổi mới khu vực sự nghiệp công, với quan điểm đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là Nghị định khung quy định các vấn đề chung về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cũng là đối tượng triển khai thực hiện.
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, đơn vị càng tự chủ cao về tài chính thì càng được tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính. Nghị định cũng quy định lộ trình xố bỏ bao cấp qua giá, từng bước tính đủ chi phí vào giá dịch vụ đơn vị sự nghiệp công cung cấp, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng, chính sách sử dụng dịch vụ sự nghiệp cơng, đổi mới phương thức chi từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công theo hướng tăng cường thực hiện phương thức đấu thầu,
đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật. Như vậy, đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cần đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tăng cường thực hiện hoạt động dịch vụ, tạo nguồn thu, giảm phụ thuộc vào NSNN, thực hiện cơ chế cơ quan chủ quản đặt hàng đào tạo bồi dưỡng cho công chức viên chức.
3.2. Mục tiêu, u cầu hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế cho đến năm 2025.
Hồn thiện cơng tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế trong thời gian tới phải đảm bảo mục tiêu tuân thủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính về đổi mới đơn vị sự nghiệp cơng lập theo, trên cơ sở hài hoà với điều kiện đặc thù của ngành Thuế để hoàn thành nhiệm vụ cơng tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực cho công chức, viên chức ngành Thuế.
Với mục tiêu chung như trên, các yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường Nghiệp vụ Thuế là:
Thứ nhất, xây dựng, hồn thiện các quy trình, quy chế liên quan đến công
tác quản lý chi thường xuyên theo đúng quy định và phù hợp; Quản lý chi thường xuyên NSNN trước hết phải nhằm thiết lập và duy trì được kỷ luật tài khóa chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho chi thường xuyên. Trên cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi thường xuyên phải kiểm soát được tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép.
Thứ hai, Xây dựng và nâng cao tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trao quyền tự chủ đầy đủ hợp lý cho các đơn vị. Đồng thời, tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lượng cơng việc, sử dụng kinh phí có hiệu quả cao, hạn chế những đòi hỏi về tăng biên chế và quản lý hành chính.
Thứ ba, Quản lý chi thường xuyên NSNN phải hướng tới việc phân bổ
các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên trong mục tiêu đào tạo bồi dưỡng, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm.
Cải cách tiền lương vẫn là một trong những lĩnh vực ưu tiên cho giai đoạn tới vì đây là gốc rễ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Lĩnh vực không kém phần quan trọng là việc nâng cao chất lượng và tính cơng bằng sự phát triển bền vững trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Thứ tư, cơng tác lập dự tốn phải sát với tình hình thực tế, đảm bảo kinh
phí đầy đủ, kịp thời để phục vụ nhiệm vụ được giao; Công tác quản lý sử dụng kinh phí phải đảm bảo đúng quy định, có hiệu quả, thực thành tiết kiệm chống lãng phí.
Thứ năm, Quản lý chi thường xuyên NSNN cũng phải tập trung cải thiện
cơ bản hiệu quả sử dụng ngân sách Đó là phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phịng, chống tham nhũng và thực hiện cơng khai tài chính, NSNN
Tiết kiệm, hiệu quả là yêu cầu sống còn trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và đặc biệt trong quản lý chi thường xun NS. Vì chi thường xun NS có quy mơ rộng và phức tạp, lợi ích của khoản chi này mang lại thường gắn liền với lợi ích cụ thể cục bộ, nên sử dụng nguồn lực ngân sách phần nào bị hạn chế, dẫn đến thất thốt, lãng phí.
Để tránh được tình trạng chi tràn lan, “tiền chùa”, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao, chi tiết từng khoản thường xuyên NS và nâng cao nhận thức việc thực hiện tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi ngân sách đó.
Thứ sáu: Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ làm cơng tác
kế tốn
Đội ngũ cán bộ kế tốn chính là những người trực tiếp làm cơng tác quản lý tài chính tại đơn vị. Năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức, viên chức làm cơng tác kế tốn quyết định chất lượng, hiệu quả của cơng tác quản lý tài chính tại đơn vị. Vì vậy, việc tuyển dụng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ làm cơng tác kế tốn là rất quan trọng và cần được quan tâm thực hiện tại các đơn vị hạch tốn nói chung và Trường Nghiệp vụ Thuế nói riêng. Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế tốn, cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài với từng bước thực hiện từ