Ban hành văn bản pháp luật và chính sách về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh quảng trị (Trang 29 - 31)

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục

1.3.1. Ban hành văn bản pháp luật và chính sách về thi đua, khen thưởng

công bằng, kịp thời và phản ánh một cách thực chất, hiệu quả thì cần có sự quản lý thống nhất của nhà nước.

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ tư) thông Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ tư) thơng qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Luật đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013 bao gồm 07 nội dung. Căn cứ vào nội dung công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương, tỉnh Quảng trị thực hiện theo những nội dung sẽ được phân tích cụ thể sau đây, để phù hợp với thực tiễn địa phương.

1.3.1. Ban hành văn bản pháp luật và chính sách về thi đua, khen thưởng thưởng

Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơng tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phát động thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch 5 năm (2016-2020) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Thẩm nhuần lời kêu gọi của Bác Hô: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thỉ đua là những người yêu nước nhất''. Trong 05 năm qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cũng như ban hành các chính sách về thi đua, khen thưởng như:

+ Ban hành kế hoạch chỉ đạo, tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc 11/6 hàng năm.

+ Chỉ thị số 05/CT- UBND ngày 15/7/2016 UBND tỉnh về phát động phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020;

+ Quyết định 340/QĐ - UBND ngày 24/02/2017 về Ban hành Quy chế công nhận sáng kiến đế xét danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và đề nghị phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Huân chương Lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

+ Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 về Quy chế thi đua, khen thưởng của tinh Quảng Trị;

+ Quy chế khen thưởng tôn vinh các doanh nghiệp + Quy chế khen thưởng “xây dựng Nông thôn mới”;

+ Quy chế Giải thưởng công, viên chức, lao động tiêu biểu tỉnh Quảng Trị;

+ Quy chế khen thường vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao, Quy chế giải thường văn học, nghệ thuật

+ Chỉ thị số 27- CT/TU ngày 03/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và chào mừng Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025;

+ HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về khen thưởng học sinh giỏi của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn;

Đặc biệt với việc ban hành Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Quảng Trị đã cụ thể hóa, phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương và là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được thuận lợi, chặt chẽ. Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Quảng Trị có 6 chương, 40 điều, với các nội dung quy định đối tượng, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền lợi được khen thưởng và các nội dung khác.

Với việc quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh Quảng Trị, nhất là việc ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách về cơng tác TĐKT đã tạo ra hành lang pháp lý để tổ chức và thực hiện các phong trào thi đua cũng như công tác quản lý nhà nước đạt kết quả tốt. Đồng thời, với việc xây dựng và thực hiện các sách về thi đua, khen thưởng khá toàn diện ở các lĩnh vực đã góp phần tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh quảng trị (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)