Hệ thống cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh quảng trị (Trang 37)

1.4.1. Ở Trung ương

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ).

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ QLNN về thi đua, khen thưởng.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các quy định của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ quyền hạn sau:

Là cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: Các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị định của Chính phủ, dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng về thi đua, khen thưởng; Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch, các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hành động, Đề án, Dự án quan trọng về thi đua, khen thưởng.

Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định:

Kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm phát triển ngành Thi đua, Khen thưởng;

Kế hoạch phối hợp hoạt động giữa bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh (sau đây gọi chung là các bộ, ngành, địa phương), tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ về thi đua, khen thưởng;

Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội

ở trung ương tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước.

Thẩm định hồ sơ trình khen thưởng của các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương. Thực hiện theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, các Đề án, Dự án về thi đua, khen thưởng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành và địa phương; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức các phong trào thi đua và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dự liệu về thi đua, khen thưởng.

Chịu trách nhiệm chuẩn bị hiện vật, bảo quản, cấp phát hiện vật khen thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thu hồi, cấp, đổi hiện vật khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Vận động các nguồn tại trợ và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng Trung ương, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý quỹ thi đua, khen thưởng, ở các cấp, các ngành theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác thi đua, khen thưởng; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ khác, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với CC, VC, NLĐ thuộc phạm vi quản lý của Ban Thi đua - Khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao và theo quy định của pháp luật. [32].

1.4.2. Ở địa phương

* Cấp tỉnh

Ban Thi đua - Khen thưởng - Sở Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng

tỉnh là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về công tác thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua - Khen thưởng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ.

Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng, có trụ sở, biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh là cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh.

Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thi đua, khen thưởng; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các Đề án và Dự án về lĩnh vực thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế thực hiện phong trào thi đua và chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành địa phương.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dự liệu về thi đua, khen thưởng; tổng hợp, báo cáo định kỳ về thi đua, khen thưởng theo quy định.

Xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân cấp; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật [19, tr. 2].

Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại địa phương trong đó có cơng tác thi đua, khen thưởng.

Nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng:

Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trong ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị.

Chủ trì, phối hợp các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan ban ngành, đồn thể, thơng tin đại chúng phát hiện, tun truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho CC, VC, NLĐ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý. Khen thưởng thuộc thẩm quyền theo quy định; trình khen thưởng cho các cơ sở giáo dục về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật [38].

* Cấp huyện: Thực hiện Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày

26/02/2010, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, là cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.

Cấp xã: Khơng có cán bộ biên chế chuyên trách làm công tác thi đua,

khen thưởng, do công chức Vă phòng - Thống kê Uỷ ban nhân dân xã, phường kiêm nhiệm.

Tiểu kết Chương 1

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tơn vinh cơng trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thi đua, Khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên và liên tục hàng ngày.

QLNN về thi đua, khen thưởng nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời, tiến hành tổ chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị để thi đua, khen thưởng trở thành nguồn động viên lớn trong quá trình lao động, sản xuất và học tập,... góp phần quan trọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng cần tập trung thực hiện tốt nội dung QLNN về công tác thi đua, khen thưởng mà Luật Thi đua, Khen thưởng đã xác định, nhất là việc xây dựng ban hành các văn bản pháp luật, chính sách về thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng; kiện toàn bộ máy tổ chức; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; đa dạng các nội dung, hình thức thi đua khen thưởng,...

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị, trước tiên, cần phải xác định và phân tích đầy đủ, cụ thể thực trạng QLNN về công tác thi đua, khen thưởng của ngành trong thời gian qua.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

THI ĐUA KHEN THƯỞNG NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Quảng Trị, Giáo dục tỉnh Quảng Trị

2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

Huế, phía Tây giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào và phía Đơng giáp biển Đơng, với diện tích tự nhiên 4.737 km2 (chiếm 1,43% diện tích cả nước) và dân số 630.845 người (chiếm 0,67% dân số cả nước). Quảng Trị là đầu mối giao thông quan trọng, nằm ngay giao điểm của các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (gồm 02 nhánh Đơng và Tây), Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á, Quốc lộ 15D, cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam, kết nối với cảng Cửa Việt (khả năng đón tàu trọng tải đến 5.000 DWT), cảng biển nước sâu Mỹ Thủy (đang được đầu tư để đón tàu tải trọng 100.000 DWT); cách không xa trung tâm thành phố Đơng Hà về phía Bắc là sân bay Đồng Hới-Quảng Bình (khoảng 90km); về phía Nam là sân bay Phú Bài - thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).

Là điểm đầu trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) nối Lào - Thái Lan - Myanmar qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo với tổng chiều dài 1.450km, chạy qua 13 tỉnh của 04 quốc gia, Quảng Trị có nhiều lợi thế phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiểu vùng sơng Mê Kơng, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như JICA, ADB, WB... vai trị của tuyến Hành lang Kinh tế Đơng Tây ngày càng được khẳng định, trở thành một động lực phát triển của các tỉnh miền Trung. Với lợi thế đó, Quảng Trị có điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, du lịch và đầu tư.

Quảng Trị nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử cách mạng như: Thành Cổ Quảng Trị, Cụm di tích Đơi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đường 9-Khe Sanh; đường mịn Hồ Chí Minh huyền thoại, Địa đạo Vịnh Mốc, Sân bay Tà Cơn, Hàng rào điện tử Mc.Namara, Nhà đày Lao Bảo, đảo Cồn Cỏ anh hùng ...cùng với các Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ

Quốc gia Đường 9, đã tạo nên tính đặc thù, độc đáo và hấp dẫn của hệ thống di tích chiến tranh của Quảng Trị.

2.1.2. Giáo dục tỉnh Quảng Trị

* Khái quát giáo dục tỉnh Quảng Trị

- Quy mô, mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

+ Quy mơ trường lớp: Tính đến tháng 12/2020, tồn tỉnh có 399 trường mầm non, phổ thông và các trung tâm (378 trường công lập và 21 trường tư thục), cụ thể: 166 trường MN (19 trường tư thục, 147 trường công lập) với 417 điểm trường; 67 trường TH với 161 điểm trường, 42 trường THCS (bao gồm 04 trường PTDTNT huyện cấp THCS và 04 trường PTDT bán trú cấp THCS) với 47 điểm trường; 80 trường TH và THCS (có 04 trường PTDT bán trú TH&THCS) với 260 điểm trường; 24 trường THPT (có 01 trường PTDTNT tỉnh cấp THPT), 06 trường THCS&THPT (có 09 điểm trường), 02 trường phổ thơng liên cấp cấp TH, THCS và THPT (có 01 trường tư thục), 01 trường tư thục liên cấp mầm non và phổ thông; 01 trường Trẻ em khuyết tật tỉnh (có 02 điểm trường); 09 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, 01 Trung tâm GDTX - Tin học, Ngoại ngữ tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cịn có 33 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, 11 tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và 8 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

+ Quy mơ học sinh: Tính đến ngày 31/12/2020 tồn ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị có tổng số 173.296 học sinh mầm non và phổ thông, cụ thể: MN: 41.728 cháu; Phổ thông: TH: 61.541 học sinh; THCS: 44.468 học sinh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh quảng trị (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)