7. Kết cầu của luận văn
1.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức và
1.3.5. Sự tác động của nền kinh tế thị trường
Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), đã khẳng định tính đúng đắn, phù hợp của việc
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc, cán cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện" [17, tr.59]; "hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngồi tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của Đất nước" [17, tr.62]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, tiêu cực như: "Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập; năng lực xây dựng thể chế cịn hạn chế, chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp" [17, tr.80]; việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu cầu của việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, làm phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội mà pháp luật chưa điều chỉnh; cùng với đó, là sự gia tăng những hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng; sự tha hóa, biến chất của một
bộ phận cán bộ, đảng viên... Từ thực tiễn đặt ra, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa...; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Tăng cường công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của nhà nước và của cán bộ, cơng chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí... [18], là những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030. Và để thực hiện được các định hướng đó, cần phát huy vai trị của cả hệ thống chính trị, trong đó có hoạt động thanh tra trong việc phát hiện những bất cập, hạn chế nảy sinh trong cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để kịp thời tham mưu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật xảy ra trên các lĩnh vực trong hoạt động QLNN...
Tiểu kết Chương 1
Nội dung Chương I đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện; nội dung pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật và việc thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện.
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung hoạt động, trình tự hoạt động và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra cấp huyện. Nội dung quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện đã được quy định cụ thể trong Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đó là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Thanh tra cấp huyện để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để đạt được mục đích pháp luật quy định, hệ thống các cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra cấp huyện nói riêng cần được tổ chức chặt chẽ và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CẤP HUYỆN
Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI