Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và sự tác động đến tìm kiếm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 49)

7. Kết cấu của Đề tài

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và sự tác động đến tìm kiếm

kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Miền Trung, nằm ở duyên hải miền trung bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa thuộc Biển Đơng. Có chung ranh giới đất liền với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng, Nƣớc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Có bờ biển dài 120km, có các cảng Thuận An và Vịnh Chân Mây - Lăng Cô, cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc Nam. Là trục giao thông quan trọng nối liền hai miền đất nƣớc.

Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào kéo dài

đến thành phố Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dƣới 500m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sƣờn thoải và phần lớn là đồi bát úp với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng điển hình cho đồng bằng mài mịn, tích tụ có cồn cát, đầm phá. Hệ thống sơng ngịi dày đặc, mật độ sông, suối dao động trong khoảng 0,3 - 1km/km2, có nơi lên đến 1,5 - 2,5 km/km2. Có các con sơng chính nhƣ: Sơng Hƣơng, Sơng Ơ Lâu, Sơng Nong, Sơng Truồi, Sơng Cầu Hai… Trong đó, Sơng Hƣơng là con sơng lớn nhất, có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ Dãy Trƣờng Sơn.

Khí hậu: Ở vĩ tuyến 160 vĩ Bắc nằm chính giữa vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi giao thoa giữa hai miền khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, những tháng đầu năm có nắng ấm, mƣa và lũ lụt thƣờng vào tháng 7, 8, 9, 10, cuối năm mƣa thƣờng

34

kéo dài. Nhƣng hiện nay, do hiện tƣợng biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 là thời điểm nắng nóng gay gắt, đến các tháng 9, 10, 11 gió mùa đơng bắc kéo về kèm theo mƣa to, lƣợng mƣa lớn gây ngập, lũ lụt trên diện rộng, trở thành trung tâm vùng mƣa lớn nhất của cả nƣớc.

Giao thông: Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang kinh tế Đông - Tây nối Thái Lan, Lào, Việt Nam theo đƣờng 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nƣớc, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm chính của hai vùng phát triển của nƣớc ta. Nằm trên trục quốc lộ 1A và đƣờng sắt chạy xuyên Việt dọc theo các tỉnh Trung Trung Bắc Bộ. Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài là điểm trung chuyển bằng đƣờng hàng không cho khách quốc tế và nội địa.

Diện tích: Thừa Thiên Huế có tổng diện tích 5.048,2 km2, phân bổ

thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm: 01 thành phố, 02 thị xã, 6 huyện, 152 xã, phƣờng, thị trấn. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2. Diện tích đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích cây hàng năm: 44.546,67 ha; diện tích cây lâu năm là: 5.343,2 ha. Phân bố trải dài từ Bắc vào Nam.

Dân số: Dân số ƣớc đạt 1.128.620 ngƣời, đạt mật độ dân số 233 ngƣời/

km2, sinh sống đồng đều ở vùng nông thôn cả thành thị, gồm các dân tộc: Kinh, Tà ôi, Cơ tu, Bru - Vân kiều. Cƣ dân sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, một số dân tộc sinh sống ở các vùng miền núi nhƣ: huyện A Lƣới, huyện Nam Đông, huyện Phú Lộc, huyện Phong Điền. Một bộ phận ngƣời dân sinh sống dựa vào các điều kiện tự nhiên, khai thác các nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên nhƣ: đánh bắt thủy hải sản, khai thác rừng, chặt phá, đốt rừng làm nƣơng rẫy.

Tài nguyên khoáng sản: trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản tài nguyên nƣớc dƣới đất phân bổ đều khắp. Trong đó, chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị là các khống sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. Nhóm khống sản chủ yếu nhƣ than bùn tại xã Phong Chƣơng, huyện Phong Điền. Nhóm khống sản kim loại nhƣ: ti tan, chì, kẽm, thiếc, vàng. Bên cạnh đó cịn có tài nguyên nƣớc gồm cả nƣớc nhạt và nƣớc khống nóng phân bổ đều trên địa bàn tồn tỉnh. Có 7 nguồn nƣớc khống có thể uống, sử dụng và để chữa bệnh. Các nguồn nƣớc đƣợc ngƣời dân biết đến nhƣ: Thanh Tân (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền), Mỹ An (xã Phú Dƣơng, huyện Phú Vang) , A Roàng (xã A Roàng, huyện A Lƣới).

Tài nguyên đất: Thừa Thiên Huế có 468.275 ha đất, chiếm 92 % diện

tích tự nhiên của tồn tỉnh. Phần cịn lại là diện tích các vực núi và đá. Có 23 loại đất thuộc 10 nhóm đất. Trong đó, nhóm đất phù sa là nhóm gồm nhiều loại đất nhất, có vai trị đặc biệt quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp tồn tỉnh. Những vùng có loại đất này đều là vùng trọng điểm trồng lúa, hoặc là vùng canh tác các loại cây trồng có yêu cầu cao về thổ nhƣỡng, có hiệu quả kinh tế cao nhƣ: đậu đỏ, rau màu, cây ăn quả và các loại hoa.

Do yếu tố địa hình và vị trí địa lý đặc biệt nên tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm thƣờng chịu nhiều ảnh hƣởng của nhiều loại thiên tai nhƣ: bão, lũ, lũ quét, lốc tố, hạn hán, xâm nhập mặn, nƣớc dâng do bão, sạt lỡ, xói lỡ bờ sông, bờ biển, đặc biệt là bão và lụt gây nhiều thiệt hại về ngƣời và tài sản. Trong những năm trở lại đây, dƣới tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu nên tình hình thiên tai, bão lũ ở Thừa Thiên Huế diễn biến hết sức phức tạp khó lƣờng có chiều hƣớng tăng lên về cƣờng độ và tần suất xuất hiện.

Theo dự báo, trong những năm tiếp theo, tần suất các cơn bão hình thành ở vùng biển Tây Thái Bình Dƣơng đạt cấp siêu bão xuất hiện ngày càng

36

nhiều, mƣa lũ với tần suất lớn, hạn hán, lũ ống, lũ quét, sạt lỡ đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại …Đó cũng chính là các loại hình thiên tai thƣờng xuyên xảy ra ở khu vực miền Trung. Trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất.

2.1.2. Sự tác động ảnh hưởng đến tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tình hình kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2020 tiếp tục tăng nhƣng giá trị gia tăng thấp, ƣớc đạt 2,06%, không đạt kế hoạch đề ra do ảnh hƣởng trực tiếp của đại dịch Covid-19 và thiên tai trong năm gây ra. Trong đó:

+ Khu vực dịch vụ tăng trƣởng âm 0,79%, đặc biệt doanh thu du lịch giảm sâu, giảm 64% so với cùng kỳ.

+ Khu vực công nghiệp và xây dựng ƣớc đạt 6,21%. Mặc dù bị ảnh hƣởng đại dịch Covid-19, một số sản phẩm chủ lực nhƣ sợi, may mặc giảm, không đạt kế hoạch, nhƣng một số sản phẩm duy trì mức sản xuất khá, vƣợt kế hoạch nhƣ: Bia; Sản phẩm mới - khẩu trang y tế chủ yếu xuất khẩu thế giới.

+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ƣớc tăng 1,34% do ảnh hƣởng của các trận mƣa lớn, bão, lụt liên tiếp vào cuối năm, đặc biệt thiệt hại về thuỷ sản, chăn nuôi, hoa màu, ...

+ Khu vực thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm tăng 3,69%. Nhờ chuyển nguồn thu từ năm 2019 chuyển sang; đồng thời, thuế xuất nhập khẩu tăng một số mặt hàng xuất nhập khẩu có tỷ suất thuế tăng so với cùng kỳ.

- Cơ cấu các khu vực kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông nghiệp - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tƣơng ứng 47,36% - 32,25% - 11,86% - 8,53%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu ngƣời đến năm 2020 ƣớc đạt 49 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2.120 USD, tăng 5% (xấp xỉ đạt kế hoạch là 2.150 USD).

- Thu ngân sách nhà nƣớc năm 2020 ƣớc đạt 8.455 tỷ đồng, vƣợt 11,2% so với dự tốn, tăng 0,7% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 7.992 tỷ đồng (chiếm 94,5% tổng thu ngân sách), tăng 12,8% so với dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ (Nguồn chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất tăng 34%); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 415 tỷ đồng, bằng 84,3% dự toán, giảm 13,6%. Chi ngân sách năm 2020 ƣớc đạt 11.428 tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán.

- Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội ƣớc đạt 24.450 tỷ đồng, tăng 7,9%, đạt 90,6% so với kế hoạch đề ra. Đã tập trung triển khai Dự án giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Kinh thành Huế, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hạ tầng phát triển công nghiệp.

- Dân số: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tồn tỉnh có 305.905 hộ; 1.128.620 nhân khẩu; dân số nam 558.488 ngƣời (chiếm 49,5%,); dân số nữ 570.132 ngƣời (chiếm 50,5%); dân số khu vực thành thị 558.531 ngƣời (chiếm 49,5%); khu vực nông thôn 570.089 ngƣời (chiếm 50,5%/ Mật độ dân số 224 ngƣời/km2

, bằng 77,2% so với mật độ dân số bình quân cả nƣớc. - Lao động: Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 636.500 ngƣời.

- Tổng số hộ nghèo: 17.242 hộ/53.536 ngƣời chiếm 6,42% so với số hộ toàn tỉnh. Trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số 1.982 hộ/8.407 ngƣời, chiếm 11,5% trong tổng số hộ nghèo; số hộ nghèo thuộc đối tƣợng chính sách là 561 hộ, chiếm 3,25% trong tổng số hộ nghèo; Hộ nghèo thuộc đối tƣợng bảo trợ xã hội là 6.994 hộ, chiếm 40,56% trong tổng số hộ nghèo.

Điều kiện địa hình, thời tiết

Là một tỉnh Miền Trung xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”- 16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hƣởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trƣng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình

38

Bạch Mã án ngữ theo phƣơng á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nƣớc ta.

Tƣơng tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối khơng khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vƣợt Trƣờng Sơn qua, từ phía Đơng lấn vào, từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hƣớng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trị rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lƣợt từ Tây sang Đơng núi trung bình, núi thấp, gị đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ khơng khí từ Đơng sang Tây, gia tăng lƣợng mƣa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lƣợng mƣa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hƣớng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lƣới, động Ngại, Đông A Lƣới - Nam Đông nằm theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tƣờng vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khơ nóng vào mùa hè và đón gió Đơng Bắc về mùa đơng. Đối với gió mùa Đơng Bắc bức tƣờng vịng cung đón gió này vừa chuyển hƣớng gió từ Đơng Bắc sang Tây Bắc, vừa ngƣng tụ hơi ẩm lại ở sƣờn phía Đơng và sƣờn phía Bắc gây ra mƣa lớn tại huyện A Lƣới, huyện Nam Đông, Bạch Mã, huyện Phú Lộc và là một trong các trung tâm mƣa địa hình vào loại lớn ở nƣớc ta. Nếu nhƣ dãy Trƣờng Sơn đón gió Đơng Bắc gây mƣa lớn vào mùa đơng thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mƣa lớn ở phía Tây Trƣờng Sơn và tạo gió Tây Nam khơ nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này. Cùng với q trình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, biểu hiện rõ ràng

qua sự gia tăng về cƣờng độ, tần suất xuất hiện các cơn bão, lũ, lũ lụt, sạt lỡ, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng…càng làm cho nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chịu nhiều tổn thất nặng nề về ngƣời và tài sản.

Đặc điểm Văn hóa

Với lịch sử hình thành và phát triển trên 700 năm, Thừa Thiên Huế là một vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề tồn tại nhƣ quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, tốc độ tăng trƣởng chƣa cao, đời sống nhân dân vẫn cịn khó khăn, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trong tình hình mới. Quy mơ nền kinh tế tỉnh năm 2020 theo giá hiện hành ƣớc đạt 54.798,1 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu ngƣời/năm đạt 49 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.120 USD). Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,25%; khu vực dịch vụ chiếm 47,36%; thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%. Là một tỉnh có tiềm năng về kinh tế - văn hóa nhƣng tốc độ phát triển chƣa tƣơng xứng với những giá trị vốn có.

Mặt khác, văn hóa Huế mang tính trầm kha, con ngƣời Huế vốn dĩ e dè, rụt rè trong giao tiếp và cuộc sống. Cùng với điều kiện thời tiết nắng lắm, mƣa nhiều, thiên tai, lũ lụt liên tục khiến cho cuộc sống vốn dĩ nhẹ nhàng càng trở nên trầm lặng, mang nặng tính cam chịu, chấp nhận, an bài. Với đặc điểm nhƣ vây, trong nhịp phát triển của xã hội, đội ngũ lao động vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của công việc, nguy cơ lạm phát giá cả tiêu dùng càng làm cho tốc độ phát triển kinh tế chậm lại. Kèm theo vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, rác thải sinh hoạt, rác thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, công nghiệp chƣa đƣợc giải quyết, chƣa tận dụng đƣợc nguồn lợi từ rác thải dẫn đến sự phát triển thiếu cân bằng giữa con ngƣời với tự nhiên, gây mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng môi

40

trƣờng. Chính vì vây, đứng trƣớc sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế và giữ gìn nét đẹp truyền thống, văn hóa Huế địi hỏi các nhà lãnh đạo, nhà quản lý có cái nhìn một cách tồn diện, nhạy bén, cân bằng, hài hịa lợi ích.

Cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn huy động

Quần thể di tích Huế trải dài trên diện rộng, nhiều cơng trình đang bị xuống cấp, hƣ hỏng nhƣng nguồn vốn đầu tƣ tu bổ vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt là việc đền bù, di dời các hộ dân đang sinh sống trong khu vực di sản địi hỏi cần phải có nguồn lực rất lớn.

Nhiều cơng trình hành chính, nhiều hạ tầng công vụ đang sử dụng đƣợc tiếp quản và sử dụng từ thời Pháp thuộc dần bị xuống cấp, có nguy cơ gây mất an tồn.

Hệ thống đơ thị phát triển chậm; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ; Công tác quy hoạch, quản lý đô thị chƣa theo kịp yêu cầu phát triển, chƣa thể hiện rõ bản sắc văn hố của Thừa Thiên Huế; Cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích cịn chậm. Cải cách hành chính chƣa đáp ứng đƣợc u cầu đặt ra. Cơng tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền có mặt cịn hạn chế; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chƣa cao...

Hệ thống giao thông chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, nhiều dự án còn chậm tiến độ nhƣ cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Việc mở rộng nhà ga hành khách

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)