Tên bệnh
Số lợn điều
trị
(con)
Thuốc và liều lượng Đường tiêm Thời gian điều trị (ngày) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi (%) Hội chứng tiêu chảy 34 + Dufamox 1 ml/10 kgP + Atropin1 ml/10 kgP
+ Uống men han – goodway Tiêm bắp 3 - 5 31 91,17 Hội chứng hô hấp 21 + Florject 1 ml/30 kgP + Han - tophan 1 ml/10 kgP Tiêm bắp 3 - 5 18 85,71 Qua bảng 4.10 cho thấy:
Điều trị bệnh cho 34 lợn nái mắc hội chứng tiêu chảy bằng thuốc dufamox kết hợp với thuốc atropin và men han - goodway, lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi là 91,17 %.
Có 21 lợn mắc hội chứng hô hấp, điều trị bằng thuốc florject kết hợp với thuốc han - tophan, có 18 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi là 85,71%.
Qua kết điều trị hội chứng tiêu chảy và hội chứng hô hấp đạt tỷ lệ khỏi bệnh từ 85, 71 - 91, 17%, thời gian điều trị bệnh từ 3 - 5 ngày.
Qua kết quả trên em nhận thấy: để giảm tỷ lệ mắc bệnh phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng ni thích hợp nhất cho con vật. Khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thơng gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngồi làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học. Chọn thuốc phù hợp giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.
4.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác
* Phát hiện lợn động dục
- Lúc đầu lợn động dục có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, dễ quan sát nhất vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.
- Cơ quan sinh dục: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, lỗng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
+ Bước 1: trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và xác
định thời gian dẫn tinh thích hợp.
+ Bước 2: chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh đã được vô trùng.
+ Bước 3: chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn tinh.
Đối với lợn nái nội 30ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 0,5 - 1,0 tỷ. Đối với lợn nái lai 60ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,0 - 1,5 tỷ. Đối với lợn nái ngoại 90ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,5 - 2,0 tỷ. Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.
+ Bước 4: dẫn tinh.
Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài và vùng cơ quan sinh dục ngồi của con cái bằng bơng thấm nước muối sinh lý sau đó lau khơ bằng khăn sạch.
Kích thích và giữ lợn nái đứng yên bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai bên hông, xoa núm vú, bàn chân đè nhẹ lên lưng.
Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.
Người dẫn tinh dùng ngón cái và ngón trỏ vạch hai mép âm hộ ra nhẹ nhàng đưa đầu dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ và hơi chếch lên một góc 35 - 450. Khi kịch thì lắp túi tinh vào đầu dẫn tinh quản cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo túi tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại 1 - 2 tiếng. Rút nhẹ dẫn tinh quản ra khỏi bộ phận sinh dục cái phải từ từ sao cho phàn dẫn tinh quản luôn cao hơn âm hộ của lợn.
+ Bước 5: vệ sinh dụng cụ.
+ Bước 6: kiểm tra kết quả thụ thai.
Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái.Sau khi dẫn tinh được 18 - 24 ngày, kiểm tra kết quả thụ thai để phát
hiện những lợn cái động dục lại (không thụ thai) để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.
* Mài nanh
Mài nanh cho lợn con ở cơ sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 2 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh.
Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
* Cắt đi
Sử dụng kìm cắt đi. Cắt ở vị trí cách gốc đi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh.
* Nhỏ vắc xin cầu trùng (Baycox 5%)
Khi lợn con được 2 - 3 ngày tuổi, tiến hành nhỏ cầu trùng, liều dùng mỗi con 1ml/ lần tương đương với 1 lần uống. Thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh, cắt đuôi.
* Tiêm Fe - Dextran - B12 kết hợp với kháng sinh:
Tiêm cho lợn con khi đủ 2 - 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng, mài nanh và cắt đuôi.
* Thiến lợn đực
Lợn đực được thiến từ 4 - 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).
Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi - lanh và thuốc kháng sinh.
Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài hoặc đứng thao tác. Một tay nặn, để dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.