tinh giản biên chế, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong các trường công cũng được cải thiện, song hiệu quả trong cơng tác quản lý tài chính vẫn ở mức hạn chế.
1.3.2.4. Đội ngũ giảng dạy của nhà trường
Chất lượng đào tạo quyết định khả năng mở rộng hoạt động đào tạo và cung ứng các dịch vụ khoa học công nghệ của các Trường Đại học cơng lập; trong khi trình độ chun mơn, uy tín, phẩm chất đạo đức, khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng dạy quyết định thương hiệu về tri thức của trường đại học công lập, quyết định chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường đối với xã hội; do đó cũng quyết định đến quy mơ và cơ cấu nguồn thu tài chính của đơn vị.
Nếu nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, trình độ cao, tâm huyết với nghề nghiệp sẽ thu hút được nhiều sinh viên đến học. Từ đó, nhà trường có khả năng mở rộng quy mơ đào tạo, dễ dàng mở rộng hợp tác liên kết đào tạo với các đơn vị trong và ngồi nước, góp phần tạo nguồn thu ổn định, nâng cao khả năng tích lũy tài chính, từ đó tăng khả năng tự chủ tài chính.
1.4. Kinh nghiệm của các trường Đại học cơng lập trong nước về quản lý tài chính chính
1.4.1. Kinh nghiệm của trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Kinh tế là đơn vị thành viên của Đại học Đà Nẵng, hoạt động theo Luật Giáo dục Đại học, Điều lệ Trường đại học, Quy chế Đại học vùng và các quy định phân cấp quản lý của Đại học Đà Nẵng. Về mặt cơ cấu quản lý, mối quan hệ giữa các cấp là trực tuyến chức năng, với 03 cấp theo quy định của Luật Giáo dục đại học: cấp trường, cấp khoa và cấp bộ môn. Để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý tài chính, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả sau đây [28]:
- Tích cực trong xây dựng các dự án chương trình phát triển giáo dục về đào tạo đại học gắn với dự tốn kinh phí NSNN giao hằng năm; cơ bản là nguồn NSNN đã cấp đúng, đủ theo dự toán trường đã hoạch định.
- Quản lý tài chính thơng qua kiểm tra, kiểm soát các nguồn chi thực hiện chi đầy đủ, khá kịp thời cho các hạng mục, bảo đảm cho nguồn tài chính đến đúng địa chỉ và có hiệu quả.
- Vận dụng cơ chế tự chủ đã huy động ngày càng đa dạng, phong phú nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngồi NSNN. Trong đó, nổi bật nhất là đã huy động được khoản vốn nhất định từ nguồn viện trợ ngoài nước, thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục Đại học ở Đà Nẵng.
- Khai thác nguồn thu thông qua mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ, trao đổi giảng viên, sinh viên, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy - học. Số lượng các chương trình đào tạo đại học và sau đại học liên kết với nước ngoài được cấp bằng quốc tế ngày càng tăng, tạo điều kiện cho đông đảo sinh viên khu vực miền Trung Tây Nguyên được tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới.
- Hằng năm, trường luôn cử cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và cập nhật các chế độ quản lý tài chính mới của Nhà nước.
1.4.2. Kinh nghiệm của trường Đại học Đà Lạt
Trường Đại học Đà Lạt là một trường công lập, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học, cơng nghệ, kinh tế và xã hội - nhân văn; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tầm nhìn của nhà trường là trở thành trường đại học định hướng ứng dụng và là trường đại học mang tầm khu vực, hướng đến hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học. Để thực hiện được sứ mệnh và tầm nhìn này, nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong hồn thiện cơng tác quản lý tài chính – một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của nhà trường, bao gồm các kinh nghiệm sau đây [24]:
- Cơng tác quản lý tài chính cần phải sử dụng nguồn kinh phí được giao hợp lý, sát nhu cầu thực tiễn và đạt được hiệu quả. Tăng tỷ trọng chi cho công tác
chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với nội dung chi, mức chi phù hợp với tình hình tài chính của trường.
- Thực hiện cơ chế khoán chi và đánh giá theo hiệu quả cơng việc, việc phân bổ kinh phí trọn gói và giao cho các khoa, phịng chủ động về cách thức chi tiêu sẽ thúc đẩy các đơn vị phải tự tiết kiệm chi tiêu.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng, khoa trong việc khai thác các hoạt động giảng dạy, cung cấp dịch vụ đào tạo để đề xuất mức thu, mức chi phù hợp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác tài chính và kịp thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong cơng tác tài chính của trường.
- Tăng thu nhập cho cán bộ viên chức theo nguyên tắc “người nào có hiệu quả cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn” phải được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ và quy trình bình xét cơng bằng tránh tình trạng nể nang.
- Đối với các viện, trung tâm trực thuộc trường thực hiện giao quyền tự chủ và giao khốn định mức chi kinh phí hoạt động. Việc hạch toán được tập trung tại trường.
1.4.3. Kinh nghiệm của trường Đại học Ngoại thương
Từ năm 2005, trường ĐHNT đã được giao nhiệm vụ thí điểm thực hiện tự chủ tài chính và thực hiện cắt giảm chi thường xuyên. Trong quá trình thực hiện nhà trường đã gặp phải một số khó khăn sau :
Nguồn thu giảm: Nguồn thu học phí vẫn phải theo các định mức khung rất thấp (trước năm 2010 theo nghị định 70 và sau năm 2010 theo nghị định 49) trong khi nguồn NSNN lại bị cắt giảm nên nguồn thu của trường giảm.
- Không tăng được thu nhập cho cán bộ, giảng viên.
- Khơng có tích lũy để cải thiện CSVC và đầu tư phát triển.
- Gặp khó khăn trong việc thực hiện chế độ ưu đãi của Nhà nước như chính
sách học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên, chế độ ưu đãi đối với giảng viên. Kinh nghiệm của trường Đại học Ngoại thương trong việc tăng nguồn thu và tiết kiệm chi phí:
- Xây dựng và triển khai các chương trình chất lượng cao với mức học phí cao hơn giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
- Phát triển chương trình liên kết với nước ngoài bậc cử nhân và bậc Thạc sỹ. - Thu hút sinh viên quốc tế theo học.
- Huy động tài trợ từ doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.
Tích cực nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hợp lý hóa quy trình giảng dạy và làm việc.Tính tốn, xây dựng lại định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Mục tiêu chính của quản lý tài chính ở các trường Đại học nói chung là tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ viên chức, thực hiện đúng chế độ tài chính gắn với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh Nhà nước xác định tự chủ đại học là xu hướng tất yếu cũng như từ thực tiễn quản lý tài chính tại các trường đại học, chúng tơi rút ra một số bài học kinh nghiệm cho cơng tác quản lý tài chính tại Trường Đại học kinh tế như sau:
- Cần tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính trong trường đại học công lập.
- Chủ động xây dựng và rà soát quy chế chi tiêu nội bộ sao cho phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của trường theo từng giai đoạn phát triển.
- Việc sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất.
- Trên cơ sở các định hướng phát triển của trường và nhu cầu xã hội, các khoản thu từ dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ do các đơn vị đào tạo xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng và dự tốn kinh phí cụ thể. Mức thu được xác định trên nguyên tắc bảo đảm chi phí và có tích lũy.
- Hoạt động tài chính được cơng khai, minh bạch về chế độ chính sách, các nội dung chi, mức chi. Cải thiện một phần thu nhập cho cán bộ viên chức qua việc tham gia các hoạt động đào tạo phi chính quy.
- Cần thực hiện tốt cơng tác kiểm tra tài chính nội bộ hàng năm. Ban thanh tra nhân dân tăng cường giám sát công tác quản lý tài chính nhằm giúp Ban Giám hiệu phát hiện những thiếu sót và kịp thời có giải pháp khắc phục.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã trình bày và hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong các trường Đại học cơng lập bao gồm khái niệm, nhiệm bị, quyền hạn của trường Đại học; Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý tài chính; Nội dung, cơng cụ và các yếu tổ ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính của các trường Đại học cơng lập cũng như phân tích các bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng vào trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ