2.1.1. Số lượng và sự phân nhóm các hội
Hiện nay trong phạm vi tồn quốc, có khoảng trên 70.000 tổ chức hội [9] và được phân thành các nhóm như sau:
Một là, hội được cơ quan có thẩm quyền xác định là tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, hội Sinh viên Việt Nam;
Hai là, hội được cơ quan có thẩm quyền xác định là tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, gồm các tổ chức sau: Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong đó các hội thành viên chuyên ngành của Liên hiệp (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) và Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam;
Ba là, hội, tổ chức phi chính phủ: đây là nhóm phổ biến nhất, ước tính chiếm gần 2/3 tổng số hội hiện nay, gồm các hội hoạt động chuyên ngành, nghề, lĩnh vực: Kinh tế, công thương, y tế, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, tài chính, giáo dục, văn hóa, thể thao, xây dựng, tư pháp và các ngành khác. Trong một ngành có thể phân thành nhiều lĩnh vực chuyên sâu, như ở ngành y tế có Tổng hội y học nhưng hiện nay đã có khoảng 60 hội hoạt động lĩnh vực chuyên sâu. Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phê duyệt điều lệ hiệp hội của các tổ chức kinh tế cũng đã xác định các tổ chức này là hội, tổ chức phi chính phủ;
Bốn là, tổ chức xã hội hoặc xã hội - từ thiện, nhân đạo: tương đối phổ biến, ước tính chiếm gần 1/3 tổng số hội hiện nay. Hoạt động của hội này tập trung vào các lĩnh vực xã hội, từ thiện, nhân đạo, trợ giúp người khuyết tật, trẻ em, một số hội tiêu biểu như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ trẻ em khuyết tật, Hội Người mù, Liên hiệp hội Khuyết tật, Hội Cựu thanh niên xung phong và các hội khác. [19]
2.1.2. Thực trạng tổ chức, hoạt động của hội
Thứ nhất, hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức: các hội đã tham gia tích cực vào cơng tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kiến thức khoa học, kỹ thuật góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao dân trí, đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào cuộc sống. Cơ quan ngôn luận của nhiều hội đã trở thành diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của hội viên và trở nên gần gũi với đông đảo bạn đọc trong cả nước.
Thứ hai, hoạt động tư vấn, phản biện xã hội: nhiều cơng trình khoa học cấp quốc gia, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng, phương hướng phát triển ngành đã được các hội, tổ chức phi chính phủ tư vấn, phản biện có hiệu quả như: Dự án thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, dự án khai thác Bơ xít ở Tây Ngun, dự án điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, quy hoạch đô thị Hà Nội, quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm và một số dự án xây dựng luật, pháp lệnh.
Thứ ba, lĩnh vực giao thông, xây dựng: các hội hoạt động trong lĩnh vực này đã có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội cũng như cho ngành và lĩnh vực đang hoạt động, đặc biệt là tham gia vào việc tư vấn xây dựng các cơng trình, dự án lớn về giao thơng, xây dựng.
Thứ tư, lĩnh vực khoa học và công nghệ: những năm gần đây hoạt động của các hội trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã tập hợp hội viên để thực
hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về khoa học và cơng nghệ, tham gia, thực hiện nhiều hoạt động về chuyển giao, ứng dụng cơng nghệ, góp phần thúc đẩy các hoạt động về khoa học và công nghệ ở nước ta phát triển nhanh trong thời gian qua.
Thứ năm, lĩnh vực công thương và đầu tư: các hội đã có nhiều hoạt động tập hợp hội viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đang tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đã đem lại những lợi ích thiết thực cho hội viên, như việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường tiêu thụ, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hội viên. Điển hình như các hội hoạt động trong lĩnh vực: Thủy sản, lương thực, dệt may, giấy, da giầy… đã có nhiều hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong quá trinh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thứ sáu, lĩnh vực văn học, nghệ thuật: các hội đã phối với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức liên hoan ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh, xuất bản, phát hành các tác phẩm có nội dung tốt, cổ vũ các nhân tố mới đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, có tác dụng tốt trong cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng dư luận, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hoá, nghệ thuật.
Thứ bảy, lĩnh vực thể thao: các Liên đoàn đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước chuẩn bị, tổ chức thành công đại hội thể thao Đông Nam Á tại nước ta, là một chương trình hoạt động lớn, không những huy động nỗ lực của hội viên mà còn vận động thu hút các ngành, địa phương tham gia; tổ chức đào tạo, tập huấn cho các đội tuyển tham gia các hoạt động thể thao trong khu vực và quốc tế. Các hội, tổ chức phi chính phủ (Liên đồn thể thao) là đầu mối tham gia vận động phong trào rèn luyện sức khoẻ của các
tầng lớp nhân dân cùng với việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, hình thành tổ chức thể thao chuyên nghiệp trong các bộ mơn đã có những tiến bộ mới.
Thứ tám, trên các lĩnh vực khác: các hội cũng có nhiều hoạt động thiết thực, tuyên truyền vận động hội viên thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, có nhiều đóng góp trong cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
2.1.3. Đánh giá chung về tổ chức, hoạt động của các hội
Về cơ bản, hoạt động các hội ngày càng phát huy tốt, tích cực hơn có vai trị tác động của mình tới hội viên và kinh tế - xã hội, cụ thể là:
Thứ nhất, thể hiện vai trò là cầu nối giữa hội viên với cơ quan nhà nước, phản ánh các nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, đồng thời kiến nghị với cơ quan nhà nước những yêu cầu, đòi hỏi cần giải quyết...
Thứ hai, tham gia ngày càng tích cực, có hiệu quả và kết quả vào việc giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức, đã thực hiện một số hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đối với các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật, chương trình, dự án lớn của Nhà nước.
Thứ ba, hỗ trợ hội viên ngày càng hiệu quả hơn đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, góp phần giải quyết các tranh chấp thương mại, mở rộng hoạt động tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ thị trường...
Thứ tư, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động cung ứng dịch vụ, xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; văn hóa, thể dục thể thao; bảo vệ môi trường, cùng với Nhà
nước mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được các hoạt động của các hội tồn tại hạn chế sau:
Thứ nhất, nhiều hội chưa thực hiện được vai trò là cầu nối giữa hội viên với cơ quan nhà nước, chưa đại diện thực sự cho lợi ích của các hội viên.
Thứ hai, Hoạt động một số hội cịn mang tính hình thức, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, quyền hợp pháp của hội viên, một số hội, tổ chức phi chính phủ cịn chưa thu hút đông đảo hội viên tham gia, hoạt động kém hiệu quả.
Thứ ba, các hội hoạt động cịn trơng chờ vào nguồn kinh phí nhà nước, chưa chủ động trong tổ chức, hoạt động, một số hội, tổ chức phi chính phủ cịn hành chính hóa hoạt động hoặc có xu hướng mong muốn trở thành các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp để được hưởng nguồn kinh phí, nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước.
Thứ tư, tổ chức, hoạt động của một số hội có xu hướng vụ lợi hóa, khơng tn thủ ngun tắc "phi lợi nhuận"; lợi dụng danh nghĩa tổ chức để vụ lợi, mưu cầu lợi ích cục bộ, cá nhân, phương hại đến lợi ích của hội viên, lợi ích chung của xã hội.
2.2. Tình trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về hội ở Việt
Nam hiện nay
2.2.1. Tình trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về việc thành lập hội
2.2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về việc thành lập hội ở Việt Nam hiện nay
Tổ chức hội không giống như các pháp nhân thương mại. Công dân, tổ chức tham gia thành lập hội yêu cầu phải có cùng chung ngành nghề, hay sở
thích hoặc chung nhau mục đích tập hợp và khơng lấy xuất phát và khơng dựa vào vốn ban đầu. Do đó, pháp luật quy định điều kiện về vốn, tài sản để thành lập hội là khơng bắt buộc có số vốn, tài sản nhất định. Tuy nhiên, pháp luật quy định một số điều kiện bắt buộc phải có khi thành lập hội, theo đó, bất kỳ cơng dân, tổ chức nào khi cùng chung một ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp đều có thể thành lập hội thông qua Ban Vận động thành lập hội. Như vậy, công dân, tổ chức muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội áp dụng trong thực tiễn đã có một bất cấp về điều kiện để thành lập hội như: Việc thiếu các quy định chặt chẽ về điều kiện công nhận Ban Vận động thành lập hội trong đó có u cầu người đứng đầu Ban vận có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động, tên hội, tơn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp dẫn đến tình trạng khơng thể vận động, thuyết phục cơng dân, tổ chức tham gia thành lập hội và không thể thực hiện nhiệm vụ cần thiết của Ban Vận động thành lập hội. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng và tính chuyên nghiệp trong tổ chức, hoạt động của hội. Vì vậy, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP) đã quy định cụ thể về điều kiện công nhận Ban Vận động thành lập Hội, cụ thể quy định đối với người đứng đầu Ban Vận động thành lập hội phải là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và yêu cầu về tên hội, tơn
chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp. Theo Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, quy định thành lập Ban Vận động thành lập hội gồm các điều kiện như sau: những người dự kiến trong Ban vận động thành lập hội cần nêu rõ thông tin cá nhân; trú qn; trình độ văn hố; trình độ chun mơn, riêng người đứng đầu Ban vận động hội cần có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở tư pháp cấp; Nêu rõ các nội dung về việc vận động, thành lập hội như tên hội, tơn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp; có đủ số lượng cơng dân, tổ chức tham gia Ban Vận động thành lập hội.
Như vậy, có thể thấy muốn thành lập hội, tham gia thành lập hội, thì trước tiên thành lập Ban Vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động cơng nhận.
*Điều kiện về mục đích, trụ sở, số lượng hội viên đăng ký tham gia: Ngồi các điều kiện như đã nêu ở trên, thì muốn thành lập hội cần phải thoả mãn một số điều kiện khác như:
- Về tơn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động: Hội hoạt động với mục đích tập hợp công dân, tổ chức Việt Nam có chung cùng ngành nghề, cùng giới, cùng sở thích để đóng góp cho sự phát triển của ngành nghề, của giới, hay phát triển giới. Vì vậy, việc thành lập một hội mới có mục đích tập hợp, lĩnh vực và phạm vi hoạt động trùng lặp với hội đã được thành lập thì sẽ khơng được thành lập hội đó nữa.
- Về tên của hội: Tên của hội, hiệp hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đồn, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác do Ban sáng lập hội lựa chọn và theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP thì phải bao gồm
một trong các cụm từ như: “hội”; “hiệp hội”; “liên hiệp hội”; “tổng hổi”; “liên đồn”, “câu lạc bộ có tư cách pháp nhân”, khơng được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hội khác đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ, phải được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngồi và khơng vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
- Trụ sở của hội: Hội phải có trụ sở làm việc, là một địa điểm có thực trên bản đồ hành chính Việt Nam, phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Khi thay đổi trụ sở thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Số lượng hội viện đăng ký tham gia thành lập Hội: Do hội là tổ chức của công dân, tổ chức Việt Nam nên khi thành lập hội phải thoả mãn về số lượng công dân, tổ chức Việt Nam tự nguyện tham gia thành lập hội theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Thủ tục thành lập hội
Trình tự thành lập hội
Trình tự thành lập hội được pháp luật quy định cụ thể tại Điều …, theo đó việc đề nghị thành lập hội được tiến hành tại Bộ Nội vụ (đối với việc thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh) hoặc Sở Nội vụ (đối với việc thành lập hội ở địa phương như sau):
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập hội