7. Kết cầu của luận văn
1.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức và
1.3.3. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
"Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định" [36]. Theo đó, cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động thanh tra là hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra. Đó là tổng hợp các quy tắc, quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về tổ chức và hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra khơng chỉ phụ thuộc vào mức độ hồn thiện của pháp luật về thanh tra mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện pháp luật trên tất cả các lĩnh vực khác, vì nội dung và đối tượng của hoạt động thanh tra là "việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân"[36].
Điều đó u cầu chính các chủ thể tiến hành thanh tra phải có tập hợp những kiến thức cơ bản về hệ thống các quy định pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của cuộc thanh tra bởi việc xác định tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động của các đối tượng thanh tra dựa trên các quy định pháp luật thực định mà đòi hỏi người tiến hành thanh tra phải nắm vững và vận dụng. Đồng thời, hoạt động thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của những quy định pháp luật về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, bởi các cơ quan thanh tra nếu được luật hóa bằng các quy định hợp pháp, hợp lý khi đó các chủ thể tiến hành thanh tra sẽ được tạo điều kiện độc lập về mặt thẩm quyền, điều đó tác động đến hiệu quả của hoạt động thanh tra. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ và thống nhất sẽ giúp cho việc thực hiện các hoạt động thanh tra được diễn ra theo một trật tự hợp lý, giúp cho các cơ quan quản lý có cơ sở xác định rõ mức độ vi phạm và là căn cứ khi xử lý.