Yếu tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hội ở việt nam hiên nay (Trang 42 - 44)

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến pháp luật về hội

1.4.2 Yếu tố kinh tế-xã hội

Trước hết, xét về mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế - xã hội với pháp luật nói chung, pháp luật là cơng cụ để nhà nước quản lí hầu như tất cả các mặt, các lĩnh vực của đất nước vì vậy pháp luật có những vai trị quan trọng đối với từng lĩnh vực trong hoạt động của đất nước, xã hội. Pháp luật khơng chỉ là vũ khí chính trị để giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động; pháp luật còn là phương tiện để giáo dục con người, tạo ra mơi trường pháp lí thuận lợi cho việc hình thành quan hệ mới trong xã hội, đồng thời củng cố, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác phát triế vì xã hội cơng bằng, văn minh tốt đẹp hơn. Pháp luật cũng có một vai trị to lớn đối với kinh tế. Một nền kinh tế có thể phát triển bền vững ổn định thì phải có

một hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp, chi tiết. Pháp luật về hội cũng ở trong mối liên hệ chặt chẽ với trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội ở nước ta, pháp luật về hội tạo ra hành lang pháp lý quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để công dân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ và hội hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ngược lại, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng đã có ảnh hướng sâu sắc đến hội nói chung và pháp luật về hội nói riêng. Cụ thể:

- Trước những năm 1980 ở nước ta, do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, những dịch vụ hay trợ giúp xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của nhà nước. Vào thời kỳ này, các hội do Chính phủ thành lập, hoạt động với mục tiêu ái hữu, vận động nhằm ủng hộ chính quyền cách mạng. Trong tình hình đó, mơi trường dịch vụ xã hội chưa thể hình thành và tồn tại, nhiều nhu cầu cá nhân của con người chưa thể đáp ứng.

- Từ công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Ngành nơng nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Sản xuất công nghiệp đi dần vào thế phát triển ổn định và các cơ sở sản xuất công nghiệp đã quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, áp dụng công nghệ tiên tiến và thay đổi phương án sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Sản xuất, kinh doanh hồi phục và có bước phát triển mạnh mẽ. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường, trong đó nhu cầu thành lập hội của công dân, tổ chức Việt Nam ngày càng lớn; các hội hoạt động dần ổn định và phát triển góp vào việc quản lý xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội

mà trước đây do Nhà nước thực hiện, nay trong quá trình phát triển của nền hành chính, Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức xã hội thực hiện. Tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công cho xã hội theo chủ trương xã hội hóa của Đảng, Nhà nước ta trong một số lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, thể thao, bảo vệ môi trường… Hoạt động tham gia một số công việc của Nhà nước góp phần từng bước xoá bỏ các rào cản mở đường cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tham gia vào giải quyết khắc phục những thách thức do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, mở đường cho nền kinh tế thị trường phát triển; giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật; khắc phục thiên tai; xóa đói, giảm nghèo... Sự phát triển các hội, quỹ đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam theo hướng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội trong đó có sự tồn tại các giá trị truyền thống bền vững.

- Nhiều hội đã đảm nhiệm tương đối có hiệu quả việc cung ứng một số dịch vụ công phục vụ xã hội, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa cung ứng dịch vụ cơng; giải phóng Nhà nước ra khỏi các nhiệm vụ mà trước đây phải thực hiện trong thời kỳ bao cấp, để tập trung nguồn lực vào thực hiện các nhiệm vụ quan trọng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Từ đó, Nhà nước phải ban hành các chính sách, pháp luật về hội hoặc có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hội ở việt nam hiên nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)