Đánh giá chung tình hình thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 76)

thị xã Phú Thọ

2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, việc triển khai thực hiên văn bản pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Hệ thống pháp luật về hộ tịch được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất và đồng bộ, thực hiện đúng theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp về chuyên môn nghiệp vụ; hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn thị xã ngày tăng lên góp phần bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tăng cường quản lý dân cư trong tình hình mới.

Sau khi Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực thi hành, cơng tác hộ tịch trên địa bàn thị xã đã có bước chuyển biến rõ rệt, việc chuyển giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngồi từ cấp tỉnh về cấp huyện đã tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân tiết kiệm thời gian và thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính. Đây là cơ hội để khẳng định tính phục vụ dân của cơ quan cơng quyền, bảo đảm quyền con người theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai, năng lực tổ chức, điều hành của người có thẩm quyền đã đáp ứng yêu cầu

Công tác chỉ đạo điều hành đã được Lãnh đạo UBND thị xã và UBND các xã, phường quan tâm thực hiện. UBND thị xã đã chỉ đạo Phòng Tư pháp thường xuyên

đôn đốc công tác đăng ký hộ tịch để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót trong q trình đăng ký hộ tịch, giải đáp những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch được quan tâm, chú trọng và thực hiện có trọng tâm, hiệu quả; tổ chức tuyên truyền, lồng ghép thông qua các hội nghị bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú (đăng tải trên Trang thông tin điện tử thị xã Phú Thọ, tổ chức Ngày pháp luật hàng năm, buổi sinh hoạt chuyên đề...) từ đó giúp nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch đã được nâng lên.

Thứ ba, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin của ngành tư pháp thị xã

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc đã được bố trí cơ bản đảm bảo cho hoạt động đăng ký hộ tịch; như hệ thống máy tính, máy in, máy scan, máy photocopy, hệ thống mạng LAN, mạng internet,… đều được trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu đăng ký hộ tịch của người dân qua Cổng thông tin điện tử Dịch vụ công trực tuyến.

Tại Bộ phận “Một cửa” của UBND thị xã cũng như tại 9 xã, phường đều được bố trí máy tính, máy scan, máy photocopy phục vụ cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến các TTHC khi người dân có nhu cầu.

Việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lĩnh vực hộ tịch đã tạo nên một bước đột phá mới về xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, giúp giảm thời gian, cho phí cho người dân khi thực hiện tại cơ quan nhà nước; tạo thuận lợi, được người dân đồng tình ủng hộ. Tất cả cơng dân khi đến thực hiện đăng ký hộ tịch đều được công chức tư pháp - hộ tịch hướng dẫn đăng ký cụ thể, đảm bảo đầy đủ, chính xác và nhiệt tình.

Thị xã Phú Thọ đã triển khai cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung, phần mềm thống kê của Bộ Tư pháp. Có thể nói đây là bước đột phá cực kỳ mạnh mẽ trong công tác đăng ký, quản lý, thống kê

hộ tịch góp phần to lớn vào công cuộc cải cách hành chính theo hướng “khơng giấy”, đem lại lợi ích thiết thực, tích cực cho người dân và tiết kiệm cho ngân sách địa phương.

Thứ tư, trình độ dân trí của người dân và năng lực thực thi của công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch được nâng lên; tỷ lệ đăng ký hộ tịch ngày càng tăng; kết quả đăng ký hộ tịch tăng dần qua các năm phần nào phản ánh sự đầu tư của chính quyền các cấp cho cơng tác hộ tịch. Bên cạnh đó tỷ lệ đăng ký quá hạn có dấu hiệu giảm nhẹ. Trong đó, tình hình đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn được tập trung chú trọng và đạt được kết quả khả quan, đây là hai sự kiện hộ tịch đạt được tỷ lệ đăng ký nhiều nhất trong những năm qua. Đồng thời, các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngồi cũng từng bước đi vào nề nếp quản lý. Tình hình đăng ký lại việc sinh ngày càng nhiều hơn xuất phát từ việc tham gia sâu rộng các quan hệ pháp luật trên nhiều bình diện xã hội của cơng dân (triển khai làm căn cước công dân trên địa bàn thị xã).

Hầu hết các cơng chức làm cơng tác hộ tịch có trình độ cử nhân Luật, số cán bộ có trình độ chun mơn khác cũng đang theo học đại học Luật để nâng cao chuyên môn. Công chức làm công tác hộ tịch thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân thị xã hoặc Sở Tư pháp tổ chức.

2.3.2. Hạn chế

Trong những năm qua, việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực, song vẫn khơng thể tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc. Điều đó đã và đang ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công tác hộ tịch trên địa bàn thị xã Phú Thọ, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch còn nhiều vướng mắc:

- Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch: Luật Hộ tịch chưa quy định cụ thể như thế nào là “định cư ở nước ngoài” nên đã gây khó khăn trong việc phân định thẩm quyền giữa UBND cấp xã và cấp huyện. Cụ thể, Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn của UBND cấp huyện như sau: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa cơng dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi với cơng dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; và theo Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định "Người Việt Nam định cư ở nước ngồi là cơng dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài". Vậy thế nào là “sinh sống lâu dài ở nước ngoài”, hiện nay Luật Quốc tịch, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

- Về đăng ký khai sinh: Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngồi, có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì phải nộp các giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: Hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh và văn bản xác nhận của cơ quan cơng an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam). Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài tại các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc... khi đưa con về cư trú tại Việt Nam thường không thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất nhập cảnh để xin hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế mà đưa con về cư trú tại Việt Nam theo đường dân sinh, do đó khi đăng ký khai sinh cho con khơng có các giấy tờ chứng minh trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam.

Tình huống cụ thể: Anh Phạm Duy S thường trú tại phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ. Do điều kiện gia đình khó khăn nên anh phải đi làm ăn xa tại Trung Quốc (giáp cửa khẩu Móng Cái). Trong q trình làm việc anh có quen một người phụ nữ Trung Quốc (anh S thường gọi theo tên Việt Nam là Hương), năm 2002

anh chị có chung 1 cháu trai và đưa cháu về sinh sống tại Móng Cái. Lúc sinh, cháu khơng được sinh tại bệnh viện nên khơng có Giấy chứng sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Cháu bé được 3 tháng tuổi thì chị Hương bỏ đi để lại con cho anh S ni, sau đó anh S chuyển về phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ sinh sống, rất nhiều năm trôi qua anh S chưa khai sinh cho con. Qua kiểm tra, rà soát đăng ký hộ tịch cho trẻ em có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thị xã, anh S có làm đơn xin đăng ký khai sinh cho con trai mình để đảm bảo quyền lợi cho cháu.

Với tình huống hộ tịch trên theo quy định Luật Hộ tịch năm 2014 trẻ em sinh ra ở nước ngồi, chưa được ĐKKS, có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là của UBND cấp huyện. Nhưng trường hợp này khi đăng ký khai sinh cho con, anh S khơng xuất trình được bất kỳ giấy tờ gì như: Giấy chứng sinh, giấy tờ nhập cảnh về Việt Nam, xét nghiệm AND chứng minh quan hệ cha con...gây lúng túng cho cơ quan hộ tịch trong việc xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh.

- Về đăng ký lại khai sinh: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngồi các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý”. Quy định như trên chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang, còn một số đối tượng khác như hưu trí, thương binh hay những người làm việc trong các Công ty, Tổng Cơng ty thì khơng được áp dụng quy định nêu trên. Trong khi họ cũng cần thống nhất giữa giấy tờ tùy thân và hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

+ Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngồi: Cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi đăng ký lại khai sinh nhưng khơng có giấy tờ liên quan đến việc họ đã từng đăng ký khai sinh, từng cư trú tại địa phương. Do biến cố chiến tranh họ đã

từng sinh sống qua nhiều địa phương và qua nước ngoài định cư, nay đã có quốc tịch nước ngồi, khơng có giấy tờ chứng minh đã từng là công dân Việt Nam, giấy tờ về việc từng cư trú ở Việt Nam nên việc xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh, cũng như xác định nội dung khai sinh rất khó khăn.

- Về đăng ký khai tử: Cịn nhiều khó khăn trong việc giải quyết yêu cầu đăng ký lại khai tử do không đủ căn cứ chứng minh sự kiện chết hoặc đăng ký khai tử cho những người chết quá lâu. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp chết tại nhà do bệnh già, lớn tuổi hoặc người chết đã chết cách đây nhiều năm... người thân thích của người chết vì những lí do khách quan hoặc chủ quan không thực hiện đăng ký khai tử, khơng cịn lưu giữ được giấy tờ, tài liệu để chứng minh sự kiện chết, dẫn đến khi người thân có nhu cầu cần dùng đến trích lục khai tử, họ đi đăng ký lại khai tử thì khơng thực hiện được do khơng đủ căn cứ chứng minh sự kiện chết.

+ Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định: “Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, khơng có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết”. Đề nghị quy định cụ thể thời gian bao nhiêu năm được coi là chết đã lâu, tránh trường hợp mỗi địa phương áp dụng một mức thời gian khác nhau gây khó khăn cho công dân. Đề nghị sửa đổi Thông tư số 04/2020/TT-BTP theo hướng cụ thể hóa.

+ Theo Luật Hộ tịch thẩm quyền cải chính hộ tịch (khai tử) đối với người trên 14 tuổi là UBND cấp huyện và dưới 14 tuổi là UBND cấp xã. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định việc cải chính hộ tịch (khai tử) đối với người trên 14 tuổi và dưới 14 tuổi đều thuộc UBND cấp xã.

- Về cải chính hộ tịch: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch “Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch”. Vậy việc thực hiện cải chính

Giấy Chứng nhận kết hơn thì cả vợ và chồng đều làm Tờ khai hay chỉ người yêu cầu cải chính làm Tờ khai.

+ Tại mặt sau của Giấy khai sinh và Giấy chứng nhận kết hôn, “phần ghi chú những thơng tin thay đổi sau này”, có quy định đóng dấu vào nội dung thay đổi, cải chính; đối với trường hợp thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch của UBND cấp huyện thì cơng chức phịng Tư pháp thực hiện ghi chú. Mặc dù vậy cho đến nay, chưa có văn bản nào quy định về việc đóng dấu của UBND cấp huyện hay dấu của phòng Tư pháp.

+ Trường hợp có sự sai lệch thơng tin giữa Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch thì hiện nay chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này và căn cứ vào loại giấy tờ nào để thực hiện việc cải chính, nên gây khó khăn cho công chức Tư pháp - hộ tịch trong quá trình giải quyết.

+ Đối với “quê quán” của công dân, việc thay đổi quy định pháp luật về hộ tịch qua các thời kỳ dẫn đến tình trạng q qn của con khơng trùng với quê quán của cha hoặc mẹ nhưng khơng có cơ sở để cải chính. Trong giai đoạn 1999-2006 theo Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì mục quê quán trong GKS, Sổ ĐKKS được ghi theo nơi sinh trưởng của cha đẻ, nếu khơng rõ cha đẻ là ai thì ghi theo nơi sinh trưởng của mẹ đẻ. Quy định này dẫn đến nhiều trường hợp con không cùng quê quán với cha, mẹ đẻ. Vấn đề phát sinh đến thời điểm hiện tại là khi công dân đi làm căn cước công dân, cơ quan công an đề nghị thực hiện cải chính thơng tin q qn trên GKS để đảm bảo thống nhất với quê quán của cha, mẹ theo quy định tại khoản 8, Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014. Nhưng do xác định đây không phải là sai sót nên cơ quan hộ tịch khơng có căn cứ để giải quyết yêu cầu cải chính hộ tịch cho cơng dân. Điều này đã gây khó khăn, vướng mắc cho người dân trong việc thống nhất các thông tin nhân thân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)