Tình hình tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 55)

7. Kết cấu của Đề tài

2.2. Tình hình tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Huế thời gian qua

Thừa Thiên Huế là vùng đất chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên tai, bão lũ trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Ngày 22 tháng 9 năm 2014, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 1893/QĐ - UBND Quyết định về việc thành lập Ban chỉ huy và Văn phòng thƣờng trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kèm sau đó là những Quyết định, Kế hoạch, Chƣơng trình hành động, các Đề án, Dự án để ứng phó với tình hình thiên tai, bảo đảm trong cơng tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

Năm 2019, có 8 cơn bão và 4 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đơng. Trong đó, có 6 cơn ảnh hƣởng trực tiếp đến đất liền nƣớc ta. Địa bàn Thừa Thiên Huế cũng hứng chịu 01 đợt áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Áp thấp nhiệt đới có tên là Kaikico, có cấp gió là cấp 7 gây ra lốc xốy làm tốc mái, đổ sập nhà cửa, mƣa lớn trên diện rộng và ngập lụt tại các huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc. Về cháy rừng có 42 vụ, gây thiệt hại 182 ha rừng tập trung tại các huyện

42

Phú Lộc, huyện A Lƣới, huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, thị xã Hƣơng Thủy và thành phố Huế. Về cháy dân sự xảy ra 02 vụ: 01 vụ cháy nhà máy giấy và 01 vụ cháy nhà dân cùng nhiều vụ cháy nhỏ. Xảy ra 03 vụ đuối nƣớc làm 03 ngƣời chết, 01 ngƣời chết do thiên tai. Ƣớc tổng giá trị thiệt hại 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng).

Năm 2020, có 14 cơn bão và 1 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, 01 vùng áp thấp đổ bộ vào các tỉnh từ Ninh Bình đến Khánh Hịa. Trong đó, phần lớn ảnh hƣởng trực tiếp đến đất liền nƣớc ta. Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng hứng chịu 09 cơn bão, gây ra 06 đợt mƣa lũ, trong đó có 03 đợt mƣa lũ liên tục kéo dài gây ngập lụt xảy ra trên diện rộng, ngập sâu kéo dài, sạt lỡ đất đá xảy ra ở nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là sạt lỡ xảy ra trên tuyến đƣờng 71 và Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) gây thiệt hại rất lớn về ngƣời và tài sản. Về cháy rừng có 62 vụ gây thiệt hại 29 ha rừng, 22 vụ cháy nổ, 01 vụ tai nạn lật thuyền trên sông, 06 vụ tai nạn trên biển làm 46 ngƣời chết, 11 ngƣời mất tích, 148 ngƣời bị thƣơng. Ƣớc tổng giá trị thiệt hại 2.273.252.000.000 đồng (Hai nghìn, hai trăm bảy mƣơi ba tỷ, hai trăm năm mƣơi hai triệu đồng).

Năm 2021, có 8 cơn bão và 03 đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông. Số cơn bão đi vào đất liền là 5 - 6 cơn. Cơn bão số 6 có tên Dianmu suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào vùng đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Thừa Thiên Huế. Về cháy rừng có 25 vụ gây thiệt hại 292 ha rừng, 02 vụ cháy nổ. Ảnh hƣởng bão và mƣa lũ lụt 03 vụ, hậu quả 02 ngƣời chết. Ƣớc tính thiệt hại 85.300.000.000 đồng (Tám mƣơi lăm tỷ, ba trăm triệu đồng)

Bảng 2.1: Thống kê loại hình thiên tai năm 2019 - 2021

STT Loại hình thiên tai Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

1 Bão trên Biển Đông 8 14 8 2 ATNĐ trên biển Đông 4 1 3 3 Bão và ATNĐ ảnh hƣởng đến địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 1 9 5

4 Cháy rừng 42 62 25

5 Cháy dân sự 2 22 2

6 Đuối nƣớc 3 3 2

7 Thiệt hại về ngƣời 4 46 2 8 Thiệt hại về tài sản (tỷ đồng) 3 2.273 85,3

“Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế”

Hình 2.1: Biểu đồ thống kê loại hình thiên tai năm 2019 - 2021 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

44

Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng đƣợc sơ tán, di dời do thiên tai trong năm 2020

STT Loại hình thiên tai Sơ tán, di dời (ngƣời) Trên tổng số hộ 1 Bão số 5 6.264 19.367 2 Đợt lũ kéo dài từ 6/10 đến 22/10/2020 17.241 54.377 3 Bão số 9 19.671 65.890 4 Bão số 13 22.348 73.940

“Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế”

Hình 2.2: Biểu đồ số lƣợng đƣợc sơ tán, di dời do thiên tai trong năm 2020

Bảng 2.3: Thống kê tình hình thiệt hại năm 2020

ĐVT: triệu đồng.

STT Nội dung Bão số 5 Đợt lũ lớn 6-22/10 Bão số 9 Bão số 13 1 Thiệt hại về nhà ở: 213.000 429.000 18.771 22.139 2 Thiệt hại về giáo dục: 2.000 30.000 3.500 3.100 3 Thiệt hại về y tế: 10.000 5.000 5.000 4 Thiệt hại về nông,

lâm nghiệp: 177.600 20.000 156.290 5.175 5 Thiệt hại về chăn nuôi: 3.000 572 572 6 Thiệt hại về thủy lợi: 63.000 215.000 161.100 123.000 7 Thiệt hại về giao thông: 11.800 212.000 27.020 20.020 8 Thiệt hại về thủy sản: 30.000 10.122 10.122 9 Thiệt hại về thông tin

liên lạc: 19.000 10.000 5.000 2.000 10 Thiệt hại về điện lực: 17.700 10.950 10.550 9.000 11 Thiệt hại về nƣớc sạch: 6.250 4.950 3.950 12 Cơng trình khác 150.000 6.000 30.000

Tổng cộng: 504.100 1.126.200 408.875 234.078

“Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế”

Đặc biệt, từ ngày 6/10 đến ngày 22/10/2020 trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một tổ hợp hình thế thời tiết vơ cùng cực đoan gây mƣa lớn, ngập lụt trên diện rộng kéo dài. Lƣợng mƣa trung bình trên tồn tỉnh đạt 2.182 mm, có nơi cao hơn, núi Bạch Mã, huyện Phú Lộc trên 3.000mm. Huyện A Lƣới 2.970mm, bằng 84% tổng lƣợng mƣa trung bình hàng năm. Mực nƣớc trên các sông dâng cao, trên Sông Bồ tại Phú Ốc: +5,24m vƣợt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,06m, Sông Hƣơng tại Kim Long +4,17m trên báo động III là 0,67m.

46

Mƣa to, gió lớn diễn ra trong nhiều ngày đã làm sạt lỡ khối lƣợng đất đá với khối lƣợng lớn tại thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền làm 13 cán bộ hy sinh trên đƣờng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, 17 cơng nhân mất tích. Cơng tác TKCN đã diễn ra đến nay đã qua 7 giai đoạn, vẫn còn 11 nạn nhân mất tích vẫn chƣa đƣợc tìm thấy.

Bảng 2.4: Thống kê ngƣời và phƣơng tiện huy động TKCN tại Thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền STT Huy động lực lƣợng TKCN Ngƣời Phƣơng tiện

1 Lực lƣợng Bộ, ngành, Trung ƣơng và

các đơn vị phối hợp 114 30 2 Lực lƣợng vũ trang Quân khu 4 557 59 3 Lực lƣợng tại địa phƣơng 312 68

Tổng cộng: 983 157

“Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế”

Để ứng phó với thiên tai, từ đầu năm Ban chỉ huy Phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có Quyết định ban hành Kế hoạch về cơng tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong đó, tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chủ yếu: Tổ chức ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các cấp; xây dựng và hồn thiện các văn bản về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; kiện toàn hệ thống lực lƣợng chuyên trách, kiêm nhiệm và công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập, hội thảo. Cơng tác trực ban đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Tại các cơ quan thƣờng trực trong cơng tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn nhƣ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cơng An tỉnh duy trì nghiêm túc chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu và trực cứu hộ , cứu nạn 24/24 giờ theo đúng chỉ thị, mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu.

Kiện tồn hệ thống tổ chức ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn từ cấp tỉnh, huyện, thị xã, đến cấp phƣờng, xã, thôn bảo đảm phù hợp trong điều kiện thời tiết, địa hình, theo từng tình huống diễn ra.

Chỉ huy các cấp rà soát, cập nhật các phƣơng án ứng phó theo điều kiện, tình hình dự báo mới nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống diễn ra.

Để đảm bảo an tồn tàu thuyền trên biển. Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn ra chỉ đạo Cảng cá Thuận An xây dựng phƣơng án bảo đảm an toàn cho ngƣời và tàu cá. Chi cục Thủy sản phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Uỷ Ban Nhân Dân huyện, xã kiểm tra tàu thuyền, quy định về các thiết bị bảo đảm an toàn khi ra khơi, bảo đảm liên lạc giữa đất liền và ngoài khơi.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)