Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật về di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật về di sản văn hóa

1.3.1. Yếu tố chính trị

Đây là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về DSVH. Yếu tố này thể hiện dưới hình thức thực tiễn chính trị, các quan điểm, nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về DSVH. Nhận thức đúng đắn của hệ thống chính trị đối với DSVH sẽ là cơ cở quan trọng để chính quyền các cấp thống nhất trong nhận thức và hành động, tạo nên sự

đồng thuận để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân, huy động được cả hệ thống chính trị để thực thi có hiệu quả pháp luật về DSVH trong đời sống cộng đồng.

1.3.2. Mức độ hoàn thiện của pháp luật

Mức độ hồn thiện của pháp luật nói chung là yếu tố đảm bảo cho pháp luật đó đi vào cuộc sống xã hội. Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực DSVH có thể biến chuyển hàng ngày trong thực tiễn, do đó địi hỏi phải xây dựng được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH chặt chẽ, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khơng trùng lặp, mâu thuẫn và có tính dự báo. Có thể thấy nếu pháp luật về DSVH được ban hành đúng trình tự, thủ tục, nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội về DSVH đầy đủ và phù hợp với thực tiễn thì việc thực thi pháp luật về DSVH sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Ngược lại, nếu pháp luật về DSVH không phù hợp với các quan hệ xã hội thì việc triển khai thực hiện sẽ khó khăn và kém hiệu quả.

1.3.3. Năng lực tổ chức và nguồn nhân lực thực thi pháp luật

Điều này thể hiện năng lực quản lý của cơ quan nhà nước về DSVH bao gồm bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với những yêu cầu về kiến thức, năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, phẩm chất đạo đức... Mặt khác còn là năng lực của các tổ chức, đơn vị, cá nhân thực thi pháp luật về DSVH dựa trên một nền tảng nhận thức, tinh thần thượng tôn pháp luật, hiểu biết xã hội để thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DSVH.

1.3.4. Các yếu tố khác

Các yếu tố về điều kiện vật chất: Các yếu tố này là điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ... đây là những điều kiện hiện thực làm cho hoạt động QLNN ngày càng minh bạch, hiệu quả, đảm bảo cho tổ chức, cá nhân thực thi pháp luật một cách tích cực, hiệu quả.

Yếu tố văn hóa, xã hội, ý thức pháp luật: Văn hóa là tất cả các sản phẩm hoạt động của con người bao gồm vật chất và tinh thần, các giá trị được tạo dựng trong quá trình hoạt động gồm các khuôn mẫu và quy phạm hành vi đã được thừa nhận, được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó văn hóa pháp lý là trật tự tư tưởng, được Nhà nước, xã hội định hướng đến sự hình thành và phát triển ý thức chính trị và ý thức pháp luật của mọi người. Yếu tố văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý có ảnh hưởng lớn đối với cơ chế điều chỉnh pháp luật của thực thi pháp luật về DSVH.

Tiểu kết chƣơng 1

Thực thi pháp luật về DSVH có vị trí, vai trị, ý nghĩa quan trọng, là khâu quan trọng để đưa các quy định của pháp luật về DSVH đi vào cuộc sống, hạn chế và ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần thúc đẩy sự nghiệp văn hóa của nước nhà phát triển theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Là vùng đất có hệ thống DSVH, đặc biệt là các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vơ cùng đa dạng, phong phú thì vấn đề thực thi các quy định của pháp luật về DSVH để bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH gắn liền với các di tích đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các cấp chính quyền ở Thừa Thiên Huế. Yêu cầu đặt ra là các chủ thể phải nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trị và ý nghĩa thiết thực của cơng tác này, từ đó chủ động đề ra những chính sách, cách thức thực hiện phù hợp để các quy định của pháp luật được thực hiện hiệu quả trong đời sống xã hội, góp phần đẩy mạnh cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích đảm bảo tính thống nhất, hài hịa với phát triển kinh tế, xã hội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH ĐÃ ĐƢỢC XẾP HẠNG (NẰM NGỒI QUẦN THỂ DI

TÍCH CỐ ĐƠ HUẾ) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tổng quan chung về hệ thống di tích đã đƣợc xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đơ Huế

Quần thể DTCĐ Huế hay Quần thể Di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với vương triều Nguyễn được xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc). Quần thể DTCĐ Huế được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993 bao gồm 16 điểm di tích và cụm di tích. Trong số các điểm di tích và cụm di tích đó, Kinh thành Huế tọa lạc tại thành phố Huế là cụm di tích quan trọng nhất được triều Nguyễn chọn làm kinh đô của Việt Nam từ năm 1802 - 1945. Quần thể DTCĐ Huế cũng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 năm 2009.

Tính đến nay, Quần thể DTCĐ Huế có tổng cộng 40 địa điểm, cơng trình, cụm cơng trình đã được xếp hạng (29 di tích quốc gia và 11 di tích cấp tỉnh), hầu hết các di tích được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Huế trực tiếp quản lý để bảo tồn và phát huy giá trị (01 di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đơ Huế là Chùa Thánh Duyên được phân cấp cho UBND huyện Phú Lộc trực tiếp quản lý).

2.1.2. Các di tích đã đƣợc xếp hạng ngồi Quần thể Di tích Cố đơ Huế

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, DLTC nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế là những cơng trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh và không thuộc Quần thể Di tích Cố đơ Huế.

Trên địa bàn tỉnh TT Huế có 03 quần thể, hệ thống di tích cấp quốc gia đặc biệt là Quần thể DTCĐ Huế, hệ thống đường Trường Sơn (Hồ Chí Minh) đoạn đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế và hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế; 88 di tích cấp quốc gia; 85 di tích cấp tỉnh và 205 cơng trình, địa điểm lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu thuộc Danh mục Kiểm kê di tích của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tính đến tháng 6 năm 2021, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, DLTC nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế đã được xếp hạng gồm có 133 di tích, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt (59 di tích cấp quốc gia và 74 di tích cấp tỉnh). Các di tích đã được xếp hạng bao gồm các loại hình:

Di tích lịch sử (cách mạng, lưu niệm danh nhân, lưu niệm sự kiện): Đây là các di tích ghi dấu về các sự kiện; chiến công của quân và dân Việt Nam, chủ yếu gắn với các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; ghi dấu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người thân trong những năm tháng sinh sống tại tỉnh Thừa Thiên Huế; ghi dấu cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc; ghi dấu chứng tội ác của kẻ thù; nơi lưu giữ, tưởng niệm các chiến sỹ, đồng bào đã hy sinh.

Di tích khảo cổ học: Gồm có di tích cư trú và di tích mộ táng. Di tích khảo cổ học đã được xếp hạng tại tỉnh Thừa Thiên Huế gắn liền với di chỉ cư trú có thành lũy quân sự (Thành Lồi và Thành cổ Hóa Châu).

Di tích kiến trúc nghệ thuật: Gồm có di tích đình làng; di tích tơn giáo, chùa, tháp, nhà thờ…; di tích gắn với Nho giáo; di tích thành lũy quân sự; di tích lăng mộ; di tích Chămpa; di tích cung điện; di tích văn hóa dân gian.

Bảng 2.1. Thống kê các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (ngoài Quần thể DTCĐ Huế) đã đƣợc xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Stt Địa bàn Di tích đã xếp hạng Cấp Quốc gia Cấp tỉnh LOẠI HÌNH LSVH KCH LSCM LSLN KTNT 1. Thành phố Huế 32 17 15 07 01 09 13 02 2. Thị xã Hương Thủy 16 06 10 01 - 06 05 04 3. Thị xã Hương Trà 11 04 07 01 - 03 04 03 4. Huyện Phong Điền 20 07 13 - - 08 09 03 5. Huyện Quảng Điền 10 03 07 03 - 04 01 02 6. Huyện Phú Vang 19 08 11 03 - 02 08 06 7. Huyện Phú Lộc 12 06 06 - 08 01 03 8. Huyện Nam Đông 2 - 2 - - 2 - - 9. Huyện A Lưới 11 8 03 - - 10 01 - Tổng 133 59 74 15 01 52 42 23

[Nguồn: Phịng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế].

133 cơng trình lịch sử - văn hóa và DLTC đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh được gọi chung là hệ thống di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế. Hệ thống di tích này đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phân cấp cho UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT Huế; Bảo tàng Hồ Chí Minh TT Huế trực tiếp quản lý để bảo tồn và phát huy giá trị.

Bảng 2.2. Bảng phân cấp quản lý hệ thống di tích Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Stt Đơn vị

Trực tiếp quản lý Phối hợp quản lý

Di tích quốc gia Di tích cấp tỉnh Di tích quốc gia Di tích cấp tỉnh 1. Thành phố Huế 12 19 39 17 2. Thị xã Hương Thủy 05 09 - - 3. Thị xã Hương Trà 02 05 02 -

4. Huyện Phong Điền 6 13 01 -

5. Huyện Quảng Điền 03 07 - -

6. Huyện Phú Vang 01 04 01 -

7. Huyện Phú Lộc 06 06 01 -

8. Huyện Nam Đông - 2 - -

9. Huyện A Lưới 09 03 - -

10. Trung tâm BTDTCĐ Huế 29 11 06 01

11. Bảo tàng Lịch sử tỉnh 11 03 38 65

12. Bảo tàng Hồ Chí Minh 04 03 - 02

Tổng 88 85 88 85

[Nguồn: Phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế].

2.2. Thực trạng thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã đƣợc xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với hoạt động quản lý, kiểm kê, lập hồ sơ di tích kiểm kê, lập hồ sơ di tích

2.2.1.1. Hoạt động quản lý di tích

Để thực hiện tốt cơng tác quản lý thì việc ban hành và tổ chức triển khai thực thi các quy định của pháp luật là nội dung rất quan trọng, các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH do Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành và cơ quan Trung ương ban hành thời gian qua đã được tỉnh TT Huế hướng dẫn kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo từng giai đoạn phát triển, góp phần giúp các ngành chuyên môn, địa phương thực hiện tốt cơng tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH, trong đó có hệ thống di tích nằm ngồi Quần thể DTCĐ Huế trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Luật DSVH năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH năm 2009 cùng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn kèm theo, tỉnh TT Huế đã ban hành và triển khai các quy hoạch, đề án, kế hoạch phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh, ban hành hơn 50 văn bản quy định và hướng dẫn công tác bảo tồn, tu bổ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh như: Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2015 Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế; Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2016 ban hành Quy hoạch Khảo cổ tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2017 về việc triển khai thực hiện Quy hoạch Khảo cổ tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 Phê duyệt, công bố Danh mục Kiểm kê các cơng trình, địa điểm lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế; Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2020 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, trong đó lĩnh vực Di sản văn hóa có 14 thủ tục hành chính.

Ủy ban nhân dân tỉnh TT Huế đã ban hành 13 Quyết định phân công quản lý các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả, phát huy tính chủ động trong việc quản lý di tích tại các địa phương, huy động nguồn lực xã hội hóa trong việc bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Thừa Thiên Huế có hệ thống cơ quan, đơn vị thực hiện cơng tác quản lý các di tích đã được xếp hạng nằm ngoài Quần thể DTCĐ Huế, bao gồm:

- Sở VH&TT: Sở được kiện toàn theo Quyết định số 34/2016/QĐ- UBND, ngày 27/5/2016 của UBND tỉnh TT Huế trên cơ sở tách Sở VHTT&DL thành Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch. Có chức năng tham mưu UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ QLNN về DSVH, cụ thể [58]:

+ Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở địa phương sau khi được phê duyệt;

+ Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ DSVH phi vật thể ở địa phương; cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm DSVH phi vật thể trên địa bàn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

+ Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương;

+ Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và DLTC ở địa phương;

+ Thỏa thuận chủ trương lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh ở địa phương; hướng dẫn, tổ chức thực hiện tu sửa cấp thiết và các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;

+ Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các cơng trình nằm ngồi khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh ở địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, mơi trường của di tích;

+ Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ, khai quật khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 35)