Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hội ở việt nam hiên nay (Trang 25 - 28)

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hội

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộ chung, do nhà nước ban hành hoặc thực nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Trong bối cảnh hiện nay việc phát triển nhanh chóng và gia tăng vai trị của hội trong nhiều năm qua do thu hút, tập hợp được nhiều tri thức, chuyên gia hoạt động tự nguyện trong các lĩnh vực liên quan và có được nguồn tài trợ bảo đảm cho hoạt động của hội. Những quan hệ xã hội phát sinh khi cá nhân, tổ chức trong cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết thành lập hội tại Việt Nam để đóng góp tích cực cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, bảo vệ mơi trường, nâng cao dân trí, năng lực, tư vấn chính sách. Trên thực tế, hoạt động của một số hội trong nước đã bộc lộ khơng ít yếu tố phức tạp. Một số hội hoạt động dựa vào tài trợ của nước ngoài, chịu ảnh hưởng chi phối đáng kể từ một số nước phương Tây. Có hoạt động tác động đến nhận thức thường trên các quan điểm, giá trị của phương Tây về dân chủ, nhân quyền. Đặc biệt, có một số tổ chức đã bị các thế lực phương Tây sử dụng để xây dựng báo cáo, khuyến nghị theo quan điểm của phương Tây, khơng phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức Việt Nam tham gia hoạt động hội nhằm mục đích đóng góp tích cực cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước phải xây dựng, ban hành các quy định, quy phạm chưa đựng trong văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Do đặc điểm của hội rất đa dạng, nên pháp luật điều chỉnh nhưng quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này cũng có sự tương ứng. Các vấn đề pháp lý về hội liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau do hội hoạt động hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế, xã hội. Mỗi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế xã hội hoạt động phụ thuộc các chế định định pháp luật thuộc lĩnh vực đó.

Với cách lập luận ở trên, có thể đưa ra khái niệm về pháp luật về hội như sau: “Pháp luật về hội là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hội”.

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật về hội

Từ những đặc thù của hội, pháp luật về hội bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, quá trình hình thành các quy phạm pháp luật về hội được ra đời dựa trên sự phát triển về kinh tế và xã hội tại Việt Nam

Khi kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng, các lĩnh vực trong đời sống xã hội ngày càng nghiên cứu chuyên sâu, hình thành các lĩnh vực, ngành, nghề mới từ đó cần sự điều chỉnh bằng pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích các các chủ thể tham gia quan hệ này. Các lĩnh vực, ngành nghề mới cũng sẽ phát triển lớn mạnh, hình thành các cơng đồng, hình thành các hội về lĩnh vực chuyên ngành sâu. Trước yêu cầu đó, pháp luật về hội cần được xây dựng kịp thời để điều chỉnh các hoạt động về hội.

Thứ hai, nguồn pháp luật về hội bao gồm các văn bản của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật về hội nói chung và văn bản của Đảng, văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội.

Thứ ba, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hội

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hội là các nhóm quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật về hội điều chỉnh. Đó là quan hệ giữa Nhà nước và

các hội, quan hệ giữa hội với các thực thể khác trong xã hội, quan hệ giữa hội với các hội viên, các quan hệ khác trong quá trình thành lập, hoạt động, chia, tách, sáp nhập và giải thể hội.

Phương pháp điều chỉnh là cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật về hội.

Về quan hệ giữa Nhà nước với các hội, trước hết, để đảm bảo trật tự xã hội, trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế, chống những tiêu cực lợi dụng quyền lập hội làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, lãnh thổ, quyền lợi công dân, việc thành lập tổ chức và hoạt động của hội phải đặt dưới sự quản lý Nhà nước. Nhà nước quản lý hội toàn diện trên các mặt: xây dựng, ban hành chính sách pháp luật; cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, liên hiệp, giải thể, công nhận và phê duyệt điều lệ, công nhận thỏa thuận thành lập pháp nhân thuộc hội; xử lý vi phạm pháp luật; kiểm tra, thanh tra, giám sát tổ chức và hoạt động của các hội. Phương pháp điều chỉnh đối với quan hệ quản lý giữa Nhà nước và các hội phải mang tính mệnh lệnh, thể hiện quyền lực của Nhà nước.

Đối với Nhà nước, các hội khơng chỉ là đối tượng quản lý mà cịn là đối tượng trong nhiều quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực của đời sống: kinh tế - chính trị - xã hội. Thực tế đã cho thấy, các hội tham gia tích cực vào hoạt động quản lý của Nhà nước, cùng Nhà nước thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, khắc phục thiên tai, thảm họa, triển khai các dịch vụ nhân đạo. Mối quan hệ này đòi hỏi phương pháp điều chỉnh dựa trên cơ sở tơn trọng sự bình đẳng, tính độc lập của các hội với cơ quan Nhà nước, tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải của các hội.

Hội là những tổ chức được thành lập hình thức và có tư cách pháp nhân, hoạt động của hội được thực hiện trên hầu hết các lĩnh vực xã hội như kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... Trên các lĩnh vực này, các hội tham gia vào nhiều mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân – những thực thể khác trong xã hội. Mối quan hệ giữa hội với các thực thể khác thường là quan hệ hợp tác, liên kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau... Đòi hỏi các hội phải được xác định địa vị pháp lý rõ ràng để đảm bảo tính độc lập và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, pháp luật về hội điều chỉnh loại quan hệ này phải dựa trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng và tự thỏa thuận giữa các bên chủ thể, tơn trọng mục đích của các hội khơng vì lợi nhuận mà vì các mục tiêu nhân đạo và phát triển của xã hội.

Quyền tự do lập hội, tự do hội họp là hai quyền cơ bản quan trọng của công dân được ghi nhận trong công ước quốc tế về quyền con người, các bản Hiến pháp của Việt Nam cũng ghi nhận và khẳng định những quyền này. Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định các tổ chức có quyền được lập hội. Các tổ chức, cá nhân khi tham gi vào hội mặc dù phải đáp ứng điều kiện của hội, tuân thủ những nội quy, quy chế của hội nhưng cũng không thể từ bỏ nguyên tắc tự do, tự nguyện. Mặt khác, các quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể...mặc dù chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước nhưng trước hết, các quan hệ này phát sinh từ tình hình thực tế, nhu cầu và quyết định của hội và các thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hội ở việt nam hiên nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)