Công tác quản lý nhà nước về cơng nghệ, an tồn bức xạ và hạt nhân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 106 - 108)

2.2.2 .Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

3.3. Giải pháp cụ thể về tăng cường quản lý khoa học và công nghệ phục

3.3.3. Công tác quản lý nhà nước về cơng nghệ, an tồn bức xạ và hạt nhân,

hạt nhân, sở hữu trí tuệ

3.3.3.1. Quản lý cơng nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo Tăng cường tuyên truyền các cơ chế chính sách đổi mới công nghệ của nhà nước đến doanh nghiệp.

Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh. Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2016 quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển KT-XH, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

Tham gia đánh giá trình độ cơng nghệ trong các ngành sản xuất theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 08 tháng 4 năm 2014 về Hướng dẫn đánh giá trình độ cơng nghệ sản xuất.

Tiếp tục triển khai hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Quảng Bình đến năm 2025.

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu tài sản trí tuệ, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đẩy mạnh sâu rộng phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Tăng cường các hoạt động sáng kiến, ĐMST thông qua các phong trào tại cơ sở; đẩy mạnh việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc hữu, sản phẩm có tiềm năng thế mạnh của tỉnh; hợp tác với doanh nghiệp để bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để thích ứng một cách linh hoạt với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đẩy mạnh hoạt động KNĐMST, phong trào thi đua lao động sáng tạo trong CBCCVC và người lao động; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu KH&CN, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào công tác, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền KT-XH, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống Nhân dân;

3.3.3.2. An toàn bức xạ

Phổ biến, hướng dẫn triển khai và thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản có liên quan cho các cơ sở có sử dụng bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tổ chức lớp tập huấn kiến thức về ATBX trong y tế và công nghiệp định kỳ cho các nhân viên bức xạ trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm các cơ sở có sử dụng bức xạ và nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.

Xác nhận khai báo, thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép và gia hạn giấy phép của các cơ sở sử dụng bức xạ và nguồn phóng xạ. Đảm bảo 100% thiết

bị X-quang được cấp phép và quản lý tốt, đầu tư đổi mới thiết bị X-quang tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho Nhân dân.

Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân tổ chức cho cán bộ quản lý nhà nước về ATBX.

3.3.3.3. Sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đào tạo tập huấn các lớp tại địa phương như: Sở hữu trí tuệ và hoạt động sáng kiến, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc sản địa phương, đăng ký bảo hộ sáng chế và khai thác thông tin sở hữu công nghiệp.

Tổ chức Hội thảo nhằm giới thiệu cho các doanh nghiệp được biết và tiếp thu các văn bản về sở hữu trí tuệ trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 106 - 108)