7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật tiếp công dân tại Ủy ban nhân
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, việc thực hiện pháp luật tiếp cơng dân tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, nhận thức về pháp luật tiếp công dân của người dân Thị xã
Quảng Yên.
Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo tuy đã được giải quyết đúng quy định pháp luật, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng người khiếu kiện vẫn “cố tình” khơng hiểu, khơng chấp nhận kết quả giải quyết của Ủy
ban nhân dân thị xã, đặc biệt là trong cơng tác giải phóng mặt bằng mặc dù rất được quan tâm nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn nên tiếp tục gửi đơn đến nhiều cấp, nhiều cơ quan cấp trên hoặc sau khi khiếu nại không được chấp nhận đã chuyển sang tố cáo, có thái độ gay gắt, gây khó khăn cho q trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, có dấu hiệu liên kết giữa những người khiếu nại, tố cáo nhằm tập trung “kéo” đến các cơ quan chức năng của tỉnh và Trung ương để gây áp lực, và lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, lợi dụng quyền dân chủ để kích động, lơi kéo, xúi giục người khiếu kiện.
Thứ hai, trách nhiệm của người đứng đầu trong cơng tác tiếp dân
Vẫn cịn tình trạng người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa chấp hành nghiêm hoặc thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc, đối thoại, tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất.
Theo quy định, lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã vào ngày 01 và ngày 15 hàng tháng, tuy nhiên do lịch công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã vào các ngày trong tuần khá dày đặc, thường xuyên có lịch họp đột xuất từ cấp trên nên Chủ tịch Ủy ban nhân
dân chưa đảm bảo được 100% lịch tiếp công dân định kỳ. Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã phân quyền tiếp cơng dân cho Phó Chủ tịch phụ trách, chỉ đạo giải quyết kịp thời, dứt điểm các trường hợp phản ánh của người dân. Việc phân quyền mặc dù đảm bảo giải quyết được các trường hợp tiếp công dân nhưng vẫn chưa đúng với quy định của Luật Tiếp công dân 2013 về quy định số buổi tiếp công dân tối thiểu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã và người dân có tâm lý khơng hài lịng, khơng hợp tác của người dân đối với người có thẩm quyền gây khó khăn cho q trình tiếp cơng dân.
Việc đơn đốc các phịng ban chun mơn có liên quan sớm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân, tổ chức, doanh nghiệp cịn chưa kịp thời.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tiếp công dân với việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.
Công tác thông tin, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đã được quan tâm nhưng chưa được thực hiện chặt chẽ, kịp thời. Cụ thể là, công tác phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dâ với Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội hoạt động tiếp công dân; sự phối hợp giữa Ban tiếp cơng dân với các phịng ban chuyên môn thị xã chưa thống nhất, chưa đảm bảo về quy trình thời gian. Thời gian kiểm tra, xác minh, quyết định, kết luận hoặc tham mưu ban hành cơ chế, biện pháp, chính sách giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân bị chậm trễ, kéo dài hoặc trả lời công dân chưa được kịp thời, thỏa đáng. Do đó, người khiếu nại, tố cáo tiếp tục gửi đơn hoặc đến trụ sở tiếp công dân, phịng tiếp cơng dân.
Thứ tư, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác tiếp
công dân
Thời gian qua, một số người làm cơng tác tiếp cơng dân có trình độ chun mơn nghiệp vụ có lúc cịn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, đơi khi cịn lúng túng, chưa nắm vững các chỉ thị, hướng dẫn, quy định của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật nên gặp khó khăn trong việc giải thích, hướng dẫn cơng dân; việc phân loại, xử lý đơn thư có lúc cịn chưa chính xác và thiếu tính kịp thời... nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu tham mưu cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Do đó, đã ảnh hưởng tất yếu đến việc thực hiện pháp luật tiếp công dân.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu
và người làm công tác tiếp công dân chưa thường xuyên và kịp thời; nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra còn mang tính hình thức; q trình triển khai thực hiện chưa đảm bảo theo quy trình, thiếu đồng bộ; xử lý vi phạm còn qua loa, chưa đúng theo quy định đã đặt ra.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Sự chỉ đạo, lãnh đạo giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của chính quyền thị xã Quảng Yên, đặc biệt là người đứng đầu còn chưa đồng bộ, kịp thời, thiếu kiên quyết; hứa hẹn, kéo dài thời gian, chậm giải quyết khiến người dân càng thêm bức xúc, liên tục khiếu kiện, đòi được gặp trực tiếp lãnh đạo để được giải quyết, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã chưa chú trọng việc đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị của công dân.
Công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo,… tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên đã được quan tâm nhưng chưa thực hiện thường xuyên; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đổi mới, đa dạng,
phong phú nên chưa thẩm thấu sâu, tạo được sự chuyển biến tốt về nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành các nguyên tắc, quy định luật pháp của người dân. Từ đó dẫn đến tình trạng người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không đúng thẩm quyền.
Công tác tiếp công dân là hoạt động phức tạp, đòi hỏi vừa linh hoạt, mềm dẻo vừa đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật; trong khi năng lực, trình độ và kỹ năng tiếp cơng một số cán bộ, cơng chức cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó cịn có người làm cơng tác tiếp cơng dân thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc thiếu quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo vẫn chưa được thực hiện thường xuyên.
Việc xây dựng chính sách, phương án bồi thường chưa đảm bảo công bằng cho những người sử dụng đất trong cùng dự án, nhất là những người sử dụng đất nơng nghiệp có diện tích lớn; chưa đảm bảo hài hịa lợi ích giữa chủ đầu tư và người bị thu hồi đất; giá trị bồi thường, hỗ trợ giữa dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư và dự án do các tổ chức kinh tế làm chủ đầu tư còn chênh lệch khá lớn; việc lựa chọn áp dụng pháp luật trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người bị thu hồi đất; việc tổ chức bồi thường chậm, kéo dài, nhất là ở những dự án có quy mơ lớn làm cho giá đất bồi thường khơng cịn phù hợp;… từ đó làm phát sinh khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài.
Một số trường hợp có các phần tử quá khích lợi dụng các buổi tiếp dân quấy rối, đẩy cán bộ tiếp dân vào thế bị động, lúng túng; để từ đó, tạo điều kiện cho các phần tử xấu, có cơ hội nói xấu chính quyền, xuyên tạc sự thật, tung tin thất thiệt gây mất lòng tin trong nhân dân, gây mất an ninh trật
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở lý luận thực hiện pháp luật tiếp công dân được nghiên cứu ở chương 1 để nhìn nhận và đánh giá chính xác thực trạng thực hiện pháp luật tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, ở Chương 2 tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đến thực hiện pháp luật tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên; tập trung nghiên cứu và làm rõ kết quả thực hiện pháp luật tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên đã triển khai nghiêm túc việc thực hiện nghiêm pháp luật tiếp công dân trên địa bàn và đạt được những kết quả quan trọng góp phần đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện pháp luật tiếp công dân của Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên vẫn cịn có một số tồn tại, hạn chế như: một số người khiếu kiện vẫn “cố tình” khơng hiểu, khơng chấp nhận kết quả giải quyết của Ủy ban
nhân dân thị xã; vẫn cịn tình trạng người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa chấp hành nghiêm hoặc thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đối thoại, tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cơng tác phối hợp giữa các phịng ban chuyên môn trong việc tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân chưa chặt chẽ….Những hạn chế nêu trên chủ yếu là do sự chỉ đạo, lãnh đạo giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của là người đứng đầu còn chưa đồng bộ, kịp thời, thiếu kiên quyết; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực hiện thường xuyên; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đổi mới, đa dạng, phong phú; trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân trên địa bàn thị xã cịn hạn chế, thiếu kinh nghiệm; cơng tác thanh tra, kiểm tra
trách nhiệm của người đứng đầu, người làm công tác tiếp công dân và xử lý trách nhiệm đối với cá nhân có sai phạm cịn bng lỏng; một số trường hợp có các phần tử q khích lợi dụng các buổi tiếp dân quấy rối, đẩy cán bộ tiếp dân vào thế bị động, lúng túng…. Đây là những cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ở Chương 3.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TIẾP CÔNG DÂN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ QUẢNG YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Quan điểm
Với ý nghĩa quan trọng trong công tác tiếp công dân, thông qua việc tiếp công dân, Đảng và Nhà nước kịp thời tiếp nhận, xử lý những vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, qua đó lắng nghe được những ý kiến phản ánh, kiến nghị của cơng dân. Thơng qua đó, Đảng và Nhà nước có thể xem xét, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực thi nhiệm vụ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân bị ảnh hưởng, góp phần đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự. Thực hiện tốt việc tiếp công dân nhằm phát huy quyền làm chủ của cơng dân, góp phần củng cố mối liên hệ mật thiết, gần gũi giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân.
Trong thời gian tới, dự báo trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có khả năng tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn phát sinh nhiều hệ lụy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để bảo đảm thực hiện pháp luật tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên được tốt hơn, giúp hạn chế đơn thư của công dân, đặc biệt là đơn khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, Ủy ban nhân dân thị xã cần có quan điểm sau:
3.1.1. Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng
Đảng đóng vai trị rất quan trọng trong việc lãnh đạo công tác tiếp công dân. Việc tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng là một trong những điều kiện, giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả pháp luật tiếp cơng dân.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng đã đề ra nhiều đường lối quan trọng có tính định hướng trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc hồn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật tiếp công dân theo hướng mở rộng, dân chủ. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị của tiếp cơng dân, thời gian tới, Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên cần tập trung quán triệt, triển khai thực hiện tốt: Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Quy định 1588- QĐ/TU ngày 15/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh Quảng Ninh về quy định tạm thời về việc thực hiện Quy định số 11-Qđi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân…góp phần giữ
vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về các văn bản quy phạm pháp luật tiếp cơng dân.
Có thể thấy, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy Quảng Yên đối với hoạt động thực hiện pháp luật tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên đã tạo ra những kết quả quan trọng. Do đó, Đảng cần có phương thức lãnh đạo phù hợp thông qua việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị; quan tâm rà sốt, rà sốt, kiện tồn tổ chức, bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động
tiếp công dân; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện cơng tác tiếp cơng dân.
3.1.2. Tăng cường phối hợp trong công tác tiếp công dân của các cấp, các ngành
Để nâng cao hiệu quả tiếp công dân cần xây dựng mối quan hệ phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của thị xã, trong đó, cấp ủy giữ vai trị lãnh đạo, tham gia cùng cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể tham gia với vai trị phản biện xã hội, hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân; các cơ quan, đơn vị chuyên môn tham gia với tư cách tham mưu, giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã có trách nhiệm tiếp cơng dân; các đơn vị cơng an, quân đội giúp giữ gìn an ninh trật tự tại nơi tiếp công dân và nắm bắt thơng tin đảm bảo an ninh chính trị của địa phương. Cần xây dựng và sớm ban hành các văn bản giao ước, phối hợp giữa các cơ quan như quy chế phối hợp tiếp công dân trên địa bàn thị xã để gắn vai trị cũng như phân cơng trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, từng cấp nhằm phát huy ý chí, sức mạnh của hệ thống chính trị làm tốt