Quan điểm bảo đảm thực thi pháp luật di sản văn hóa tại các di tích trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 122)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm bảo đảm thực thi pháp luật di sản văn hóa tại các di tích trên

3.1. Quan điểm bảo đảm thực thi pháp luật di sản văn hóa tại các di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hoá

Quan điểm phát triển đất nước trong giai đoạn mới đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII đó là: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Nghị quyết cũng nêu rõ định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là “Phát triển con người tồn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo mơi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Như vậy, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trị của văn hóa trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó DSVH với vai trị là tài sản quý giá của dân tộc đã và đang phát huy được những giá trị của mình đóng góp chung

vào sự phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa nói chung, DSVH nói riêng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã thể chế hóa và ban hành nhiều văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai hoạt động liên quan đến DSVH. Ở từng địa phương, trong đó có Thừa Thiên Huế với chức năng và quyền hạn của mình đã căn cứ vào các quy định của Trung ương kết hợp tình hình thực tiễn của địa phương để ban hành nhiều văn bản mang tính chỉ đạo cụ thể, đôn đốc thực hiện nhằm bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật về DSVH thật sự hiệu quả.

3.1.2. Quan điểm về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực thi pháp luật di sản văn hóa

Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trong tâm trong nhiệm kỳ là “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, đảm bảo kỷ cương xã hội”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng khẳng định nhiệm vụ “Đẩy mạnh thực hiện việc hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng được hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định”.

Để những quan điểm chỉ đạo, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật về DSVH đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cho xã hội thì vấn đề quan trọng là việc tổ chức thực thi tốt các quy định của pháp luật về DSVH, điều này có vị trí, vai trị và ý nghĩa to lớn, thể hiện ở những điểm sau:

Góp phần đưa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật về DSVH đi vào thực tiễn đời sống xã hội.

Góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, từng bước nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của Nhân dân. Đồng thời thông qua thực tiễn của việc thực thi pháp luật về DSVH sẽ phát hiện những điểm bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo và những điểm không phù hợp với thực tế của các quy phạm pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất kịp thời với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Góp phần ngăn ngừa, hạn chế những mầm mống phát sinh vi phạm pháp luật, đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức, giải quyết kịp thời những vi phạm pháp luật trong xã hội, củng cố và nâng cao niềm tin của Nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn trật tự kỹ cương xã hội, tạo lập mơi trường thuận lợi để phát triển sự nghiệp văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, phát huy dân chủ và thực hiện công bằng xã hội.

Trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế phát triển như hiện nay, việc thực thi các quy định của pháp luật về DSVH càng có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị DSVH quý báu của dân tộc mà các thế hệ ông cha đã để lại. Từ vị trí, vai trị và ý nghĩa nêu trên thì việc bảo đảm thực thi pháp luật về DSVH là một yêu cầu tất yếu khách quan.

3.1.3. Quan điểm về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay

Đánh giá 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển TT Huế cho thấy địa phương đã có nhiều nỗ lực đổi mới tư duy, khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển. Quần thể DTCĐ Huế và các DLTC, di tích lịch sử được phục hồi, gìn giữ, tơn tạo, mang diện mạo của Cố đô lịch sử. Huế được công nhận là thành phố Festival của Việt Nam, thành phố Văn hóa ASEAN, là trung tâm đặc sắc của cả nước về văn hóa. Tuy nhiên cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích cịn chậm do

nhận thức về vị trí, vai trị của những giá trị DSVH trong đời sống kinh tế xã hội chung của Tỉnh còn hạn chế; chưa thấy rõ mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế và văn hóa; chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế với xây dựng và phát triển văn hóa; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.

Để định hướng xây dựng và phát triển TT Huế trong giai đoạn mới, ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển TT Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó xác định: “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Việc xây dựng và phát triển TT Huế phải trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng, nhất là sự kết hợp hài hòa giữa DSVH, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; trong đó cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị DSVH, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đơ thị di sản.

Như vậy có thể thấy tinh thần chủ đạo xuyên suốt của phát triển TT Huế trong giai đoạn hiện nay là phát triển phải dựa trên nền tảng hệ thống DSVH đa dạng, phong phú mà TT Huế đang nắm giữ, DSVH là hạt nhân, là hồn cốt để đẩy mạnh phát triển Thừa Thiên Huế trở thành một đô thị di sản đặc thù của cả nước. Muốn làm tốt điều đó địi hỏi phải thực hiện tốt và đảm bảo các điều kiện để việc thực thi pháp luật về DSVH trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao.

Việc thực thi pháp luật về DSVH trong thời gian qua ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả nhất định; cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp đã nhận thức được vai trị, vị trí của DSVH trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó thực sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra, đôn đốc việc thực thi pháp luật về DSVH trên địa bàn tỉnh. Việc tích cực thực thi các quy định của pháp luật về DSVH và những thành tích đạt được của Ngành văn hóa và thể thao trong thời gian qua đã chứng minh cho sự quan tâm này.

Bên cạnh đó, những hạn chế của việc thực thi pháp luật về DSVH ở TT Huế thời gian qua cũng đặt ra yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo thực thi pháp luật về DSVH tại các di tích trên địa bàn tỉnh.

3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Nhóm giải pháp chung đảm bảo thực thi pháp luật di sản văn hóa tại các di tích trên địa bàn tỉnh

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật di sản văn hóa

Trong những năm qua, Luật DSVH năm 2001 ra đời và sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 đã nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong lĩnh vực DSVH, đồng thời tác động tích cực nhiều mặt đến đời sống xã hội khi đi vào cuộc sống. Dẫu vậy, sau quá trình triển khai thực hiện cùng với sự vận động không ngừng của điều kiện thực tiễn, hiện nay, Luật DSVH đã bộc lộ một số hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật về DSVH ở tại các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện hiệu quả. Cụ thể cần nghiên cứu để sửa đổi một số điều, khoản sau của Luật DSVH:

Tại Điều 12, DSVH Việt Nam được sử dụng nhằm 3 mục đích “Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của tồn xã hội; Phát huy truyền thống tốt

đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế” mới thể hiện ở khía cạnh về “tinh thần” chưa đề cập đến

mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trong khi quan điểm của Đảng đã xác định rõ tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 là văn hóa (mà trong đó có DSVH) là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.

Việc tôn vinh các loại hình DSVH phi vật thể và DSVH vật thể chưa đảm bảo tính cân đối. Tại Điều 18, loại hình DSVH phi vật thể được tôn vinh ở trong nước chỉ có cấp “quốc gia”; tại Điều 29, loại hình DSVH vật thể

được tơn vinh ở trong nước có 3 cấp là “cấp tỉnh”, “cấp quốc gia” và “cấp

quốc gia đặc biệt”. Điều này ở một chừng mực nào đó cho thấy độ chênh,

chưa thỏa đáng giữa công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể với bảo vệ và phát huy giá trị DSVH vật thể.

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 28 đề cập đến cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử, tuy nhiên, đến nay chưa có quy định thể hiện cụ thể khái niệm, định nghĩa như thế nào là “anh hùng dân tộc”, “danh nhân”, “nhân vật lịch sử”. Vấn đề này đã phần nào làm ảnh hướng đến việc xác định loại hình các di tích khi xếp hạng.

Liên quan đến việc khoanh vùng bảo vệ di tích: Pháp lệnh số 14- LCT/HĐNN7 ngày 04 tháng 4 năm 1984 của Hội đồng Nhà nước về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hố và danh thắng ban hành quy định “mỗi di tích lịch sử, văn hóa là bất động sản và danh lam, thắng cảnh có từ một đến ba khu vực bảo vệ”. Do vậy, những hồ sơ di tích đã được cấp có thẩm quyền

xếp hạng trước năm 2001 sẽ lập và tiến hành khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích theo quy định của Pháp lệnh này (trong đó di tích có 3 khu vực khoanh

vùng bảo vệ, vùng I, vùng II và vùng III). Đến khi Luật DSVH năm 2001, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 có hiệu lực thi hành, đã quy định khu vực bảo vệ di tích gồm 2 khu vực (khơng cịn khu vực bảo vệ vùng III) tại Điều 32 và Điều 73 quy định “Những quy định trước đây trái với Luật này

đều bãi bỏ”, tức là hồ sơ di tích đã được cấp có thẩm quyền xếp hạng có 3

khu vực khoanh vùng bảo vệ phải tiến hành lập lại hồ sơ khoanh vùng bảo vệ di tích để đảm bảo phù hợp với quy định mới. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện.

Thực tiễn quá trình thực thi pháp luật về DSVH, nhất là trong công tác QLNN cho thấy có nhiều di tích ở Thừa Thiên Huế đã được xếp hạng có diện tích, phạm vi rộng lớn và có nhiều hộ dân, cộng đồng dân cư địa phương đã sinh sống ổn định từ lâu. Trong đó, có nhiều hộ dân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước thời điểm tiến hành khoanh vùng khu vực bảo di tích và thời điểm Luật DSVH năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH năm 2009 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, tại Khoản 3, Điều 32 quy định: “Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng

và khơng gian. Trường hợp đặc biệt có u cầu xây dựng cơng trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó”; “Việc xây dựng cơng trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”; “Việc xây dựng cơng trình quy định tại khoản này khơng được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích”, điều này sẽ dẫn đến 2 trường hợp làm ảnh hưởng đến

- Một là, trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng sẽ không được tiến hành xây dựng cơng trình dân dụng phục vụ nhu cầu dân sinh vì trái mục đích so với quy định của Khoản 3 Điều 32; hoặc nếu được thì phải qua các bước quy trình, thủ tục phức tạp từ địa phương đến trung ương và địi hỏi người dân phải có sự am tường về trình độ nhận thức pháp luật DSVH cùng với pháp luật về xây dựng.

- Hai là, trường hợp người dân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã sinh sống ổn định từ trước đây và có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 của Luật Đất đai năm 2013 nhưng với quy định ràng buộc của Khoản 3, Điều 32 nêu trên thì rất khó để các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật di sản văn hóa đối với các di tích đã được xếp hạng (nằm ngoài quần thể di tích cố đô huế) trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 122)