Phương hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật vềquản lý khu di tích lịch sử

3.1.1. Phương hướng chung

Thứ nhất, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử

- văn hóa. Cần chú trọng xây dựng nội dung tuyên truyền pháp luật về di tích với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa với phương châm “đưa di tích về cộng đồng”. Có nghĩa là, cư dân địa phương tham gia vào việc thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa, đồng thời quan tâm đến lợi ích cộng đồng; coi trọng giải quyết các mối quan hệ giữa trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng cư dân trong tồn bộ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, tun truyền nhằm xây dựng, vun đắp giá trị bền vững chính là “tính thiêng” của mỗi di tích, để vừa tạo ra sự riêng biệt của di tích, vừa thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo

tồn và phát huy giá trị di tích. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực hiện đang đảm nhiệm cơng việc này tại các cấp, nhằm nâng cao trình độ về chun mơn, cập nhật tiếp thu kiến thức mới áp dụng vào việc thực hiện pháp luật vềquản lý di tích lịch sử - văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật về di sản cho

cán bộ cơ sở, các ban quản lý di tích cũng như những người trực tiếp tham gia trơng coi, bảo vệ di tích.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Hoàn thiện hệ

thống văn bản pháp quy, rà sốt các cơ chế, chính sách đã ban hành, để từ đó bổ sung hồn thiện hoặc ban hành mới các văn bản pháp quy về quản lý di tích và các cơ chế về bảo tồn và phát huy giá trị di tích phù hợp với tình tình thực tế. Thực hiện phân cấp quản lý di tích để nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền. Củng cố, hồn thiện bộ máy quản lý di tích, xây dựng mơ hình khung cho các ban quản lý. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để tăng hiệu quả quản lý.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện pháp luật

về quản lý di tích lịch sử - văn hóa. Xây dựng khung hướng dẫn thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa. Tăng cường cơng tác kiểm tra thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa, hình thành các tổ chức tư vấn đánh giá trong quá trình thực hiện pháp luật về quản lý. Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong q trình thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)