Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập

QLNN đối với cơ sở KCB nói chung, cơ sở KCBNCL nói riêng có vai trị rất quan trọng trong việc quản lý sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thể hiện vai trò chủ đạo của nhà nước là Quản lý. Nội dung QLNN đối với cơ sở KCBNCL được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh do Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Theo đó, nội dung QLNN đối với cơ sở KCBNCL gồm các nội dung cơ bản sau:

1.3.1. Xây dựng và thể chế hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi y tế NCL là một bộ phận của ngành y tế. Hệ thống chính sách của nhà nước đối với khu vực y tế NCL nói chung, đối với cơ sở KCBNCL nói riêng sẽ là nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của dịch vụ KCBNCL. Trong những thập niên gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu; đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN. KCB là một lĩnh vực trọng tâm trong chính sách bảo vệ, CSSK. Do đó, hiện nay chúng ta đã có một hệ thống các Nghị quyết của Đảng và nhiều văn bản PL như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư hướng dẫn

quan trọng làm nền tảng cho việc xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở KCBNCL.

Công tác thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách PL của nhà nước về KCB, KCBNCL của các chủ thể QLNN đối với y tế nói chung, đối với cơ sở KCBNCL nói riêng là một khâu quan trọng trong hoạt động QLNN. Theo đó, các địa phương cũng cần nghiên cứu, ban hành các văn bản QPPL để QLNN đối với cơ sở KCBNCL, các văn bản chỉ đạo để tăng cường công tác QLNN đối với các cơ sở KCBNCL. Hệ thống văn bản QLNN của Trung ương và địa phương là cơ sở pháp lý để nhà nước và các cấp có thẩm quyền quản lý đối với mọi hoạt động của cơ sở KCBNCL ở địa phương cũng như trong toàn quốc. Đồng thời cũng là hành lang hoạt động hợp pháp của tất cả các cơ quan quản lý và cơ sở KCB trong cả nước trên con đường phát triển đất nước, khẳng định tính nhân đạo, ưu việt XHCN của nhà nước ta trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là KCBNCL.

Để công tác QLNN đối với cơ cơ KCBNCL có hiệu lực, hiệu quả, việc thể chế hóa chủ trương của Đảng cần phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp hiến và khả thi. Khi xây dựng PL đòi hỏi phải cân nhắc được các lợi ích của tất cả những đối tượng được văn bản PL điều chỉnh. Sự hoàn thiện PL đối với các cơ sở KCBNCL cịn thể hiện ở tính thống nhất của nó. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ, chế định PL đối với các CSKCBT phải phản ánh được các nguyên lý khoa học hiện đại của tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nói chung, thực hiện cơng vụ nói riêng. Ngồi ra, khi thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước phải luôn luôn chú ý các quy định PL có khả năng thực hiện được trên thực tiễn; sự phù hợp với các điều kiện (về vật chất, kỹ thuật, tổ chức...) bảo đảm cho quy định PL có thể được thực hiện.

1.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về y tế tư nhân, về các quyền và trách nhiệm của cá nhân khi tham gia khám chữa bệnh ngồi cơng lập

Tun truyền, phổ biến PL là q trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể tuyên truyền, phổ biến PL để chuyển tải, truyền đạt những nội dung thông tin, tri thức về các bộ luật, đạo luật liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động… của cơ sở KCBNCL thông qua các phương pháp, phương tiện tuyên truyền, phổ biến PL khoa học và hình thức tuyên truyền phù hợp tới đối tượng tiếp nhận nhằm đạt được những mục tiêu, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến nhất định.

Về nội dung, tuyên truyền, phổ biến, PL về QLNN đối với cơ sở

KCBNCL bao gồm: phổ biến nội dung hệ thống các văn bản PL có liên quan, những văn bản mới được ban hành; các nội dung liên quan đến cấp GPHĐ, quản lý chuyên ngành lĩnh vực KCB; về việc cấp phép, thu hồi CCHN đối với người hành nghề KCB, GPHĐ đối với cơ sở KCB; các quy định về thông tin, quảng cáo KCB; về việc thực hiện các quy trình, quy định về phục hồi chức năng, giám định pháp y, pháp y tâm thần, giám định y khoa, khám sức khỏe và dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt, phẫu thuật thẩm mỹ; tuyên truyền về việc thực hiện quy định về quản lý chất lượng xét nghiệm; quy định về dinh dưỡng, tiết chế người bệnh….

Về đối tượng, công tác tuyên truyền, phổ biến PL không chỉ chú trọng

đến đối tượng là CBCC làm công tác QLNN về lĩnh vực này, mà còn tuyên truyềncho những người làm quản lý trong các cơ sở KCBNCL, nhân viên y tế, thậm chí cả những người phục vụ theo chế độ hợp đồng lao động tại các cơ sở KCBNCL. Những người làm quản lý trong các cơ sở KCBNCL có vai trị quan trọng trong việc triển khai các văn bản hướng dẫn, sử dụng nguồn nhân lực, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định. Đối với đội

ngũ nhân viên y tế, việc phổ biến PL sẽ giúp họ nắm được quy định hiện hành của PL về chun mơn, có đạo đức nghề nghiệp, xử lý tình huống trong quá trình KCB. Đối với nhân viên phục vụ, việc tuyên truyền các văn bản PL đối với họ sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động…

Về phương pháp, để tuyên truyền, phổ biến PL liên quan đến KCBNCL

cần có định hướng cơng tác phổ biến, giáo dục PL; lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục PL; áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục PL; triển khai chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục PL; kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến giáo dục PL, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận. về phổ biến giáo dục PL.

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến PL liên quan đến KCBNCL, các chủ thể QLNN đối với cơ sở KCBNCL cũng cần tổ chức và tạo lập các điều kiện để các cơ sở KCBNCL thực hiện các quyền và trách nhiệm theo PL. Theo đó, các điều kiện cần thiết để một cơ sở KCBNCL là: cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; điều kiện về cơ sở vật chất; điều kiện về trang thiết bị; điều kiện về chuyên môn của nhân viên y tế; thủ tục pháp lý, mua bán máy móc, thiết bị, trụ sở hoạt động; các điều kiện hoạt động của các cơ sở KCBNCL được Nhà nước quy định trong hệ thống các văn bản quy định hiện hành.

1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý đối với cơ sở KCBNCL: Nhà

nước hình thành hệ thống tổ chức ngành y tế nhằm thực hiện những mục tiêu của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tổ chức bộ máy QLNN đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: đảm bảo phục vụ nhân dân kịp thời, có hiệu quả cao đáp ứng được nhu cầu người dân khi cần là được CSSK; phù

hợp với tình hình kinh tế địa phương và mơ hình bệnh tật; phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng quản lý của ngành, đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ trong quản lý hệ thống; đảm bảo nguyên tắc kết hợp QLNN theo ngành/lĩnh vực và lãnh thổ.

Trên cơ sở xác định nội dung nguyên tắc kết hợp QLNN theo ngành/lĩnh vực và lãnh thổ, nội dung, mức độ kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ nhằm phát huy cao độ nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích của từng địa phương trong sự phát triển một cách có lợi nhất những lợi thế của địa phương. Mơ hình hệ thống tổ chức nhà nước hiện nay là phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: Các cơ sở y tế vừa trực thuộc Bộ về quản lý chuyên môn y tế, vừa trực thuộc lãnh đạo địa phương về tổ chức, nhân lực, tài chính…

Theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cơ sở KCBNCL bao gồm: Chính phủ, UBND các cấp; Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Sở Y tế, Phòng hành nghề y dược tư nhân, Phịng Y tế có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, UBND các cấp thực hiện QLNN đối với cơ sở KCBNCL.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 là văn bản pháp lý cao nhất để thực hiện cấp CCHN đối với người hành nghề, cấp GPHĐ đối với cơ sở KCB hiện nay (bao gồm cả cơ sở y tế công và YTTN). Theo đó, Chính phủ thống nhất QLNN về KCB; Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi CCHN và GPHĐ; Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sở KCB; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý VPPL về KCB. Bên cạnh đó,

việc quản lý hoạt động KCB của các cơ sở YTTN còn được phân cấp bởi các cơ quan chuyên môn theo sự phân cấp từ Trung ương đến địa phương.

Sơ đồ 1.1. Hệ thống QLNN đối với cơ sở KCB ngồi cơng lập ở Việt Nam

(Nguồn: Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế 2016)

Cục Quản lý KCB, Bộ Y tế tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng QLNN đối với cơ sở KCBNCL. Thanh tra Bộ Y tế thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, PL và các quy định về chuyên môn, kỹ thuật của các cơ sở KCBNCL. Đồng thời, Bộ Y tế thành lập các Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc xét cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề cho các bệnh viện tư nhân, các cơ

CHÍNH PHỦ UBND QUẬN HUYỆN PHÒNG Y TẾ Tổng Hội y học Hội HNYTN Cục QL khám

chữa bệnh Thanh tra Bộ

SỞ Y TẾ Phòng Nghiệp vụ Y Thanh tra sở Phòng Quản lý HNYDTN Liên ngành Trạm Y tế xã/phƣờng Cộng đồng UBND TỈNH, THÀNH PHỐ BỘ Y TẾ

Các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có cán bộ chuyên trách thuộc Phòng Nghiệp vụ y, dược. Một số Sở Y tế (Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Thanh Hóa…) có Phịng quản lý hành nghề y, dược tư nhân để giúp việc cho Giám đốc Sở Y tế quản lý hoạt động hành nghề y tư nhân trên địa bàn tỉnh. Ở một số địa phương, Sở Y tế giao cho TTYT quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và trạm y tế xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, kiểm tra và giúp Sở Y tế trong quản lý, kiểm tra hoạt động của cơ sở KCBNCL.

Ngoài ra, hỗ trợ cho ngành Y tế thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực YTTN nói chung, đối với cơ sở KCB nói riêng cịn có Tổng hội Y học Việt Nam và các Hội chuyên ngành khác

Từ năm 2012, Bộ Y tế đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về việc cấp CCHN và cơ sở KCB để cập nhật và quản lý thông tin cấp CCHN của người hành nghề KCB bao gồm các thông tin cá nhân, bằng cấp, chứng chỉ và xử lý vi phạm trong quá trình hành nghề. Hệ thống quản lý dữ liệu về việc cấp CCHN giúp rút ngắn thời gian cấp CCHN, tiện cho việc theo dõi tiến độ cấp CCHN, kiểm tra việc cấp CCHN của các Sở Y tế theo quy định của PL.

Xây dựng đội ngũ CBCC thực hiện chức năng QLNN đối với cơ sở KCBNCL có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quản QLNN đối với cơ sở KCB nói chung, cơ sở KCBNCL nói riêng. Nếu như thể chế quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được xác định một cách cụ thể, khoa học mà khơng có đội ngũ cơng chức đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ thì nhiệm vụ của tổ chức sẽ khơng được hồn thành hoặc kết quả thực hiện sẽ bị hạn chế.

Hoạt động của các cơ sở KCBNCL rất đa dạng, nhiều lĩnh vực hoạt động, tinh vi; trình độ, năng lực của đội ngũ công chức làm việc trong các cơ quan QLNN ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả QLNN. Do vậy, đòi hỏi cán bộ quản lý, CBCC làm việc trong các cơ quan HCNN quản lý đối với cơ sở

KCBNCL phải thường xuyên trau dồi kiến thức và kỹ năng trong quá trình thực thi cơng vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ CBCC thực hiện chức năng QLNN đối với cơ sở KCBNCL cần không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, về kiến thức QLNN, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ…Đồng thời, cần quan tâm bồi dưỡng, cập nhật các kỹ năng nghiên cứu, hoạch định chính sách trong lĩnh vực y tế, kỹ năng thiết lập các kế hoạch, xây dựng các đề án, kỹ năng tổ chức thực hiện PL…

1.3.4. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập

Thanh tra, kiểm tra là một trong những khâu quan trọng của QLNN đối với cơ sở KCBNCL. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xun, đóng vai trị quan trọng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và góp phần tăng cường, củng cố pháp chế, kỷ luật trong QLNN, đảm bảo công bằng xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với cơ sở KCBNCL được tiến hành với các chủ thể sau:

- Thứ nhất, kiểm tra của cơ quan quản lý của chính quyền địa phương:

bao gồm các hoạt động kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của chính quyền địa phương như các xã/phường/thị trấn, huyện, quận, thành phố. Trong lĩnh vực này, các cơ quan QLNN kiểm tra về lĩnh vực dược; công tác đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc; thanh tra việc cấp, cấp lại và thu hồi CCHN, GPHĐ của các cơ sở KCB. Hoạt động kiểm tra về y tế nói chung, cơ sở KCBNCL nói riêng phải đảm bảo tuân theo PL, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Nội dung kiểm tra việc thi hành PL đối với các cơ sở KCB liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, công tác KCB và các hoạt động liên quan khác như môi trường, an ninh trật tự, phòng chống dịch bệnh…

- Kiểm tra của cơ quan QLNN về y tế: bao gồm hoạt động kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyềnnhư Bộ

Y tế, Sở Y tế, Phòng Y tế được tổ chức kiểm tra các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý. Trong lĩnh vực này, các cơ quan kiểm tra về cơ sở hạ tầng, các điều kiện về vệ sinh môi trường, danh mục trang thiết bị y tế, phạm vi hoạt động chuyên môn được quy định trong Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề của cơ sở và trong “danh mục kỹ thuật chuyên môn” được phép thực hiện tại cơ sở; bảng giá viện phí (chi tiết từng loại chuyên mơn). Ngồi ra các cơ quan quản lý y tế còn kiểm tra các vấn đề khác như: Cơng khai giá viện phí; thực hiện quyền của người hành nghề y tế như việc tham gia đào tạo định kỳ, tham dự các khóa tập huấn, sinh hoạt khoa học, tham gia phịng chống dịch và các chương trình y tế Quốc gia; Đối với cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37)