Tình hình mắc bệnh trên lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

Chỉ tiêu

Tên bệnh

Số nái theo dõi

(con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Viêm tử cung 32 3 9,37 Viêm vú 1 3,12 Viêm khớp 1 3,12

Bảng 4.7. cho thấy: Đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, bệnh viêm khớp. Trong đó, lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 9,37%, tiếp đến là bệnh viêm vú và bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ là 3,12%.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [23], tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Kết quả về tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại thấp hơn so nghiên cứu của tác giả trên. Điều này được giải thích là trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ nên lợn của trại mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn.

Qua đó cho thấy, để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Điều chỉnh tăng, giảm thức ăn hỗn hợp thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn

thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng ni phải đầy đủ ánh sáng, thống mát về mùa Hè và kín gió về mùa Đơng.

Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con theo mẹ tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Hội chứng tiêu chảy 402 34 8,45 Hội trứng hô hấp 402 21 5,22

Bảng 4.8. cho thấy: Có 34 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ 8,45%; có 21 lợn con mắc hội chứng hô hấp chiếm tỷ lệ 5,22%. Tỷ lệ lợn con tiêu chảy mắc bệnh nhiều như vậy bởi vì thời tiết thay đổi thất thường. Áp lực dịch bệnh vào khoảng thời gian đấy lớn nên thường xuyên phun sát trùng, làm vôi khiến độ ẩm càng cao.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [8], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc hội chứng tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.

Kết quả về tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy của lợn con ở trại là thấp hơn so với kết quả trên là do: trại đã thiết kế chuồng trại đảm bảo được ấm áp vào mùa đông và thoáng mát về mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi luôn luôn ổn định phù hợp với lợn con. Chế độ dinh được đảm bảo và phù hợp với lợn nái ni con. Bên cạnh đó trại định kỳ phun thuốc sát trùng và tiêm phòng đúng quy định.

Như vậy, để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn lợn con theo mẹ cần nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh thức ăn thích hợp, chuồng ni phải khơ - thống - sạch - ấm, nước uống sạch và đủ.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại cơ sở

* Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái

Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái tại trại

Tên bệnh

Số nái điều trị

(con)

Thuốc và liều lượng Đường tiêm Thời gian điều trị (ngày) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 3 + Dufamox: 1ml/ 10 kgP + Oxytoxin: 2ml/ con + Analgin: 1ml/ 10 kgP Tiêm bắp 3 – 5 2 66,66 Viêm vú 1 + Dufamox: 1ml/ 10 kgP + Analgin: 1ml/ 10 kgP + Oxytoxin: 2ml/ con Tiêm bắp 3 – 5 1 100 Bệnh viêm khớp 1 + Dufamox: 1 ml/10kgP + Catosal: 1 ml/10kgP Tiêm bắp 3 – 5 1 100

Qua bảng 4.9 cho thấy: Điều trị bệnh cho 3 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung bằng thuốc dufamox kết hợp với thuốc oxytoxin và anagin, có 2 con khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi là 66,66%.

Điều trị bệnh cho 1 lợn nái mắc bệnh viêm vú bằng thuốc dufamox kết hợp với thuốc oxytoxin và anagin, lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi là 100%.

Có 1 lợn mắc bệnh viêm khớp, điều trị bằng thuốc dufamox kết hợp với thuốc catosal, lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

Qua kết quả trên cho thấy, tỷ lệ khỏi bệnh viêm vú và viêm khớp đạt tỷ lệ khỏi cao hơn so với bệnh viêm tử cung. Thời gian điều trị bệnh trung bình từ 3 - 5 ngày

* Kết quả điều trị bệnh cho lợn con

Kết quả điều trị bệnh cho lợn con được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên lợn con

Tên bệnh

Số lợn điều

trị

(con)

Thuốc và liều lượng Đường tiêm Thời gian điều trị (ngày) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi (%) Hội chứng tiêu chảy 34 + Dufamox 1 ml/10 kgP + Atropin1 ml/10 kgP

+ Uống men han – goodway Tiêm bắp 3 - 5 31 91,17 Hội chứng hô hấp 21 + Florject 1 ml/30 kgP + Han - tophan 1 ml/10 kgP Tiêm bắp 3 - 5 18 85,71 Qua bảng 4.10 cho thấy:

Điều trị bệnh cho 34 lợn nái mắc hội chứng tiêu chảy bằng thuốc dufamox kết hợp với thuốc atropin và men han - goodway, lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi là 91,17 %.

Có 21 lợn mắc hội chứng hô hấp, điều trị bằng thuốc florject kết hợp với thuốc han - tophan, có 18 lợn khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi là 85,71%.

Qua kết điều trị hội chứng tiêu chảy và hội chứng hô hấp đạt tỷ lệ khỏi bệnh từ 85, 71 - 91, 17%, thời gian điều trị bệnh từ 3 - 5 ngày.

Qua kết quả trên em nhận thấy: để giảm tỷ lệ mắc bệnh phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng ni thích hợp nhất cho con vật. Khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thơng gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng ni. Thực hiện tốt cơng tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học. Chọn thuốc phù hợp giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.

4.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác

* Phát hiện lợn động dục

- Lúc đầu lợn động dục có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, dễ quan sát nhất vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.

- Cơ quan sinh dục: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ Bước 1: trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và xác

định thời gian dẫn tinh thích hợp.

+ Bước 2: chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh đã được vô trùng.

+ Bước 3: chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn tinh.

Đối với lợn nái nội 30ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 0,5 - 1,0 tỷ. Đối với lợn nái lai 60ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,0 - 1,5 tỷ. Đối với lợn nái ngoại 90ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,5 - 2,0 tỷ. Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

+ Bước 4: dẫn tinh.

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài và vùng cơ quan sinh dục ngoài của con cái bằng bơng thấm nước muối sinh lý sau đó lau khơ bằng khăn sạch.

Kích thích và giữ lợn nái đứng yên bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai bên hông, xoa núm vú, bàn chân đè nhẹ lên lưng.

Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bơi trơn.

Người dẫn tinh dùng ngón cái và ngón trỏ vạch hai mép âm hộ ra nhẹ nhàng đưa đầu dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ và hơi chếch lên một góc 35 - 450. Khi kịch thì lắp túi tinh vào đầu dẫn tinh quản cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo túi tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại 1 - 2 tiếng. Rút nhẹ dẫn tinh quản ra khỏi bộ phận sinh dục cái phải từ từ sao cho phàn dẫn tinh quản luôn cao hơn âm hộ của lợn.

+ Bước 5: vệ sinh dụng cụ.

+ Bước 6: kiểm tra kết quả thụ thai.

Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái.Sau khi dẫn tinh được 18 - 24 ngày, kiểm tra kết quả thụ thai để phát

hiện những lợn cái động dục lại (không thụ thai) để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.

* Mài nanh

Mài nanh cho lợn con ở cơ sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 2 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh.

Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).

* Cắt đi

Sử dụng kìm cắt đi. Cắt ở vị trí cách gốc đi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh.

* Nhỏ vắc xin cầu trùng (Baycox 5%)

Khi lợn con được 2 - 3 ngày tuổi, tiến hành nhỏ cầu trùng, liều dùng mỗi con 1ml/ lần tương đương với 1 lần uống. Thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh, cắt đuôi.

* Tiêm Fe - Dextran - B12 kết hợp với kháng sinh:

Tiêm cho lợn con khi đủ 2 - 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng, mài nanh và cắt đuôi.

* Thiến lợn đực

Lợn đực được thiến từ 4 - 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).

Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi - lanh và thuốc kháng sinh.

Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài hoặc đứng thao tác. Một tay nặn, để dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện một số công tác khác

TT Nội dung Số lượng

(con)

Kết quả (an toàn) Số lượng

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Phối giống cho lợn nái 156 156 100

2 Chuyển nái cai sữa sang chuồng lợn

nái mang thai 193 193 100 3 Thiến lợn đực 135 135 100 4 Mài nanh, cắt đuôi 402 402 100 5 Tiêm Fe - Dextran - B12 402 402 100

Kết quả bảng 4.11. cho thấy: Trải qua q trình thực tập, em đã có cơ hội học hỏi rất nhiều. Cụ thể, em đã thực hiện 156 lần phối giống cho lợn nái, chuyển lợn nái cai sữa 193 con sang chuồng lợn nái mang thai, thiến 135 con lợn, mài nanh và cắt đuôi cho 402 lợn con, tiêm Fe - Dextran - B12 cho 402 lợn con. Qua đó, em thấy tự tin và vững vàng hơn, chuyên môn cũng như tay nghề được nâng cao, đây là những kinh nghiệm cơ sở và rất hữu ích cho cơng việc sau này của em.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại với chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm

sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”, em xin đưa ra một

số kết luận như sau:

- Cơ cấu đàn lợn tính đến tháng 12/2020 tại trại có số nái sinh sản là 640 con, lợn đực giống 7 con; lợn hậu bị 140 con.

- Tham gia chăm sóc và ni dưỡng 112 lợn hậu bị, 438 nái bầu, 32 lợn nái đẻ, 402 lợn con theo mẹ và 392 lợn con sau cai sữa.

- Lợn nái của trại đẻ bình thường chiếm tỷ lệ là 96,87%, đẻ khó can thiệp chiếm tỷ lệ 3,12%.

- Các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ: Số lợn con sơn sinh là 402 con; số lợn con sống đến cai sữa 392 con. Với số con trung bình/lứa là 12,56 con và tỷ lệ lợn nuôi sống đến cai sữa là 97,51%.

- Thực hiện 152 lần công tác vệ sinh chuồng trại hàng ngày, 83 lần phun sát trùng trong chuồng, 152 lần quét trong chuồng, 80 lần rắc vôi đường đi trong chuồng, 18 lần quét và rắc vôi quanh chuồng.

- Công tác tiêm phịng vắc xin tại trại đạt an tồn 100%.

- Tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái: mắc bệnh viêm tử cung là 3 nái (chiếm 9,37%), nái bị viêm vú là 1con (chiếm 3,12%), nái bị viêm khớp là 1 con( chiếm 3,12%), với kết quả điều trị bệnh các bệnh này đạt từ 66,66 - 100%.

- Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con: hội chứng tiêu chảy 34 con ( chiếm 8,45% ), hội chứng hô hấp 21 con( chiếm 5,22%). Hiệu quả điều trị các bệnh đều đạt kết quả cao từ 85,29 - 91,17%.

- Thực hiện phối giống cho 156 lợn nái, đỡ đẻ 32 lợn nái, thiến 135 con lợn đực, tiêm Fe - Dextran - B12 402 con, mài nanh, cắt đuôi 402 con.

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại, em có một số đề nghị sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phịng bệnh và quy trình ni dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc bệnh về sinh sản nói riêng và các bệnh nói chung.

- Thực hiện tốt cơng tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Tăng cường chăm sóc quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hướng dẫn và kiểm tra công việc của cơng nhân để kịp thời điều chỉnh, vì đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào công tác chăn nuôi, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế.

- Về phía Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục tạo điều kiện cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)