KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược tiết kiệm điện cho các nhóm phụ tải lớn của tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN 1.1. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Thế giới đang đối mặt với những thách thức như gia tăng dân số, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao,….Trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt dần. Theo báo cáo của Tập đồn dầu khí Anh BP đã cơng bố báo cáo về triển vọng năng lượng trên toàn cầu "World Energy Outlook." Dự báo, đến năm 2035 nhu cầu toàn thế giới về năng lượng sẽ tăng chậm lại, từ mức 55% năm 2012 xuống còn 41%. Khu vực tăng nhu cầu tiêu thụ là các nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh, như Trung Quốc và Ấn Độ. Cũng theo báo cáo này trong hai thập kỷ tới, nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng trung bình hàng năm 1,5%, trong đó tăng cao hơn vào đầu kỳ và giảm còn 1,2% trong giai đoạn 2020- 2035. Gần như toàn bộ nhu cầu bổ sung về dầu mỏ (khoảng 19 triệu thùng/ngày so với năm 2012) là phục vụ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Đơng.Trong các nguồn năng lượng, khí đốt sẽ củng cố vị trí của mình, than và dầu mỏ sẽ giảm dần vai trò, và đến 2035, thị phần của ba nguồn năng lượng này sẽ gần bằng nhau, chiếm khoảng 26-27% mỗi loại trong thị trường tiêu thụ năng lượng thế giới. Thủy điện và năng lượng tái tạo sẽ giành 5-7% mỗi loại trên thị trường này[1].

Theo dự báo, đến năm 2030 nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên 60% so với năm 2005, với tốc độ phát triển kinh tế trung bình 3,5-4% trên toàn cầu và dân số thế giới tăng lên 8,3 tỉ người. Trong các nước phát triển, nhu cầu về năng lượng sẽ tăng từ 3 đến 3,5 lần so với OEDC.Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ chiếm hơn 50%, theo ước tính tới 2020 Mỹ cần thêm 50% khí và 1/3 lượng dầu hiện nay. Hiện nước Mỹ, dầu mỏ chiếm khoảng 40% nhu cầu năng lượng trong nước. Các dự báo đều cho rằng, nguồn cung dầu mỏ của thế giới chỉ gia tăng thêm trong khoảng nửa thập kỉ nữa trước khi đạt đỉnh điểm rồi bắt đầu giảm, còn nguồn cung khí đốt sẽ tiếp tục tăng thêm 1-2 thập kỷ rồi cũng giảm. Điều này làm cho cuộc cạnh tranh giành giật các nguồn tài nguyên như: dầu mỏ, khí đốt, than và uranium ngày càng quyết liệt trên toàn cầu, quyền lực của cải đang chuyển dần từ những nước thiếu năng lượng

(Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU) sang các nước dư thừa năng lượng (Nga, Saudi Arabia, Venezuela) và tiêu thụ năng lượng của các quốc gia đang phát triển trong tổng lượng tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên và các quốc gia phát triển sẽ giảm đi [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược tiết kiệm điện cho các nhóm phụ tải lớn của tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)