Hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 70)

2.2.2 .Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

2.2.5. Hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN vào hoạt động sản xuất, đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn đã được quan tâm đầu tư đúng mức, cụ thể: Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học, vi sinh và giống cây trồng, vật nuôi phục vụ yêu cầu nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu ngành kinh tế. Xây dựng mơ hình trình

diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển KT-XH vùng nông thôn, miền núi và vùng ven biển phục vụ xóa đói giảm nghèo. Cơng tác tư vấn và chuyển giao công nghệ không ngừng được quan tâm, đặc biệt là việc chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng các loại giống nấm ăn, nấm dược liệu cho vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã tạo thêm ngành nghề mới, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN vào hoạt động sản xuất và đời sống trên mọi lĩnh vực đã được các cấp chính quyền trong tỉnh chú trọng và đầu tư đúng mức. Việc nghiên cứu, khảo nghiệm và ứng dụng các tiến bộ KH&CN ln được đẩy mạnh, có trọng tâm, trọng điểm, đóng góp tích cực vào q trình phát triển KT-XH tại các địa phương.

Từ năm 2015 đến nay, Sở KH&CN đã triển khai thực hiện 83 mơ hình ứng dụng, nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN, nhiệm vụ KH&CN liên kết. Các nhiệm vụ KH&CN cấp huyện luôn bám sát định hướng nghiên cứu ứng dụng và được triển khai đa dạng trên nhiều lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục, nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường… đáp ứng phần lớn các nhu cầu thực tế cần giải quyết ở mỗi địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, phát triển nghề mới, vệ sinh môi trường dần được cải thiện.

Bảng 2.4. Tổng số mơ hình, nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN được thực hiện giai đoạn 2016-2020

Năm Tổng số mơ hình, nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN được giao

Chuyển tiếp từ

các năm trước Triển khai mới Nghiệm thu

2016 30 16 14 08 2017 31 20 11 18 2018 19 10 09 08 2019 29 09 20 12 2020 36 16 20 14 Tổng 145 71 74 60

Nguồn: Sở KH&CN Quảng Bình Bảng 2.4 cho thấy, trong giai đoạn 2016-2020, đã triển khai thực hiện nhiều mơ hình, nhiệm vụ KH&CN. Trong đó, tổng số mơ hình, nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN là 145; Số mơ hình, nhiệm vụ chuyển tiếp từ các năm trước là 71; Triển khai mới là 74; Số mơ hình, nhiệm vụ được nghiệm thu là 60. Nhiều dự án, mơ hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp như: Mơ hình ni cá Lăng chấm thương phẩm trên địa bàn huyện Tun Hóa; Mơ hình vườn ươm giống cây Keo lai giâm hom tại xã Phong Hóa, huyện Tun Hóa; Mơ hình ni cua đồng thương phẩm ở huyện Minh Hóa; Mơ hình trồng hoa cúc tại xã Quảng Đơng, huyện Quảng Trạch; Mơ hình sản xuất dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh; Nuôi cá thát lát trong ao đất; Thử nghiệm mơ hình sản xuất

giống nhân tạo cá Diếc (Carassius auratus) tại Quảng Bình; Trồng thử

nghiệm giống táo 05 trên vùng cát ven biển đã qua cải tạo; Trồng và chế biến, xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ xã Mai Thủy; Kiểm định, kiểm toán năng lượng và đề xuất các giải pháp đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Mơ hình: Sản xuất dưa hấu an tồn theo hướng VietGAP tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh. Mơ hình được triển khai với quy mơ 01 ha. Mơ hình đã sản xuất được 25,6 tấn dưa hấu đảm bảo tiêu chuẩn an tồn vệ sinh thực phẩm. Kết quả mơ hình hiện nay đang được Trang trại Việt Hưng tại thôn Trường Niên, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh ứng dụng, tiếp tục trồng dưa theo hướng VietGAP với diện tích 5 ha.

Mơ hình: Trồng thử nghiệm nấm Kim Phúc và Hoàng đế cho năng suất cao. Kết quả từ mơ hình nhận thấy, giống nấm Kim phúc cho năng suất cao nhất có thể đạt tới 60,75%/tấn nguyên liệu thô. Doanh thu trên mỗi tấn nguyên liệu bơng với các chi phí đã khấu trừ, người trồng nấm Hồng đế sẽ thu được lợi nhuận là 20.343.000 đồng. Hiện nay kết quả mơ hình đang được triển khai và nhân rộng.

Mơ hình: Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Ba kích dưới tán cây cao su. Mơ hình được xây dựng trên diện tích 1 ha với 6.000 cây Ba kích. Mơ hình được triển khai và nhân rộng đã góp phần tích cực trong bảo vệ, phục hồi và phát triển cây dược liệu, bảo tồn nguồn gen cung cấp nguồn dược liệu cho thị trường trong tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập cho người dân.

Mơ hình: Thử nghiệm khả năng sinh trưởng của bò lai (BBB x lai Zebu) ni tại Quảng Bình. Kết quả của mơ hình đã đánh giá được trọng lượng bê lai F1 (BBB x lai Zebu) sơ sinh đạt 30-42kg cao hơn 10-12% so với các tổ hợp bê lai hướng thịt khác, chất lượng thịt ngon hơn đã đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân.

Mơ hình: Ni giống gà địa phương bằng phương pháp chăn thả (ni gà thả vườn). Kết quả của mơ hình đánh giá được trọng lượng gà bình qn 1,54 kg/con, có chất lượng thịt thơm ngon, chi phí thức ăn giảm, tận dụng

được các phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tự nhiên (lúa, ngô, khoai) phù hợp với hình thức chăn ni bán chăn thả tại điều kiện vùng đồi núi.

Nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN: Phân lập và sản xuất giống nấm Rơm trên cơ chất rơm rạ. Kết quả của nhiệm vụ đã tuyển chọn và sản xuất chủng giống nấm VQB1, phát triển tốt trên cơ chất rơm rạ cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN: Điều tra, khảo sát sơ bộ hang động chưa được công bố tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Kết quả của nhiệm vụ khảo sát, phát hiện được 44 hang, động mới và đã tiến hành khảo sát vị trí, đo chiều cao, chiều rộng của các hang, làm cơ sở cho các chuyến khảo sát chuyên sâu phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch.

Đặc biệt, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở cấp huyện đã được tập trung nghiên cứu nhằm cung cấp các cơ sở khoa học phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng các giải pháp phát triển KT-XH của địa phương thông qua các đề tài như: Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền truyền thống ở huyện Lệ Thủy; Khôi phục, bảo tồn và phát huy các lễ hội văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch thành phố Đồng Hới.

Đáng chú ý, với việc nghiên cứu, định hướng bảo tồn lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển ở Quảng Bình, tháng 10/2018, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có quyết định cơng nhận lễ hội Cầu ngư của người dân vùng biển thuộc các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hoạt động sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ được nhiều địa phương quan tâm và đã triển khai nghiên cứu một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển các nghề truyền

thống. Các địa phương đã phối hợp với Sở KH&CN hướng dẫn các tổ chức và cá nhân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề quan tâm đến việc đăng kí và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của các vùng, miền trong tỉnh nhằm gìn giữ, quảng bá thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hoạt động sở hữu trí tuệ ln được chú trọng và ngày càng đi vào chiều sâu như xây dựng, ban hành, tuyên truyền, hướng dẫn xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức và cá nhân. Cụ thể:

Hướng dẫn cho 194 tổ chức, doanh nghiệp về các thủ tục hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng cơng nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích.

Tổ chức 02 lớp tập huấn về quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục đăng ký sáng chế và khai thác thông tin sở hữu cơng nghiệp; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc sản địa phương cho các tổ chức, cá nhân quan tâm và các hiệp hội sản xuất sản phẩm trên địa bàn tỉnh với 130 lượt người tham gia.

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cho phép sử dụng tên địa danh và phê duyệt bản đồ vùng sản xuất cho 06 tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, cụ thể: Mật ong Tuyên Hóa, Mật ong Minh Hóa, Nhãn hiệu tập thể Tỏi Quảng Minh, Mướp đắng Lệ Thủy, Hành tăm Lệ Thủy, Gạo Vĩnh Tuy.

Bảng 2.5. Thống kê bảo hộ sản phẩm hàng hóa địa phương tại Cục SHTT

Năm Đơn nộp Văn bằng bảo hộ

được cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế

2016 12 06

2017 39 21

2018 35 12

2019 45 29 01

2020 75 17

Tính đến nay, đã có hàng trăm nhãn hiệu được bảo hộ cho các sản phẩm sản xuất hàng hóa của địa phương. Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Quảng Bình có 147 đơn nộp và 97 văn bằng bảo hộ được cấp.

Hoạt động quản lý công nghệ

Công tác quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ được thực hiện thường xuyên. Từ năm 2016 đến nay, đã tổ chức thẩm định/có ý kiến về cơng nghệ 91 dự án đầu tư. Qua đó góp phần hạn chế việc đầu tư các công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng thấp, kém hiệu quả và có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao.

Công tác thanh tra khoa học và công nghệ

Hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực KH&CN, ngăn chặn sự gian lận của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ năm 2016 đến nay, đã tổ chức 28 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 244 cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra đã phát hiện 34 cơ sở vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa; ban hành 34 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền xử phạt là 125.063.000 đồng.

Trong 5 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ không nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo và vụ việc tham nhũng nào về lĩnh vực quản lý KH&CN. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực KH&CN, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra đã góp phần hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực KH&CN, ngăn chặn sự gian lận của các cơ sở sản xuất và kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương; đảm bảo đo lường được chính xác trong các lĩnh vực mua bán, giao nhận, an tồn lao động, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ mơi trường; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Một số kết quả cụ thể: Hướng dẫn, phổ biến 624 tiêu chuẩn, quy chuẩn các loại; kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hàng hóa 215 lượt cơ sở với 28.433 lượt sản phẩm; kiểm tra về đo lường đối với 69 cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, ISO/IEC 17025, SA8000…, đến nay tồn tỉnh đã có trên 50 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến quốc tế. Nhiều sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở địa phương có chất lượng cao và khả năng cạnh tranh lớn như: Xi măng Sơng Gianh, gạch Ceramic, phân bón Sơng Gianh, Nước khống Bang, Nước mắm Quy Đức...

Việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào các cơ quan hành chính đã được triển khai tích cực. Đến nay đã có 100% cơ quan hành chính thuộc đối tượng áp dụng (theo quy định tại Quyết định 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) cơng bố HTQLCL phù hợp tiêu chuẩn. Các cơ quan hành chính cấp xã đang triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Để nâng cao hiệu quả áp dụng ISO và phù hợp với xây dựng chính phủ điện tử, UBND tỉnh đang triển khai dự án xây dựng áp dụng hệ thống ISO điện tử vận hành qua mạng cho tất cả các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động thơng báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) đã thường xuyên thông báo về các văn bản Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, các thông tin cảnh báo và các biện pháp TBT của các nước thành viên WTO cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua Bản tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát hành 2 tháng/số và trên trang web.

Hoạt động triển khai giải thưởng chất lượng quốc gia được tiến hành thường xuyên. Tuy vậy, do số lượng doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn ít, phần lớn là doanh nghiệp có quy mơ sản xuất nhỏ nên số lượng doanh nghiệp tham gia giải chưa nhiều, cho đến nay tồn tỉnh đã có 13 doanh nghiệp tham dự và đạt giải.

Hoạt động sự nghiệp kỹ thuật về đo lường thử nghiệm không ngừng được phát triển, năng lực kỹ thuật phân tích thử nghiệm chất lượng, kiểm định, hiệu chuẩn đo lường luôn được nâng cao và cơ bản đáp ứng yêu cầu về kiểm định, hiệu chuẩn đo lường, phân tích, thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng phục vụ tốt công tác quản lý, nhu cầu của sản xuất kinh doanh và nhu cầu đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.6. Tổng hợp số phương tiện đo, mẫu thử nghiệm thực hiện năm 2016-2020

Năm Số phương tiện đo được

kiểm định Số mẫu được thử nghiệm

2016 10.930 20.097

2017 11.536 19.810

2018 12.273 16.603

2019 10.688 21.306

2020 21.306 22.500

Nguồn: Sở KH&CN Quảng Bình Kết quả từ bảng 2.6 cho thấy, trong 5 năm qua, đã thực hiện thử nghiệm

trên 100.000 mẫu trong các lĩnh vực: nước, khơng khí, đất, lương thực, thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, cơ khí, điện, áp lực, vật liệu xây dựng, địa kỹ thuật, địa cơng trình, vàng trang sức mỹ nghệ… và đã kiểm định hiệu chuẩn 66.733 lượt phương tiện thiết bị các loại trong các lĩnh vực: khối lượng, dung tích, lưu lượng, độ dài, áp suất, nhiệt độ, điện - điện tử, an toàn bức xạ hạt nhân, kỹ thuật an toàn lao động, trang thiết bị y tế.

Kết quả triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện có hiệu quả các nội dung cơng việc theo nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)