Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội thành phố Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội thành phố Huế

Huế tác động đến Quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập trên địa bàn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Huế nằm ở trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, địa bàn nằm trải dài theo dịng sơng Hương. Phía Đơng giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang; phía Tây giáp thị xã Hương Trà; phía Nam giáp thị xã Hương Thủy; phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và biển Đông. Trong giai đoạn 2015 - 2020, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có 27 đơn vị hành chính cấp phường với tổng diện tích tự nhiên là 70,67 km²; dân số 351.585 người; mật độ dân số: 4975 người/ km² [Phụ lục 1].

Theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định định hướng xây dựng mơ hình đơ thị Thừa Thiên - Huế trực thuộc Trung ương bao gồm việc mở rộng thành phố Huế gồm có 36 đơn vị hành chính (29 phường và 7 xã).

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về kinh tế: Trong giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản

xuất kinh doanh khá tốt, tăng gấp 1,77 lần so với giai đoạn 2010 - 2015. Thành phố Huế đã có nhiều giải pháp nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư có

27.000 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, trong đó, vốn nhà nước hơn 7.970 tỷ đồng, vốn đầu tư của doanh nghiệp hơn 7.684 tỷ đồng, vốn đầu tư của dân cư gần 11.346 tỷ đồng, bình quân 23%/năm [52].

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt 5.051 tỷ đồng, tăng bình quân 6%, trong đó thu ngân sách Thành phố theo phân cấp ước đạt 1.365 tỷ đồng, tăng bình quân 7%. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi ngân sách, chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội [52].

Về văn hóa, xã hội: thành phố Huế đã khẳng định được vai trị, vị trí là

trung tâm về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế và của khu vực miền Trung. Trong giai đoạn 2015 - 2020, thành phố Huế đã đạt được một số thành tựu phát triển cơ bản sau:

- Thứ nhất, về phát triển văn hóa, du lịch: thành phố đã khai thác di sản

thành các lợi thế cho sự phát triển và đạt nhiều thành tựu từ bảo tồn di sản, đến nay Huế đã được tôn vinh là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố du lịch sạch ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”. Trong quá trình phát triển du lịch, việc khai thác du lịch dịch vụ từ di sản, đã đóng vai trị chủ đạo của kinh tế địa phương.

- Thứ hai, hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn Thành phố được triển

khai đồng bộ và toàn diện. Tỷ lệ người dân luyện tập thể dục, thể thao chiếm trên 60%. Nhiều cơng trình thể dục thể thao chất lượng cao được nhà nước và tư nhân đầu tư. Đến nay, Thành phố có 143 cơng trình, nhà tập luyện thể dục thể thao, trong đó, có 68 cơng trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước và 75 cơng trình theo hình thức XHH [52].

- Thứ ba, trong lĩnh vực y tế: Thành phố đã làm tốt cơng tác phịng,

chống các loại dịch bệnh; trang bị đầy đủ thuốc, hóa chất, nhân lực và phương tiện sẵn sàng để phục vụ cơng tác phịng, chống dịch khi xảy ra ứng phó kịp thời, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19 xảy ra.

Tổ chức đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và vệ sinh ATTP tại các cơ sở ăn uống, giải khát; không để xảy ra ngộ độc tập thể trên địa bàn.

Công tác CSSK nhân dân khám, chữa bệnh ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ tiêm chủng 10 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 5,7%; tỷ lệ người nhiễm HIV được quản lý, chăm sóc, tư vấn trên 95%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,86%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 11,8%; tỷ lệ BHYT tồn dân bình qn đạt 91,8%/năm; 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế và phường đạt tiêu chí đặc thù về Y dược cổ truyền theo Quyết định 647/QĐ-BYT [52].

- Thứ tư, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Hệ thống trường lớp công

lập, NCL các cấp học ổn định và phát triển, đảm bảo nhu cầu học tập. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục các cháu mầm non ngày càng tốt hơn; chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục nâng cao. Hằng năm, có khoảng 1.500 em đạt học sinh giỏi cấp Thành phố, Tỉnh, quốc gia, quốc tế. Có 99,9% học sinh tiểu học được đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất từ “đạt” trở lên; 99,9% học sinh trung học cơ sở xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó loại tốt, khá đạt 99,7% [52].

- Thứ năm, về chính sách xã hội: Cơng tác chăm lo đời sống người có

cơng với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm; giải quyết đầy đủ, kịp thời, cơng khai các chế độ chính sách của Nhà nước; hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các đối tượng gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Bình qn hằng năm, có trên 9.000 học viên được hưởng các chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên đạt 75%, tạo điều kiện cho trên 28.000 lượt vay là hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp,... Cơng tác xuất khẩu lao động đã có nhiều chuyển biến, có hơn 620 lao động làm việc tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao, Malaysia [52].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)