CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
1.2. NGHĨA CỦA VIỆC TIẾT KIỆM ĐIỆN
Năng lượng nói chung và điện năng nói riêng là nhân tố vơ cùng quan trọng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước. Chỉ số phát triển điện năng thường được coi như biểu hiện trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Người ta đánh giá nền công nghiệp của một nước qua năng lượng điện và độ tăng trưởng kinh tế của một nước qua mức tăng trưởng năng lượng điện của nước đó.
Mặc dù trên thế giới sự phát triển của ngành điện càng ngày càng lớn mạnh và vô cùng đa dạng như: nhiệt điện, thuỷ điện, năng lượng mặt trời, sức gió... cho đến năng lượng nguyên tử nhưng tình trạng thiếu điện vẫn được xem là yếu tố hàng đầu trong tiến trình phát triển kinh tế ở mọi giai đoạn và ở nhiều nước. Do vậy tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng ln là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của toàn cầu, nhất là khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt mà với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu của con người càng tăng lên với các phương tiện, thiết bị máy móc hiện đại địi hỏi sử dụng năng lượng ngày càng nhiều.
Việt Nam chúng ta là một trong những nước nghèo về các nguồn tài nguyên năng lượng, mức quy đổi về nguồn năng lượng sơ cấp tính bình qn trên đầu người rất thấp so với mức bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nguồn điện năng của Việt Nam tập trung chủ yếu vào hai nguồn phát chính đó là nhiệt điện và thủy điện, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng như hiện nay, trong những năm qua Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng, nâng cao công suất phát điện cho các nhà máy thủy điện như: xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La có cơng suất 2.400MW, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân có cơng suất 5.600MW, nhà máy nhiệt điện sơng Hậu có cơng suất 1.200MW,…
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao và trong tương lai sẽ vẫn cịn tiếp tục phát triển. Vì vậy, để giảm bớt tình hình tiêu thụ điện năng như hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần phải xây dựng các chiến lược phát triển các nguồn năng lượng bền vững trong tương lai. Đồng thời, phải có kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng nói chung và nguồn điện nói riêng một cách tiết kiệm và hiệu
HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 8
quả, nhằm xây dựng nền kinh tế nước nhà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Một trong những điều kiện tiên quyết để hạn chế việc tiêu hao điện năng là đầu tư tiết kiệm điện trong hoạt động sản xuất. Hiện nay, sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong việc tiêu thụ điện năng so với các lĩnh vực khác có cùng mức tiêu hao năng lượng. Để giảm thiểu tổn thất điện năng nêu trên trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư thay đổi công nghệ, thay thế các công nghệ mới, loại bỏ dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp thay vào đó các thiết bị có hiệu suất cao, thực hiện các báo cáo kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm,… đây được xem là bước tiến khả quan cho Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời hướng Việt Nam đến một nền kinh tế “xanh” trong tương lai.