TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của huyện EaSúp EaSúp
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Ea Súp cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 70 km theo đường Tỉnh lộ 1, có diện tích tự nhiên 176.531,72ha.
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu - huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Huyện có toạ độ địa lý:
- Vĩ độ Bắc: Từ 12057’28” đến 13023’44”.
- Kinh độ Đông: Từ 107031’12” đến 108002’48”. - Phía Bắc giáp huyện Chư Prơng - tỉnh Gia Lai.
- Phía Đơng giáp 02 huyện Ea H’leo - Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. - Phía Nam giáp huyện Bn Đơn - tỉnh Đắk Lắk.
- Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
Huyện có Quốc lộ 14C từ tỉnh Kon Tum qua Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông đoạn qua huyện Ea Súp dài 30km, ngồi ra cịn tỉnh lộ 1 nối liền huyện Ea Súp với huyện Buôn Đôn, thành phố Buôn Ma Thuột,… là điều kiện thuận lợi để huyện giao lưu với các huyện trên địa bàn Tây Nguyên.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 176.531,72 ha, dân số 70.724 người, mật độ dân số đạt 39,15người/km2 và phân bố theo địa bàn 10 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 9 xã (Niên giám thống kê huyện Ea Súp năm 2018) [7].
2.1.1.2. Địa hình địa mạo
Ea Súp nằm trên địa hình tương đối bằng, độ cao trung bình 170-180 mét và thấp dần theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Huyện Ea Súp là một vùng bán bình nguyên được bao bọc bởi dãy núi Tiêu Teo có độ cao 471m, Tiêu Atar cao 405m (phía Đơng - Bắc) Cao ngun BaZan Krơng Buk - EaH’Leo độ cao 600 - 700m (phía Đơng). Dãy núi ChưKêh, Chư Súp độ cao 350 - 50m ở phía đơng - nam, Chư Ma Lanh, Chư Huar Char 300-500m ở phía Nam và dãy k Mbê, cao 300m - 400m phía Tây - Nam ngăn cách với huyện Bn Đơn. Phần lớn đất đai của bán bình nguyên Ea Súp là đất phiến thạch, phiến sét, xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khơ.
2.1.1.3. Khí hậu
Ea Súp là vùng tiểu khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, có nền nhiệt độ cao. Ea Súp nằm trong vùng có lượng mưa khá lớn (trên 1.420 mm/năm) và chia thành hai mùa:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 (7 tháng). - Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
2.1.1.4. Thuỷ văn
Ea Súp nằm trên khu vực hạ lưu của hệ thống sơng Sêrêpốk, có mạng lưới sơng suối với mật độ khá dày, khoảng 0,4 - 0,6 km/km2, nhưng hầu hết chỉ có nước mùa mưa. Các sơng suối trong vùng hầu hết được bắt nguồn từ phía Đơng - Đơng Bắc, một số suối nhỏ từ Tây Nam đổ vào hệ thống sông Sêrêpốk trên đất Campuchia (gồm sông Ya H’Leo, suối Ea Súp, Ea Đrăng, Ea Mơ, Ya Lốp, Ea Khal...).
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra phân loại loại đất trong dự án điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Ea Súp và vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của huyện
Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2011 thì đất đai trên địa bàn chủ yếu được hình thành trên đá phiến sét, đá kết và đá granít. Thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ đến trung bình, độ phì thấp, thường bị chặt, cứng khi khơ hạn và lầy thụt khi ngập nước. Nhiều khu vực có kết von, đá ong đáy và đá lộ đầu. Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất và vị trí địa lý đặc thù của huyện Ea Súp đã hình thành và phát triển 10 nhóm đất, 24 đơn vị đất và 101 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng.
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Ea Súp
STT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu so với tổng diện tích (%) I ĐẤT CÁT C 116,00 0,07 1 Đất cát chua Cc 116,00 0,07 II ĐẤT PHÙ SA P 12.488,43 7,07 2 Đất phù sa trung tính ít chua P 374,00 0,21 3 Đất phù sa chua Pc 7.600,80 4,30 4 Đất phù sa có tầng đốm rỉ Pr 3.239,63 1,83 5 Đất phù sa glây Pg 47,00 0,03 6 Đất phù sa kết von Pfe 1.227,00 0,69 III ĐẤT LOANG LỖ L 9.215,91 5,22 7 Đất loang lỗ chua Lc 8.439,00 4,78
8 Đất loang lỗ trung tín ít chua L 567,91 0,32
9 Đất loang lổ glây Lg 209,00 0,12
IV ĐẤT MẶN KIỀM MK 87,00 0,05
10 Đất kiềm kết von Mkfe 87,00 0,05
V ĐẤT TÍCH VƠI V 105,00 0,06 VI ĐẤT SÉT CHẶT SC 4.866,00 2,76 12 Đất sét chặt chua SCc 4.866,00 2,76 VII ĐẤT XÁM X 135.921,56 76,98 13 Đất xám điển hình Xh 46.333,00 26,24 14 Đất xám loang lổ XL 25.006,25 14,16
Nguồn: Báo cáo bản đồ đất huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk 2011
Hình 2.3. Các loại đất trên địa bàn huyện Ea Súp
- Tài nguyên nước
15 Đất xám glây Xg 1.869,31 1,06
16 Đất xám kết von Xfe 20.985,00 11,89
17 Đất xám feralit Xf 24.119,00 13,66
18 Đất xám feralit có tầng loang lổ XfL 5.030,00 2,85
19 Đất xám feralit kết von Xffe 12.579,00 7,12
VIII ĐẤT ĐỎ F 771,00 0,44
20 Đất nâu đỏ Fd 659,00 0,37
21 Đất nâu vàng FX 112,00 0,06
IX ĐẤT XĨI MỊN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ E 4.966,00 2,81
22 Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá trung tín ít
chua E 165,00 0,09
23 Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá chua Ec 4.801,00 2,72
X ĐẤT MỚI BIẾN ĐỔI CM 44,00 0,02
24 Đất mới biến đổi chua CMc 44,00 0,02
Tổng diện tích điều tra 168.580,90 95,48
Diện tích núi đá và đất phi nông nghiệp 7.982,10 4,52
+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn được cung cấp bởi
hệ thống sông suối và một số hồ đập. Sơng suối khu vực này thường có lưu lượng chảy vào mùa mưa khá lớn nhưng lại thường khô kiệt vào mùa khơ. Trên địa bàn có 2 sơng lớn Ya H’leo và Ea Súp, một số suối nhỏ như Ia Lốp, Ea Rốk, Ea Khal, Ya Tờ Mốt ... Trên địa bàn huyện cịn có hệ thống các hồ Ea Súp thượng, Ea Súp hạ, hồ trung chuyển, năng lực tưới thiết kế 9.545 ha, phục vụ sinh hoạt cho 15.000 dân, phát triển thuỷ sản và tạo cảnh quan môi trường. Hiện nay đập IaChLơi khu vực buôn Ba Na (Xã IaJLơi) tưới khoảng 80 ha, ngồi ra, cịn một số hồ tự nhiên, hồ nhỏ khác như: hồ Cá Sấu, hồ Trung đoàn, hồ 59 ở khu vực xã Ia RVê…có thể khai thác phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
+ Nước ngầm: Hiện nay ở thị trấn và một số xã có dự án nước sạch, nhiều hộ cũng đã khoan giếng, khai thác nước ngầm để phục vụ sinh hoạt. Huyện Ea Súp được đánh giá thuộc vùng điều kiện cấp nước sinh hoạt khó khăn do nguồn nước ngầm nghèo, trữ lượng khai thác dự báo thấp.
- Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018 trên địa bàn huyện cho thấy huyện Ea Súp là huyện cịn diện tích rừng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk, với tổng diện tích 90.142,68ha đất lâm nghiệp chiếm 51,06% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
- Rừng sản xuất: 71.115,22ha.
- Rừng tự nhiên đặc dụng: 14.149,20ha. - Rừng tự nhiên phòng hộ: 4.878,26 ha.
2.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn trong 5 năm ước đạt 18.347,450 tỷ đồng, đến năm 2020 ước đạt 5.020 tỷ đồng, tăng gấp 2,28 lần so với năm 2015, đạt KH đề ra (Mục tiêu KH tăng từ 2-2,1 lần).
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2016-2020 (tính theo giá so sánh 2010), ước đạt 18,02%/năm, đạt KH đề ra (Mục tiêu KH từ 15-16%) trở lên. Trong đó:
- Nơng, lâm, ngư nghiệp bình quân trong 5 năm tăng 14% (Mục tiêu KH tăng 15 -16%).
- Cơng nghiệp và xây dựng bình qn trong 5 năm tăng 27% (Mục tiêu KH tăng 15 -16%).
- Dịch vụ bình quân trong 5 năm tăng 19% (Mục tiêu KH tăng 16- 17%).
Cơ cấu kinh tế: Tính đến năm 2020 (tính theo giá so sánh 2010): Nông
lâm, ngư nghiệp, chiếm 43,40% (Mục tiêu KH là 51%); Công nghiệp - xây dựng 24,60% (Mục tiêu KH là 18%); Dịch vụ 32% (Mục tiêu KH là 31%).
2.1.2.2. Các vấn đề xã hội
Dân số: Đến năm 2020 có khoảng 71.790 người (Mục tiêu KH từ 80 - 82 ngàn người), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,35 %. Dân số cơ học tăng mạnh, bình quân tăng 3,6%/năm, phù hợp với sự phát triển của công nghiệp và đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số nhanh cũng tác động rất lớn đến nhu cầu sử dụng đất (nhu cầu đất ở tăng) và việc đầu tư các cơng trình hạ tầng phục vụ dân sinh.
2.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Thực trạng phát triển đơ thị
Huyện Ea Súp có 10 đơn vị hành chính (gồm 01 thị trấn và 09 xã). Thị trấn Ea Súp là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, thương mại, dịch vụ, trung tâm của huyện Ea Súp, là đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế xã hội
cho toàn vùng thúc đẩy phát triển kinh tế cho tồn huyện, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Năm 2005, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng thị trấn Ea Súp với quy mô 200 ha theo tiêu chuẩn đô thị loại V, phục vụ cho công tác quản lý và đầu tư phát triển đô thị. Hiện nay thị trấn Ea Súp có 2.070 hộ với 8.645 khẩu, bao gồm 5 tổ dân phố: Tổ dân phố Hồ Bình, Đồn Kết, Thắng Lợi, Thành Công, Thống Nhất và 5 buôn bao gồm: Buôn A1, A2, B1, B2 và C. (Thống kê hộ khẩu địa bàn thị trấn Ea Súp năm 2015). Lao động trong độ tuổi 5.867 người chiếm 67,86% dân số; mật độ cư trú khoảng 46 người/ha.
Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Theo kết quả thống kê năm 2018, diện tích đất khu dân cư nơng thơn trên địa bàn Huyện là 620,85 ha chiếm 0,35% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện. Đất khu dân cư nông thôn cụ thể trên địa bàn từng xã như bảng sau:
Bảng 2.2: Hiện trạng đất khu dân cư nông thôn trên địa bàn các xã ĐVT:ha ĐVT:ha ST T Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên
Diện tích khu dân cư nơng thơn Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất CSD Trong đó Đất ở nơng thơn Đất chun dùng Đất PNN còn lại (1) (2) (3) (4)=(5)+(6)+ (7) (5) (6)=(8)+..+(10) (7) (8) (9) (10) Toàn huyện 176.531,72 176.531,72 149.189,52 7.753,94 19.588,26 620,85 2.924,27 4.208,82 01 Xã Cư KBang 8.699,54 8.699,54 8.143,22 389,87 166,45 84,98 172,19 132,70 02 Xã Cư Mlan 27.445,19 27.445,19 19.354,87 2.452,41 5.637,91 32,48 642,19 1.777,74 03 Xã Ea Bung 29.785,80 29.785,80 25.429,94 857,51 3.498,35 41,36 467,46 348,69 04 Xã Ea Lê 13.065,48 13.065,48 8.653,17 599,28 3.813,03 89,77 296,41 213,10 05 Xã Ea Rốk 18.517,90 18.517,90 16.417,10 483,93 1.616,87 88,31 173,86 221,76 06 Xã Ia Lốp 19.013,47 19.013,47 17.464,41 553,87 995,19 66,32 242,88 244,67 07 Xã Ia Jlơi 27.242,19 27.242,19 25.106,80 735,61 1.399,78 98,18 144,64 492,79 08 Xã Ia Rvê 22.178,77 22.178,77 19.691,24 918,35 1.569,18 61,64 489,3 367,41 09 Xã Ya Tờ Mốt 9.222,39 9.222,39 7.996,18 348,51 877,70 57,81 186,96 103,74
hình thành nên các khu dân cư dạng tuyến xen kẽ với đất canh tác. Do đó, cần thực hiện tốt công tác đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, trường học,...để phục vụ cho dân cư, làm tiền đề phát triển các khu dân cư nông thôn.
2.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Giao thông:
- Hiện nay, tại địa bàn huyện đã có: Đường Tỉnh lộ 1 đi qua huyện dài 17 km đã được nhựa hóa và bê tơng xi măng.
- Hệ thống đường huyện: 127,8 km trong đó nhựa hóa và bê tơng xi măng được 96km, đường đơ thị 32 km trong đó nhựa hóa và bê tơng xi măng được 19,44 km.
- Hệ thống đường xã, liên xã: 273 km trong đó nhựa hóa và bê tông xi măng được 15 km. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng cho đến nay nhìn chung tỉ lệ kết cấu mặt đường đã được nhựa hóa; bê tơng xi măng đối với tất cả các hệ thống đường trên địa bàn huyện vẫn còn thấp.
Thủy lợi
- Huyện Ea Súp có nhiều hồ chứa, trong đó có hồ Ea Súp thượng, hồ Ea Súp hạ và hồ Ia Jlơi được khai thác để phục vụ tưới cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Hệ thống kênh chính đơng và kênh chính tây thuộc cơng trình Thủy lợi hồ Ea Súp thượng đã hoàn thiện phục vụ tưới cho 5.047 ha lúa nước và 2.000 ha hoa màu các loại.
- Cơng trình thủy lợi hồ Ia Jlơi được xây dựng theo thiết kế phục vụ tưới cho 200ha lúa nước thuộc xã Ia Jlơi, tuy nhiên đến nay mới chỉ phục vụ tưới cho 90ha lúa nước đạt 45% theo thiết kế.
- Kiên cố hoá kênh mương, giai đoạn 2016 - 2020: kênh chính đơng đã được kiên cố hóa 24.000m, kênh chính tây 32.000m. Hệ thống kênh chính đơng: tỷ lệ kênh nhánh đã được kiên cố hóa là 58.593/78.124m đạt 75%. Hệ thống
đạt 96%.
Quy hoạch:
- Năm 2016 đến năm 2020 đã thực hiện được 29 dự án quy hoạch, trong đó: Hồn thành cơng tác điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035; triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Công văn số: 6527/UBND-CN ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk theo diện tích thực tế đã được đo đạc tại địa bàn các thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn thị trấn Ea Súp.
- Quy hoạch đô thị: Đồ án Quy hoạch thị trấn Ea Súp được tỉnh phê duyệt từ năm 2005
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm các xã
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường trường
2.1.3.1. Thuận lợi
- Ea Súp là huyện có địa hình khá bằng phẳng thuận lợi để sản xuất nơng - lâm nghiệp; có quốc lộ 14C đi qua nối liền các tỉnh từ Kon Tum qua Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nơng, ngồi ra cịn có tỉnh lộ 1 nối liền huyện Ea Súp với huyện Buôn Đôn, thành phố Buôn Ma Thuột,… là điều kiện thuận lợi để huyện mở rộng các hoạt động giao thương với các vùng lân cận trong tỉnh và các vùng thuộc duyên hải miền Trung, qua đó có thể nhanh chóng phát triển một nền kinh tế đa dạng nông, công nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên với tiềm năng đất đai còn nhiều, nguồn nước phong phú (hồ Ea Súp thượng, Ea Súp hạ, Ia Chlơi…) thuận lợi để hình thành nguồn nguyên liệu chế biến nông sản phẩm tập trung; vùng chuyên canh cây hàng năm (trồng cỏ, bắp, siêu cao lương…), trong đó đặc biệt thích hợp cho chăn ni đại gia súc (bò sữa, bò thịt), gia cầm, phát triển cây công nghiệp dài ngày. Tài nguyên rừng phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
bị đầu tư cho phát triển nông lâm nghiệp (TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai…) là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, đồng thời đây là cơ hội lớn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kết nối trung tâm huyện với các xã, thôn, bản. Mặt khác sẽ tạo động lực phát triển toàn diện kinh tế xã hội của huyện, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong địa bàn huyện.
2.1.3.2. Những khó khăn, thách thức
- Ea Súp là huyện biên giới, cách xa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột gần 70 km, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu, yếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là các xã giáp biên giới Campuchia.
- Tuy là huyện có địa hình dạng bán bình nguyên tương đối bằng, tiềm năng đất đai còn nhiều nhưng đất đai nơi đây nghèo chất dinh dưỡng, đa phần là tầng mỏng, cơ giới thô, nếu canh tác nông nghiệp phải đầu tư cao.
- Diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, lần lượt diễn ra hạn hán và lũ lụt, tình hình dịch bệnh khó lường tiếp tục gây thiệt hại kinh tế cho toàn huyện.