Khái quát về cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập tại thành phố Huế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Khái quát về cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập tại thành phố Huế,

Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính đến tháng 12/2020, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng cộng 463 cơ sở KCB, bao gồm các loại hình như Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, các TTYT hoặc Trạm Y tế có giường bệnh. Trong số 463 cơ sở KCB trên tồn tỉnh, có 34 cơ sở KCB công lập (chiếm 7,34%); 429 cơ sở KCBNCL (chiếm 92,66%).

Thành phố Huế là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế nên ở đây tập trung hệ thống cơ sở KCB cả tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và thành phố. Từ khi có Pháp lệnh hành nghề y tư nhân được Chủ tịch nước công bố ngày 13/10/1993 đến nay, hệ thống YTTN nói chung, cơ sở KCB tư nhân nói riêng đã có bước phát triển nhanh chóng, trở thành lực lượng khơng thể thiếu trong CSSK nhân dân. Tính đến năm 2015, tại thành phố Huế có 150 cơ sở KCBNCL; đến năm 2017, trên tồn thành phố có 228 cơ sở KCBNCL và đến năm 2020 có 252 cơ sở KCBNCL, chiếm 58,74% tổng cơ sở KCBNCL của toàn tỉnh.

Biểu đồ 2.1. Số lƣợng cơ sở KCBNCL tại thành phố Huế (2010 - 2020)

(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế ,2020)

Về phân bố, các cơ sở KCBNCL ở thành phố Huế được phân bố ở 27/27

phường thuộc thành phố Huế. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở KCBNCL trên địa bàn thành phố Huế chưa được quy hoạch một cách có hệ thống. Các cơ sở KCBNCL tự bố trí địa điểm hoạt động (thuê mặt bằng hoặc tại gia đình), tự đầu tư mua sắm trang thiết bị đảm bảo theo quy định của Bộ y tế. Theo đó, các cơ sở KCBNCL chủ yếu tập trung ở khu vực các phường trung tâm thành phố, nơi có điều kiện hoạt động tốt, điều kiện giao thông đi lại, thông tin thuận tiện như Phường Vĩnh Ninh có 30 cơ sở (chiếm 11,9%); Phường Phú Hịa có 20 cơ sở (chiếm 7,94%); Phường Vỹ Dạ có 19 cơ sở (chiếm 7,54%); Phường Phú Hội có 19 cơ sở (chiếm 7,54%) [Phụ lục 2]

Về loại hình, mạng lưới cơ sở KCBNCL trên địa bàn thành phố Huế hiện

nay khá đa dạng, gồm có Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa, Phòng khám đa khoa, Phòng khám chuyên khoa, Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền và một số loại hình khác. 0 50 100 150 200 250 300 2015 2016 2017 2018 2019 2020 150 179 228 238 244 252

Bảng 2.1. Thống kê loại hình cơ sở KCBNCL tại thành phố Huế

TT Loại hình cơ sở KCBNCL Số lƣợng cơ sở

KCB NCL Tỷ lệ (%)

1 Bệnh viện đa khoa 1 0.40

2 Bệnh viện chuyên khoa 2 0.79

3 Phòng khám đa khoa 13 5.16 4 Phòng khám chuyên khoa 150 59.52 5 Phòng chẩn trị Y học cổ truyền 43 17.06 6 Phòng xét nghiệm 1 0.40 7 Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ 1 0.40 8 Cơ sở dịch vụ kính thuốc 14 5.56

9 Cơ sở dịch vụ làm răng giả 1 0.40

10 Khác 26 10.32

Tổng cộng 252 100.00

(Nguồn: Phòng Y tế thành phố Huế, 2020)

Theo thống kê tại Bảng 2.1, loại hình chủ yếu của cơ sở KCBNCL tại thành phố Huế là Phòng khám chuyên khoa với 150 cơ sở (chiếm 59,52%); Phòng chẩn trị Y học cổ truyền với 43 cơ sở (chiếm 17,06%). Ngồi ra, trên địa bàn thành phố Huế có 13 Phịng khám đa khoa (chiếm 5,16%); 02 Bệnh viện chuyên khoa (chiếm 0,79%) và 01 Bệnh viện đa khoa (chiếm 0,40%). Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố cịn có 43 cơ sở KCB khác như Phòng xét nghiệm; Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ; Cơ sở dịch vụ kính thuốc; Cơ sở dịch vụ làm răng giả…

Với mạng lưới hệ thống cơ sở KCBNCL trên địa bàn thành phố Huế cho cho thấy, hoạt động y tư nhân đã chia sẻ một lượng lớn bệnh nhân trong khám bệnh với cơ sở y tế nhà nước, góp phần đẩy mạnh XHH cơng tác chăm sóc

bệnh; người dân có điều kiện lựa chọn các cơ sở y tế phù hợp với từng loại bệnh tật và điều kiện kinh tế của mình; người bệnh được phát hiện sớm bệnh tật và được chăm sóc theo dõi thường xuyên.

Về nguồn nhân lực tại các cơ sở KCBNCL: tại các cơ sở KCBNCL trên

địa bàn thành phố Huế hiện nay, tổng số lao động thường xuyên trong các cơ sở KCB là 554 người, phần lớn đã qua đào tạo cơ bản từ trung cấp trở lên. Tính đến năm 2020, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế làm việc thường xuyên tại các cơ sở KCBNCL có trình độ Tiến sỹ, Bác sỹ CKII chiếm 4,87%; Thạc sĩ chiếm 8,66%; Bác sĩ CKI chiếm 10,83%; Bác sĩ chiếm 22,74%... Đây là nguồn nhân lực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng KCB tại các cơ sở KCBNCL [Phụ lục 5].

Các cơ sở KCBNCL đã góp phần tăng cường nhân lực y tế địa phương để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn, phần lớn là những cán bộ được đào tạo chính quy về ngành y cùng với một số cán bộ y tế đã nghỉ hưu tham gia hoạt động KCB. Làm giảm bớt gánh nặng cho y tế nhà nước trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng cao, bình quân mỗi năm đã khám cho 600.000 lượt KCB, chiếm khoảng 29% tổng số lượt KCB trên toàn tỉnh [51].

2.3. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Thể chế hóa và triển khai các văn bản của Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, PL của nhà nước là một trong những khâu đầu tiên trong quy trình QLNN. Trong những năm qua, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Huế và Phòng Y tế thành phố đã thực hiện tốt cơng tác thể chế hóa các quy định của trung ương về phát triển YTTN nói chung, QLNN đối với cơ sở KCBNCL nói riêng.

Hiện nay, các văn bản quy phạm PL có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực về hành nghề y dược tư nhân là Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, ban hành ngày 23/11/2009 có hiệu lực ngày 01/01/2011 và nghị định số 87/2011/ NĐ- CP ngày 27/9/2016 quy định, hướng dẫn quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chun mơn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, các văn bản QPPL chuyên ngành đã được ban hành [Phụ lục 6].

Hệ thống văn bản nêu trên đã tạo hành lang pháp lý vững chắc để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động QLNN. Trên cơ sở đó, để kịp thời triển khai công tác QLNN, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Huế và Phịng Y tế thành phố Huế đã triển khai thơng qua hệ thống văn bản QLNN của địa phương [Phụ lục 7].

Về nội dung, hệ thống văn bản QLNN đối với cơ sở KCBNCL trên địa bàn thành phố Huế đã tập trung điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội sau:

- Thứ nhất, về thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề KCB, giấy

phép hoạt động KCB. Trong thời gian qua, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã thường xuyên thanh kiểm tra và xử lý các đơn vị, cá nhân để chấn chỉnh hoạt động KCBNCL hoạt động đúng theo các quy định của pháp luật.

- Thứ hai, về quyền và trách nhiệm của các cơ sở KCBNCL: căn cứ vào

Điều 31 đến Điều 35 của Luật Khám, chữa bệnh, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã có các văn bản chỉ đạo các cơ sở KCBNCL có quyền; được hành nghề; quyền từ chối KCB; quyền được nâng cao năng lực chuyên môn; quyền

tồn khi hành nghề…Đồng thời, các văn bản cịn xác định về trách nhiệm đối với người bệnh; đối với nghề nghiệp; đối với đồng nghiệp; nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp…

- Thứ ba, về quản lý giá đối với DVYT tư nhân: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên

Huế đã cụ thể hóa Thơng tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 về quy định thống nhất giá dịch vụ KCB bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc để thực hiện QLNN.

- Thứ tư, về trách nhiệm của các cơ quan QLNN đối với các cơ sở

KCBNCL: Để thực hiện tốt QLNN đối với cơ sở KCBNCL nhằm phát huy những mặt tích cực, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường quản lý đối với cơ sở KCBNCL. Theo đó, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở y, dược NCL hoạt động trên địa bàn tồn tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở này để kịp thời chấn chỉnh các hành vi VPPL, đặc biệt chú ý các cơ sở KCB có yếu tố nước ngoài và cơ sở y, dược NCL khơng có giấy phép. Rà sốt tất cả các cơ sở y, dược NCL trên địa bàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân khi tham gia KCB.

Đồng thời, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt việc cấp chứng chỉ cho người hành nghề, cấp GPHĐ cho cơ sở hành nghề theo các quy định của PL. Rà sốt quy trình cấp phép để kịp thời điều chỉnh những bất cập trong thủ tục cấp phép đảm bảo tính cơng khai, minh bạch. Thực hiện cơng khai các thủ tục hành chính về cấp phép hành nghề y, dược NCL. Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định, quy chế chun mơn, quy chế bệnh án, chẩn đốn bệnh, kê đơn thuốc điều trị và các quy định của PL về hành nghề y dược…

- Thứ năm, về xử lý vi phạm đối với các cơ sở KCBNCL. Sở Y tế tỉnh

Thừa Thiên Huế đã thể chế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế. Trong đó, các nội dung được hướng dẫn chi tiết tại địa phương gồm những quy định các hình thức, các mức xử phạt; thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp, của Thanh tra Y tế, công an nhân dân, quản lý thị trường và của một số các cơ quan khác.

Kết quả khảo sát 20 công chức, viên chức gồm Lãnh đạo sở Y tế (3), Văn Phòng Sở Y tế (3); Phòng Nghiệp vụ Y (4), Thanh tra sở (3), UBND thành phố Huế (5);Phòng Y tế thành phố Huế (2) trực tiếp thực hiện công tác QLNN đối với cơ sở KCBNCL tại thành phố Huế cho thấy có; 14/20 người (chiếm 70.0%) cho rằng các văn bản thể chế QLNN đối với cơ sở KCBNCL đã đầy đủ, kịp thời, cụ thể; có 6/20 người (chiếm 30.0%) cho rằng các văn bản thể chế hóa chưa đầy đủ, chưa kịp thời và cịn thiếu sự hướng dẫn cụ thể.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ đánh giá việc thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách về QLNN đối với cơ sở KCBNCL tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)

70% 30%

Các văn bản đầy đủ, kịp thời, cụ thể

2.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về y tế tư nhân, về các quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia khám chữa bệnh ngồi cơng lập

Ngay sau khi các văn bản QPPL được ban hành, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung những văn bản QPPL đối với hoạt động KCBNCL, đồng thời phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng khác làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho đội ngũ CBCC trong các cơ quan QLNN, đội ngũ nhân viên y tế trong các cơ sở KCBNCL trong ngành y tế và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi người để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản QPPL về QLNN đối với cơ sở KCBNCL.

Công tác tuyên truyền, phổ biến PL liên quan tới hoạt động KCBNCL được Phòng Nghiệp vụ Y của Sở y tế chủ động xây dựng và phổ biến tài liệu có liên quan đến hoạt động KCBNCL để các chủ cơ sở, nhà đầu tư nghiên cứu trong khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Đối với các Bệnh viện NCL, Sở Y tế Thừa Thiên Huế phối hợp với các Bệnh viện tổ chức tuyên truyền, phổ biến trực tiếp hoặc thông qua hệ thống quản trị nội bộ của các bệnh viện NCL. Qua đó, các văn bản QPPL khơng chỉ được lãnh đạo cơ sở KCB mà tất cả các nhân viên y tế trong toàn cơ sở KCB cũng nắm được và tự giác thực hiện.

Về đối tượng, nội dung phổ biến, tuyên truyền văn bản QPPL về QLNN

đối với cơ sở KCBNCL gồm:

- Đối với đội ngũ CBCC trong các cơ quan QLNN và các chủ cơ sở, nhân viên y tế ở các cơ sở KCBNCL: nội dung tuyên truyền PL về QLNN đối với KCBNCL khá toàn diện, bao gồm các văn bản QPPL chuyên ngành như Luật khám, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản QPPL

đa ngành như: Luật Hình sự; Luật Phịng, chống tham nhũng, PL về Thuế, PL về mơi trường, các quy định về văn hóa cơng sở, đạo đức cơng vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế....

- Đối với tầng lớp nhân dân: Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã phổ biến sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân các văn bản QPPL về KCBNCL gắn trực tiếp với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân như: giá KCB, chế độ viện phí, BHYT, các quy định về phòng, chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, ATTP...

Về hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật QLNN đối với các cơ sở

KCBNCL ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện thông qua việc tổ chức hội nghị triển khai, hội nghị tập huấn văn bản QPPL về KCBNCL. Đây là hình thức thơng dụng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL. Đối với các văn bản như Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư của Bộ Y tế đều được xây dựng kế hoạch triển khai thi hành và tổ chức các hội nghị phổ biến trong toàn hệ thống các cơ quan QLNN đối với cơ sở KCBNCL tại thành phố Huế.

Bên cạnh đó, việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật QLNN đối với cơ sở KCBNCL cịn được triển khai thơng qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức PL về y tế và YTTN cho đội ngũ quản lý cơ sở, nhân viên y tế của các cơ sở KCBNCL; mời Báo cáo viên PL của Trung ương và địa phương đến phổ biến các nội dung PL về y tế theo từng chủ đề có liên quan.

Khảo sát 316 lãnh đạo, quản lý, chủ cơ sở tại 252 cơ sở KCBNCL tại thành phố Huế về mức độ nhận thức về các văn bản QPPL liên quan đến QLNN đối với cơ sở KCBNCL gồm: Bệnh viện đa khoa (5), Bệnh viện chuyên khoa (10), Phòng khám đa khoa (65), Phòng khám chuyên khoa (150), Phòng chẩn trị Y học cổ truyền (43), Phòng xét nghiệm (1), Cơ sở dịch vụ

thẩm mỹ (1), Cơ sở dịch vụ kính thuốc (14), Cơ sở dịch vụ làm răng giả (1), Khác (26). Kết quả: Hiểu biết đầy đủ về các quy định PL có 102/316 người (chiếm 32.28%); có hiểu biết nhưng khơng đầy đủ các quy định PL có 196/316 người (chiếm 62.03%) và không hiểu biết về các quy định PL có 18/316 người (chiếm 5.70%).

Biểu đồ 2.3. Mức độ nhận thức của Chủ cơ sở, nhân viên y tế cơ sở KCBNCL về các văn bản QLNN liên quan

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)

Sự nhận thức của Chủ cơ sở, nhân viên y tế cơ sở KCBNCL về các văn bản QLNN liên quan đã giúp các cơ sở KCBNCL có ý thức chấp hành các quy định về hoạt động khám, chữa bệnh NCL trên địa bàn thành phố Huế. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động KCBNCL là một loại hình dịch vụ địi hỏi phải có những điều kiện nhất định và liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người nên việc đào tạo trình độ chun mơn, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ y tế trong đó có cả những người hành nghề KCBNCL cần được quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện giúp đỡ cho một số cán bộ kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64)