Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 71)

7. Kết cấu của Đề tài

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

Thực hiện các văn bản Luật của Nhà nƣớc, Nghị định, Nghị quyết của Chính Phủ, các Thơng tƣ, Hƣớng dẫn của các Bộ, ngành Trung ƣơng. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đã quán triệt, triển khai, xây dựng hệ thống các kế hoạch phòng, chống thiên tai; phƣơng án ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giao cho các cơ quan chuyên môn tham mƣu và ban hành các kế hoạch nhƣ sau:

- Kế hoạch Phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch triển khai thực hiện đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ƢPSCTT và TKCN đến năm 2020; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ - CP ngày 18/6/2018 của Chính Phủ về cơng tác phịng chống thiên tai.

- Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng cơng tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng rừng; Kế hoạch quản lỹ lũ tổng hợp (IFMP).

48

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; Kế hoạch ứng phó tai nạn tàu thuyền trên biển, tai nạn đƣờng bộ, đƣờng sắt, tai nạn máy bay; Kế hoạch ứng phó sự cố rị rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân cấp tỉnh; Kế hoạch phịng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ các mỏ lộ thiên và hầm lị khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ cơng trình, nhà cao tầng; Kế hoạch ứng phó sự cố cháy; Kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lỡ đất.

- Phƣơng án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phƣơng án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, các phƣơng án bảo vệ cơng trình hồ đập, thủy điện và xả lũ; Phƣơng án bảo vệ các cơng trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức xây dựng đầy đủ các Quy chế phối hợp công tác của các ngành, địa phƣơng, đơn vị; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị Quân đội của Bộ, Quân khu đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, sử dụng lực lƣợng, phƣơng tiện thực hiện nhiệm vụ ƢPSCTT và TKCN.

Hiện nay, cơng tác quản lý nhà nƣớc về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả nhân dân. Đƣợc xem là một trong nhƣng nhiệm vụ trọng tâm nhằm ổn định đời sống, phát triển kinh tế, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu chung của tỉnh.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ rõ: “Phát triển kinh tế gắn với tăng cƣờng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cƣờng phổ biến pháp luật và tuyên truyền về bảo vệ mơi trƣờng, tài ngun và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng. Đẩy nhanh

tiến độ đầu tƣ các dự án về môi trƣờng và triển khai đề án thu gom, xử lý chất thải; bảo đảm sự hài hịa giữa mơi trƣờng tự nhiên với mơi trƣờng sống ở các khu công nghiệp, khu đơ thị, dân cƣ. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cƣờng hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trƣờng”.

Từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trên cở sở các Đề án, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cũng đã cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, kế hoạch cụ thể. Tại Chỉ thị số: 14/CT - UBND, ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Tăng cƣờng cơng tác phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020. Ngồi cơng tác bảo đảm thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Kế hoạch, Đề án của Chính Phủ, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cũng yêu cầu, chỉ đạo cụ thể cho các Sở, Ban, Ngành, Cơ quan liên quan công tác tổ chức thực hiện, phối hợp hoạt động, củng cố lực lƣợng, trang thiết bị, tuyên truyền cảnh báo trong nhân dân nhằm phịng ngừa, ứng phó, chủ động trong cơng tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định.

Quyết định số 1343/QĐ - UBND, ngày 21 tháng 6 năm 2018 về việc ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lỡ đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 nhằm bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng nhằm ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, lũ ống và sạt lỡ đất do mƣa lũ gây ra. Đây là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động theo nhiệm vụ đƣợc phân công. Cơ sở để các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phƣơng tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Triển khai cơng tác tuyên truyền, nâng cao

50

nhận thức của cộng đồng, chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lỡ đất do mƣa lũ gây ra.

Hàng năm, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đều ban hành các Kế hoạch Dự trữ hàng hóa để bình ổn thị trƣờng và phòng chống lụt bão nhằm tăng cƣờng công tác chuẩn bị, chủ động trong mùa mƣa lũ, cụ thể: Kế hoạch số 83/KH - UBND, ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Kế hoạch dự trữ hàng hóa để bình ổn thị trƣờng và phịng chống lụt bão năm 2015 và các tháng đầu năm 2016; Kế hoạch số 113/KH - UBND, ngày 6 tháng 5 năm 2020 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ phịng chống lụt bão năm 2020; Quyết định số 26 - 2020/QĐ - UBND, ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Quyết định ban hành nội dung chi, mức chi, quản lý và sử dụng Qũy phòng, chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhìn chung, cơng tác quản lý nhà nƣớc về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đƣợc tổ chức chặt chẽ, có tính thứ bậc, đƣợc triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh xuống cấp phƣờng, xã, thôn. Công tác điều hành, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan nhịp nhàng, đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân cơng. Có kế hoạch, kịch bản ứng phó cho từng thời điểm, từng tình huống diễn ra. Bảo đảm công tác điều hành, quản lý ngày càng toàn diện hơn, bao trùm cả ứng phó, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và công tác hậu cần khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại sau thiên tai.

2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Căn cứ các Nghị định, Hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai. Ngày 22 tháng 9 năm 2014, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1893/QĐ - UBND, Quyết định về việc thành lập Ban chỉ huy và Văn phòng thƣờng trực Ban chỉ huy Phịng, chống thiên tai và tìm

kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến ngày 11 tháng 8 năm 2016, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1877/QĐ - UBND, Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1893/QĐ - UBND, ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ huy và Văn phòng thƣờng trực Ban chỉ huy Phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Quyết định, Ban chỉ huy và Văn phòng thƣờng trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế có chức năng tham mƣu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ huy Phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh do Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh thành lập, tham mƣu giúp Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh quản lý hoạt động, phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy điều hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

“Nguồn:Tác giả tự tổng hợp” CHỦ TỊCH UBND CẤP TỈNH/ HUYỆN/XÃ - TRƢỞNG BAN PHÓ CHỦ TỊCH UBND CẤP TỈNH/ HUYỆN/XÃ (PHỤ TRÁCH LĨNH VỰC NN &PTNN) PHÓ TRƢỞNG BAN THƢỜNG TRỰC CÁC PHÓ TRƢỞNG BAN: - CHT BCHQS CẤP TỈNH/ HUYỆN - CHT BĐBP TỈNH/ HUYỆN - GĐ SỞ NN &PTNN TỈNH/ HUYỆN CÁC ỦY VIÊN: 31 CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CÁC SỞ, BAN, NGÀNH

52

Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có con dấu, đƣợc cấp kinh phí và tài khoản để hoạt động. Trƣởng ban là Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, Phó Trƣởng ban Thƣờng trực là Phó Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh phụ trách lĩnh vực Nông Nghiệp và Phát triển Nơng thơn. Các Phó Trƣởng ban gồm: Chỉ huy trƣởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ hủy trƣởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh. Ủy viên gồm 31 cán bộ, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, các đơn vị, địa phƣơng đã tiến hành kiện tồn Ban Chỉ huy Phịng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của địa phƣơng theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai cấp huyện, xã/ phƣờng.

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ - CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về Cơng tác phịng, chống thiên tai, Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã xây dựng và ký Quy chế số 200 - SNNPTNT - BCH ngày 24 tháng 4 năm 2018 về phối hợp trong hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong đó có nhiệm vụ thí điểm thành lập, tổ chức tập huấn cho lực lƣợng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã do lực lƣợng Dân quân tự vệ làm nòng cốt. Đến năm 2020, đã thành lập 145 đội xung kích PCTT cấp phƣờng, xã/145 phƣờng, xã; 02 đội cấp huyện, 01 đội cấp tỉnh, 02 đội thuộc các hồ chứa nƣớc.

Phát huy phƣơng châm “4 tại chỗ”, xây dựng lực lƣợng xung kích trong thực hiện nhiệm vụ ƢPSCTT và TKCN, lấy lực lƣợng Dân quân tự vệ tại các địa phƣơng, nhà máy, xí nghiệp, làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức các lực lƣợng Quân đội, Công an, các ngành, đơn vị đồng thời giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hiệp đồng với các đơn vị Quân đội của Bộ, Quân khu đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch sử dụng lực lƣợng, phƣơng tiện thực hiện nhiệm vụ ƢPSCTT và TKCN.

2.3.3. Đầu tư nguồn lực và phương tiện phục vụ cơng tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 6 tháng 9 năm 2018 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1962/QĐ - UBND và Quyết định số 1963/QĐ - UBND về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thừa Thiên Huế; Quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh. Hiện nay, đã thực hiện, tiến hành thu quỹ. Việc đảm bảo ngân sách thƣờng xuyên, chế độ chính sách cho hoạt động Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn lấy từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, địa phƣơng, quỹ phòng chống thiên tai; các tổ chức chính trị, xã hội và các cá nhân, nhà hảo tâm đóng góp theo đúng luật định cơ bản đã đáp ứng đầy đủ.

Sau các sự cố, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tham mƣu và bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng quy định cho công tác khắc phục các thiệt hại do sự cố và thiên tai gây ra.

Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, quản lý, sử dụng phục vụ Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp và rà soát, đánh giá nhu cầu của các địa phƣơng, đơn vị. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn hàng dự trữ, tập trung cho các đơn vị, địa phƣơng nhƣ: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phù hợp với đối tƣợng và nhiệm vụ.

Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của địa phƣơng, tỉnh cũng đã chủ động mua sắm dự phòng một số cơ sở vật tƣ phục vụ cơng tác phịng chống thiên tai nhƣ: bao tải, rọ thép, đá hộc, vải lọc địa kỹ thuật. Tuy nhiên, do nguồn lực

54

của tỉnh cịn khó khăn nên lƣợng vật tƣ hiện tại chƣa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của tỉnh.

Tỉnh đã tiếp nhận từ nguồn hàng dự trữ quốc gia phục vụ ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trang cấp với tổng số lƣợng, chủng loại nhƣ sau:

Bảng 2.5 Phương tiện phục vụ cơng tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT PHƢƠNG TIỆN ĐVT SỐ LƢỢNG

1 Xuồng máy cứu hộ các loại chiếc 8 2 Nhà bạt các loại chiếc 361 3 Phao cứu sinh các loại cái 18.637 4 Máy phát điện cái 01 5 Thiết bị khoan, cắt cái 01 6 Thiết bị chữa cháy bộ 4

Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh”

2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền pháp luật quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

2.3.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

Nắm bắt đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác quản lý. Hàng năm, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cũng đã tăng cƣờng mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cứu hộ, cứu nạn cho các lực lƣợng tại chỗ. Quan tâm trang bị các phƣơng tiện, xây dựng lực lƣợng ứng cứu ngày càng tinh nhuệ, đồng bộ. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng đã tổ chức một số chƣơng trình, hội nghị, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác PCTT. Với phƣơng châm “4 tại chỗ”, trong đó có chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, phƣơng tiện vật tƣ tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Năm 2019, đã tổ chức bồi dƣỡng hàng năm cho 28.837 cán bộ trong đó: Bộ đội thƣờng trực là: 973 đồng chí; Dân quân tự vệ: 17.726 đồng chí; Dự bị động viên: 10.138 đồng chí.

Năm 2020, các địa phƣơng, đơn vị trên toàn tỉnh đã tổ chức, triển khai đào tạo, bồi dƣỡng 17 lớp/985 ngƣời dân tham gia. Bồi dƣỡng hàng năm cho 20.728 cán bộ trong đó: Bộ đội thƣờng trực là: 1.197 đồng chí; Dân quân tự vệ: 478 đồng chí; Dự bị động viên: 19.053 đồng chí. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)