Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 37)

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là các bệnh đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Theo Heber và cs. (2010) [34] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: Viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú.

Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [37], tại Thái Lan: Hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau:

- Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%; cung cấp nước uống đầy đủ.

- Tránh gây stress cho nái sau đẻ: không chuyển nái sang chuồng đẻ trong thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian nuôi thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh.

- Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất 01 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào.

- Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm enrofloxacin; thuốc điều trị Streptoccocus spp: tiêm amoxyclin 01 ngày trước đẻ.

- Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn.

Nghiên cứu của Martineau (2011) [38], cho biết bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Waller và cs (2002) [36] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.

Theo Maes và cs (2010) [35], MMA có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng

- Đàn lợn nuôi tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: tại trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Thời gian: từ 24/07/2020 đến 31/12/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Tham gia các quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại. - Tham gia các công tác khác của trại.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Công tác vệ sinh phòng bệnh.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện các công việc khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Qua quá trình tìm hiểu thông tin, lấy số liệu từ phòng kế toán của trại, tiến hành thu thập thông tin từ quản lý và kỹ sư của trại kết hợp với theo dõi tình hình thực tế tại trang trại để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.

3.4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn

- Thực hiện chăn nuôi theo dúng quy trình chăn nuôi của Công ty cổ phần Ngọc Minh Green Farm áp dụng tại trại Bích Cường:

- Khẩu phần ăn:

Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn của lợn nái của công ty De Heus

Giai đoạn Ngày Cám

Tiêu chuẩn thức ăn (kg/con/ngày) Gầy và già Bình thường Béo và trẻ

Trước phối Chờ phối

3030 + 0,5 3,0 - 0,5 Giai đoạn 1 1 – 34 + 0,5 3,0 - 0,5 Giai đoạn 2 35 – 83 + 0,2 2,5 - 0,2 Giai đoạn 3 84 – 104 + 0,2 3,0 - 0,2 Giai đoạn 4 105 – 112 3060 + 0,2 3,0 - 0,2 Trước ngày đẻ dự kiến 3 + 0,5 2,5 - 0,5 2 + 0,5 2,0 - 0,5 1 + 0,5 1,5 - 0,5 Ngày sinh 0 + 0,5 1,0 - 0,5 Sau đẻ 2 + 0,5 2,0 - 0,5 4 + 0,5 3,0 - 0,5 6 + 0,5 4,0 - 0,5 8 + 0,5 5,0 - 0,5 10 + 0,5 6,0 - 0,5 12 - cai sữa + 0,5 6,5 - 0,5

Trước cai sữa

3 + 0,5 4,0 - 0,5 2 + 0,5 3,0 - 0,5 1 + 0,5 2,0 - 0,5 Ngày cai sữa 0 + 0,5 1,0 - 0,5

3.4.2.3. Thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho đàn lợn tại

* Lịch sát trùng chuồng trại

Bảng 3.2. Lịch sát trùng được áp dụng tại trại

Thứ

Trong chuồng

Ngoài Chuồng Chuồng bầu Chuồng an thai Chuồng đẻ

Thứ 2 Phun sát trùng,

phun nước vôi Phun sát trùng

Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi

Phun sát trùng Thứ 3 Phun sát Trùng Phun sát trùng, phun nước vôi

Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi

Phun sát trùng

Thứ 4 Phun sát trùng,

phun nước vôi Phun sát trùng

Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi

Phun sát trùng Thứ 5 Phun sát Trùng Phun sát trùng, phun nước vôi

Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi

Phun sát trùng

Thứ 6

Phun nước vôi, vệ sinh tổng

chuồng

Phun sát trùng Phun nước vôi, vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng Thứ 7 Phun sát Trùng

Phun nước vôi, vệ sinh tổng chuồng

Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi

Phun sát trùng

Chủ nhật

Phun sát trùng,

phun nước vôi Phun sát trùng

Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi

Phun sát trùng

* Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng tại trại

Loại lợn Tuần tuổi Vắc xin sử dụng Ghi chú

Lợn hậu bị thay thế

đàn

24 Khô thai lần 1

Lợn hậu bị khi nhập đàn nên nuôi ở chuồng cách ly, khi nhập về phải trộn kháng sinh phòng ho, trộn vitamin ADE cho lợn, sau 30 ngày sẽ nhập đàn 25 Dịch tả 26 Giả dại 27 Lở mồm long móng 28 Khô thai lần 2 29 Circo 30 Mycoplasma 31 Tẩy ký sinh trùng 32 Phối giống Vắc xin cho lợn nái

Tuần mang thai Vắc xin sử dụng

10 tuần mang thai Dịch tả

11 tuần mang thai Mycoplasma

12 tuần mang thai Lở mồm long móng

4 Tháng 1 lần Giả dại

80 và 100 ngày E.coli

15 tuần mang thai Tiêm tẩy giun

6 tháng 1 lần Tiêm circo tổng đàn nái

14 ngày sau đẻ Vắc xin khô thai

Vắc xin cho lợn

đực

Tháng Vắc xin sử dụng

6 tháng 1 lần Dịch tả Khi tiêm vắc xin cho lợn

đực phải chia nhóm để tiêm vắc xin, không tiêm cùng 1 lúc vì sẽ ảnh hưởng tới tinh 6 tháng 1 lần Lở mồm long móng 4 Tháng 1 lần Giả dại 6 tháng 1 lần Mycoplasma + Circo Tuổi lợn Vắc xin sử dụng Lợn con theo mẹ

1 tuần tuổi Suyễn lần 1

2 tuần tuổi Grasser Bệnh viêm đa xoang

3 tuần tuổi Suyễn lần 2 + Circo

Lợn sau khi cai sữa

5 tuần tuổi Dịch tả lần 1

6 tuần tuổi APP lần 1 Bệnh viêm phổi dính sườn

7 tuần tuổi Giả dại

8 tuần tuổi LMLM

9 tuần tuổi Tụ dấu

10 tuần tuổi Dịch tả lần 2

11 tuần tuổi

12 tuần tuổi APP lần 2

13 Tuần tuổi Tẩy ký sinh trùng Thuốc trộn

Lưu ý:

Khi tiêm vắc xin cho lợn nái, nên cho lợn nái uống điện giải và vitamin C trước 3 ngày và sau 3 ngày khi tiêm phòng vắc xin. Tiêm vắc xin cho lợn vào lúc trời mát, sau khi tiêm vắc xin phải cho phun sát trùng toàn bộ chuồng mình tiêm, luộc lại vỏ vắc xin và dụng cụ tiêm vắc xin.

3.4.2.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm, báo cáo kỹ thuật có phương án xử lý kịp thời.

Sau khi kỹ sư chẩn đoán bệnh, em tiến hành điều trị cho lợn theo hướng dẫn. Tùy từng bệnh mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất. Một số bệnh mà em gặp trực tiếp ở cơ sở là bệnh viêm tử cung, viêm vú. Em đã thực hiện biện pháp điều trị và theo dõi riêng với mỗi con bệnh để hiệu quả điều trị cao nhất.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng công thức tính toán thường quy và trên phần mềm Excel.

* Công thức tính toán:

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = ∑ số lợn còn sống đến cai sữa

x 100 ∑ số lợn con sơ sinh

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) =  số con khỏi bệnh x 100  số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong 3 năm (2018 đến tháng 12/2020) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từ năm 2018 đến tháng 12/2020 STT Loại lợn Số lượng lợn qua các năm (con)

2018 2019 Tháng 12/2020 1 Lợn đực giống 4 6 7 2 Lợn nái sinh sản 650 547 640 3 Lợn hậu bị 150 112 140 5 Lợn con 17145 14243 13885 Tổng 17949 14908 14645

(Nguồn: Trại lợn Bùi Mạnh Cường )

Bảng 4.1 cho thấy: Tổng số lượng lợn có sự tăng giảm qua các năm nhưng không đồng đều. Năm 2018 là 17949 con, năm 2019 số lợn giảm 14908 con, đến năm 2020 số lợn còn 14645 con. Cụ thể lợn nái sinh sản năm 2018 là 650 con, năm 2019 số lợn nái giảm 103 con là 547 con nhưng đến năm 2020 số lợn tăng lên 640 con Tương tự, nái hậu bị cũng tăng giảm không ổn định, từ 150 con năm 2018 đến năm 2019 là 112 con nhưng đến năm 2020 số nái hậu bị là 140 con, mục đích chính là nhằm thay thế số lợn loại thải hằng năm vì nhiều nguyên nhân như già yếu, sức sinh sản kém, bệnh tật... Nguyên nhân là do dịch bệnh tả lợn Châu Phi nên số lợn của trại giảm, do diễn biến bệnh lây lan phức tạp nên không gây dựng lại đàn và theo dõi chuyển biến dịch bệnh để kiểm soát.

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn

* Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ

Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ. Tắm cho lợn nái bằng sát trùng và chuyển nái sang đẻ trước 7 - 10 ngày theo lịch dự kiến đẻ. Lợn có thẻ nái đầy đủ ở mỗi ô chuồng, cho uống nước tự do.

Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: khăn lau, bột xoa, cồn iod, bao tải nilon, dầu bôi trơn, kim tiêm, kìm cắt đuôi, bấm tai, thuốc oxytoxin, kháng sinh, lồng úm, bóng úm...

- Khẩu phần thức ăn: như bảng 3.1 ở phần 3.

* Quy trình dùng thuốc đối với lợn nái đẻ

- Lợn có biểu hiện sắp đẻ: tiêm dufamox, liều 1ml/10kgP. - Lợn đẻ được 2/3 số con: tiêm oxytoxin, liều 0,1ml/10kgP.

* Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái

- Người đỡ đẻ: cắt móng tay và vệ sinh tay sạch bằng nước sát trùng.

- Kỹ thuật đỡ đẻ: một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch nhớt ở miệng, lỗ mũi và toàn thân cho lợn để kích thích hô hấp. Sau đó rắc bột lăn lên toàn bộ cơ thể đẻ lợn nhanh khô, giữ ấm cho cơ thể lợn con rồi cho lợn vào lồng úm.

- Cắt rốn: buộc dây rốn đã có thuốc sát trùng ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần nút thắt bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm rồi sát trùng vùng cuống rốn bằng cồn iod rồi cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35°C.

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

- Chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó

- Biểu hiện

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh.

+ Đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Mắt của lợn mẹ đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục. + Lợn mẹ kiệt sức sẽ thở nhanh, yếu ớt.

- Cách can thiệp: dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn rồi đưa tay vào trong tử cung đưa lợn con ra ngoài.

- Sử dụng thuốc:

+ Oxytoxin: tiêm vào gốc đuôi, liều 1 ml/10kgP và lượng thuốc tùy vào từng trường hợp.

+ Catosal: tiêm bắp, liều 1 ml/10kgP

* Đối với đàn lợn theo mẹ đến khi cai sữa

- 1 ngày: ghép đàn và bấm số tai cho những đàn cần phải bấm theo quy định của trại.

- Từ 2 - 3 ngày: mài nanh, cắt đuôi, sát trùng lại rốn, cho uống cầu trùng và tiêm sắt.

- Từ 5 - 7 ngày: lắp máng tập ăn và cho lợn ăn và thiến lợn đực. - 7 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 1.

- 14 ngày: tiêm vắc xin circo. - 21 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 2. - Từ 21 đến 26 ngày: cai sữa cho lợn con.

* Tập ăn sớm lúc 5 - 7 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)