Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố buôn ma thuật, tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 37)

Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng cơng chức có vai trị đặc biệt quan trọng trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức. Vai trò này thể hiện ở những quan điểm về chính sách, chế độ đãi ngộ, tính phối hợp trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng cơng chức của đơn vị, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lực mà đơn vị dành cho đào tạo cơng chức của mình. Đơn vị quan tâm đến công tác bồi dưỡng công chức, sẽ có những chế độ, chính sách bồi dưỡng cơng chức phù hợp. Các chính sách ưu tiên, động viên, khuyến khích giúp thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng, qua đó thúc đẩy cơng chức tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác và ngược lại.

Chúng ta đều biết con người với tư cách là một sinh vật cao cấp có ý thức, mọi hoạt động đều có mục đích và bao giờ cũng có một động lực tương ứng nhằm thúc đẩy hoạt động để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Vì vậy, thường xuyên chăm lo tới lợi ích vật chất (hỗ trợ tiền ăn ở, tiền đi lại, tiền học phí...) và lợi ích tinh thần (biểu dương, khen thưởng khi đạt được kết quả cao trong quá trình học tập...), có chính sách đãi ngộ phù hợp là các cơng cụ rất hữu ích trong việc thúc đẩy hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng công chức. Đối với những cơ quan hạn chế về tài chính, khơng đủ các quỹ cho việc khuyến khích bằng vật chất thì hình thức khen thưởng, cơng nhận bằng tinh thần cũng phát huy giá trị rất lớn. Sử dụng đồng bộ các biện pháp khuyến khích chính là tạo động lực để cơng chức tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực cơng tác. Đó là một trong những nhân tố góp phần nâng cao chất lượng của các hoạt động bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của đơn vị quản lý, sử dụng công chức với đơn vị bồi dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bồi dưỡng cơng chức. Nó ảnh hưởng đến đối tượng bồi dưỡng mà đơn vị cử đi có phù hợp với chương trình bồi dưỡng hay khơng, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng. Sự phối hợp này còn thể hiện ở chỗ đơn vị quản lý, sử dụng công chức tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công chức được tham gia bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố buôn ma thuật, tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)