Công tác thông tin và thống kê khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 81)

2.2.2 .Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

2.2.7. Công tác thông tin và thống kê khoa học và công nghệ

Thơng qua các hình thức thơng tin, truyền thơng đa dạng như: Thư viện điện tử, Trang thông tin điện tử Sở KH&CN; các chuyên mục KH&CN định kỳ hàng tháng trên sóng phát thanh và truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, xuất bản Tạp chí Thơng tin KH&CN định kỳ 2 tháng 1 số với 500 bản/số, hoạt động thông tin và truyền thông KH&CN Quảng Bình đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước; phổ biến tri thức KH&CN, thúc đẩy chuyển giao và nhân rộng kết quả KH&CN, xây dựng nguồn lực thông tin về KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh nhà; góp phần nâng cao dân trí và tạo cầu nối để đưa ứng dụng tiến bộ KH&CN đi vào đời sống.

Công tác thống kê và tư liệu KH&CN đã chú trọng việc ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý. Bổ sung cơ sở dữ liệu KH&CN vào thư viện điện tử tổng hợp các ngành và các đề tài, dự án, mơ hình KH&CN phục vụ lưu trữ, tra cứu; Bổ sung CSDL ảnh tư liệu hoạt động KH&CN cho thư viện ảnh phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ và lưu trữ; Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các phần mềm hữu ích phục vụ cơng tác chun mơn và phục vụ phát triển KT-XH nhằm nâng cao năng lực khai thác thông tin và ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Thực hiện đăng ký và lưu giữ 115 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; Thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành khoa học và công nghệ theo quy định.

Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo KH&CN cấp Quốc tế, cấp Quốc gia và cấp tỉnh với sự tham gia của nhiều tổ chức khoa học, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có uy tín trong và ngồi nước, như: Hội nghị Quốc tế VietGeo 2018 “Địa kỹ thuật và Địa chất cơng trình trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng”; Hội thảo

khoa học Quốc gia về “Danh nhân Quảng Bình”; Hội thảo khoa học “Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển”; Hội thảo khoa học về Phong Nha – Kẻ Bàng nhân dịp kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới; Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Quảng Bình, Quảng Bình làm theo lời Bác” nhân dịp Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình; Hội thảo khoa học “Các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững Cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”; Hội thảo khoa học “Phong trào Cần Vương trên địa bàn huyện Minh Hóa”; Phối hợp với Viện Nghiên cứu con người thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Dân tộc Chứt - những nhân tố ảnh hưởng trong phát triển bền vững”.

Xuất bản một số ấn phẩm quan trọng như: Cấu trúc Địa chất Quảng Bình, Quảng Bình - Tài ngun Khống sản, Khí hậu và Thủy văn tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình - Điều kiện tự nhiên và thiên nhiên, Phong nha - Kẻ Bàng từ Tư liệu tổng quan, Lịch sử Quảng Bình, Quảng Bình - 410 năm hình thành và phát triển, Danh nhân Quảng Bình, Cổ Tự Hoằng Phúc - Vô Song Phúc Địa, Quảng Bình Khoa lục, Lịch sử quan hệ đặc biệt Quảng Bình và Khăm Muộn, Savannakhet giai đoạn 1954-2015, Quảng Bình – 30 năm Đổi mới và Phát triển, Thiên đường Hang động Quảng Bình và nhiều ấn phẩm, kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành khác… phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

2.2.8. Công tác cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hiện nay, Bộ thủ tục hành chính (TTHC) về lĩnh vực KH&CN của tỉnh có 68 thủ tục, trong đó 68/68 TTHC đã được rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định 10% nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian chi phí của tổ chức/cơng dân. Các TTHC thường xun được rà sốt sửa đổi bổ sung

theo đúng với quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với thực tế; được công bố và niêm yết công khai trên tất cả các phương tiện truyền thông theo quy định; được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; được áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; được thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính cơng ích; được thực hiện Dịch vụ cơng trực tuyến (DVCTT), trong đó có 64 TTHC mức 2, 01 TTHC mức 3, 03 TTHC mức 4.

Từ năm 2016 đến 15/6/2020, đã tiếp nhận và giải quyết 425 hồ sơ TTHC sớm và đúng hạn; khơng có hồ sơ nào trễ hạn. Cơng tác CCHC hàng năm luôn đạt kết quả tốt, 100% ý kiến “hài lịng” đến “rất hài lịng”, khơng có ý kiến phàn nàn, khơng có đơn thư phản ánh hoặc khiếu nại tố cáo của tổ chức cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến xử lý hồ sơ TTHC.

Tăng cường thực hiện các giải pháp hướng dẫn vận động hỗ trợ tổ chức/ công dân thực hiện DVCTT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công tác. Cụ thể, 100% cán bộ công chức, viên chức thường xuyên sử dụng email công vụ và Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành để chỉ đạo, điều hành trao đổi thông tin; 100% văn bản đến được bút phê chỉ đạo giải quyết và luân chuyển trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh; trên 90% văn bản đi được thực hiện chữ ký số và chuyển gửi bằng văn bản điện tử.

Việc triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào các cơ quan hành chính đã được triển khai tích cực. Đến nay, tất cả 45 cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và UBND cấp huyện thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng và công bố phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 (đạt 100%). Để nâng cao hiệu quả áp dụng ISO và phù hợp với xây dựng chính phủ điện tử, UBND tỉnh đang triển khai dự án xây dựng áp dụng hệ thống ISO điện tử vận

hành qua mạng cho tất cả các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh. 2.2.9. Hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và cơng nghệ

Được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở KH&CN Quảng Bình đã hỗ trợ trang thiết bị cho Sở KH&CN tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gần 244 triệu VN đồng.

Phối hợp tổ chức Hội nghị Quốc tế VietGeo 2018 “Địa kỹ thuật và Địa chất cơng trình trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng”. Hội nghị là diễn đàn và là cầu nối cho các nhà khoa học trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm, công bố các kết quả nghiên cứu mới nhất về địa chất cơng trình, địa kỹ thuật trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng phục vụ phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến nay đã cử 30 lượt cán bộ tham gia 10 đoàn ra học tập kinh nghiệm/ bồi dưỡng ngắn hạn về ứng dụng KH&CN, khởi nghiệp ĐMST, số hóa doanh nghiệp… tại nước ngồi.

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý khoa học và cơng nghệ tại tỉnh Quảng Bình tỉnh Quảng Bình

2.3.1. Những kết quả đạt được

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 2245/QĐ-TTg ngày 11/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế đã nhấn mạnh: “Khoa học và công nghệ là địn bẩy của q trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh

tranh; Huy động hợp lý các nguồn lực đầu tư cho KH&CN, bảo đảm tổng đầu tư xã hội cho KH&CN đạt trên 2% GDP, trong đó tỷ trọng ngân sách nhà nước khoảng 30%-35%”; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2016-2020 đã được đề ra theo Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ KH&CN; Chỉ thị số 01/CT-BKHCN ngày 21/4/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc nâng cao năng lực KH&CN nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân trong bối cảnh chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19.

Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn thi lành Luật có hiệu lực từ 01/1/2014 đã tạo ra một hệ thống pháp lý chặt chẽ, góp phần xã hội hóa hoạt động KH&CN.

Tiềm lực KH&CN đã được chú trọng đúng mức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quản lý Nhà nước về KH&CN ngày càng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đội ngũ cán bộ KH&CN được tăng cường. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ KH&CN được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Có thể nói, các cơ chế, chính sách về hoạt động KH&CN hiện nay đã khá hồn chỉnh giúp cho cơng tác QLNN về KH&CN ngày càng chặt chẽ, minh bạch, dân chủ, đồng thời phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan QLNN về KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, chính quyền địa phương; đồng thời tạo môi trường pháp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển ngành KH&CN trên địa bàn tỉnh. Các chương trình, đề án và cơ chế chính sách của ngành đã góp phần hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng KH&CN, phát triển hệ sinh thái KNĐMST tỉnh, góp phần hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng trọng tâm vào doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, đo lường và phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng

cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

Hoạt động KH&CN tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ KH&CN, đã có những bước chuyển biến tích cực và hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các đề tài, dự án chủ yếu tập trung vào các chương trình phát triển kinh tế và văn hóa xã hội trọng điểm của tỉnh cũng như ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà. Kết quả nhiều đề tài, dự án, mơ hình mang tính ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của tỉnh ngày càng cao, đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh; quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài ngun khống sản; đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ mơi trường, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH và CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh.

Công tác thông tin KH&CN đã từng bước hiện đại hóa, chất lượng thơng tin phong phú và phản ánh kịp thời các hoạt động KH&CN trên địa bàn. Hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được chú trọng đúng mức, nhiều mơ hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Công tác quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, an tồn bức xạ hạt nhân được triển khai tồn diện. Cơng tác thanh tra, kiểm tra về sở hữu trí tuệ, an tồn bức xạ hạt nhân và đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa được tăng cường. Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có nhiều đóng

góp tích cực phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn của tỉnh, góp phần đảm bảo đo lường được thống nhất và chính xác, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương. Chất lượng hàng hóa thiết yếu lưu thơng trên thị trường đã được kiểm soát, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của KH&CN, trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh ln chú trọng việc ban hành chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển KH&CN đảm bảo kịp thời, phù hợp nên các đề tài, dự án, mơ hình mang tính ứng dụng vào điều kiện thực tiễn ngày càng cao, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH. Nhìn chung, các chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN đã được ban hành khá đầy đủ, tạo được khung pháp lý quan trọng, cơ bản, tạo cơ sở vững chắc và môi trường thuận lợi cho phát triển KH&CN. Việc ban hành các văn bản QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh đã góp phần đưa hoạt động KH&CN vào nề nếp, nội dung hoạt động đi vào trọng tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Hoạt động QLNN về KH&CN đã được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã được phổ biến kịp thời để Nhân dân áp dụng, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp lên một bước, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã tích cực hơn tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu - triển khai, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo đo lường, chất lượng, tiếp cận thông tin sáng chế, phát triển tài sản trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

Trong 05 năm 2016-2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình Nơng thơn và Miền núi của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh với nội dung chủ yếu về điều tra, nghiên cứu về văn hóa - lịch sử, kinh tế - xã hội, quản lý, giáo dục, y tế, giới, du lịch - dịch vụ, nông lâm nghiệp, tài ngun khống sản... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã tổ chức hội thi Sáng tạo kỹ thuật trong toàn tỉnh định kỳ 02 năm/lần để thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp Nhân dân với 112 giải pháp kỹ thuật tham dự và 40 giải pháp đạt giải, trong đó nhiều giải pháp có giá trị lớn, đạt giải cao trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật tồn quốc.

Tóm lại, KH&CN đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển KT- XH của tỉnh; quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 81)