Ảnh hƣởng của tỷ lệ cát/tro đến cƣờng độ nén theo thời gian ngâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định độ bền trong các môi trường ăn mòn của gạch nhẹ sử dụng hạt xốp và công nghệ geopolymer (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

4.6 Ảnh hƣởng của tỷ lệ cát/tro đến cƣờng độ nén theo thời gian ngâm

Hình 4.16 Ảnh hƣởng của cát/tro đến cƣờng độ nén của vữa ngâm Na2SO4

Kết quả thí nghiệm nén mẫu ban đầu trƣớc khi ngâm mẫu cho thấy ở vữa xốp 55%, cấp phối C1 có cƣờng độ nén thấp hơn 9,2% so với C2 và cao hơn 22% so với C3. Ở loại vữa xốp 45%, cấp phối D1 có cƣờng độ nén thấp hơn 13,4% so với D2 và thấp hơn 22,7% so với D3. Qua đây có thể nhận thấy sự ảnh hƣởng của tỉ lệ cát/tro đến cƣờng độ của vữa xốp geopolymer. So sánh với các cấp phối vữa có hàm lƣợng xốp 0% theo Bảng 4.4 cho thấy cƣờng độ của vữa xốp tăng dần theo các tỉ lệ cát/tro là 1,3, 1,6, 1,9 nhƣng riêng với cấp phối C3 có hàm lƣợng xốp 55% có cƣờng độ thấp hơn do tỉ lệ dung dịch/ cốt liệu khô (cát+tro) thấp nên khơng đủ để tạo liên kết geopolymer và khó trong q trình thao tác tạo mẫu.

Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 8 tuần ngâm hóa chất, các mẫu vữa có xu hƣớng tăng cƣờng độ nén so với ban đầu. Đối với vữa xốp 55%, cấp phối C1 tăng từ 7,1% – 24,6%, cấp phối C2 tăng từ 6,8% – 18,5% , cấp phối C3 thay đổi từ -4,2% đến +16,7%. Đối với vữa xốp 45%, cấp phối D1 tăng từ 9,3% – 13,9%, cấp phối D2 tăng từ 3,1% – 6,3%, cấp phối D3 tăng từ 3% – 5,9%.

Sau 20 tuần ngâm, các mẫu vữa giảm cƣờng độ dần và ổn định hơn. Đối với vữa xốp 55%, cấp phối C1 thay đổi từ -4,7% đến +1,8% so với ban đầu, cấp phối C2 giảm từ 1,1% – 9,5% , riêng cấp phối C3 giảm mạnh từ 20,5% – 28,1%. Đối với vữa 45% xốp , cấp phối D1 thay đổi từ -5,2% đến +0,5% so với ban đầu, cấp phối D2 giảm từ 2,7% – 7,1%, cấp phối D3 giảm từ 3,7% – 7,4%. Sau 20 tuần, cƣờng độ nén của cấp phối C1 thấp hơn từ 0% – 6,1% so với C2 và cao hơn từ 39,1% – 42,6% so với C3, cƣờng độ nén của cấp phối D1 thấp hơn từ 9,9% – 11,9% so với D2 và thấp hơn từ 17,6% – 20,5% so với D3.

Qua đây có thể thấy đối với tỉ lệ cát/tro lớn thì vữa geopolymer xốp sẽ đạt cƣờng độ ban đầu cao hơn (cƣờng độ của vữa có tỉ lệ cát/tro 1,6 và 1,9 cao hơn lần lƣợt khoảng 12% và 22% so với vữa tỉ lệ cát/tro 1,3) nhƣng lại dễ bị ăn mịn trong các mơi trƣờng xâm thực hơn (cƣờng độ của vữa có tỉ lệ cát/tro 1,6 và 1,9 cao hơn lần lƣợt

khoảng 11% và 19% so với vữa tỉ lệ cát/tro 1,3 sau 20 tuần ngâm trong dung dịch ăn mịn), nhƣng riêng với cấp phối C3 có hàm lƣợng xốp 55% có cƣờng độ thấp hơn và giảm cƣờng độ mạnh sau khi ngâm, có thể mất hẳn cƣờng độ nén nếu đƣợc ngâm lâu hơn do tỉ lệ dung dịch/ cốt liệu khô (cát+tro) thấp nên không đủ để tạo liên kết geopolymer và khó trong q trình thao tác tạo mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định độ bền trong các môi trường ăn mòn của gạch nhẹ sử dụng hạt xốp và công nghệ geopolymer (Trang 73 - 76)