Tổng quan về tỉnh Ninh Bình, hệ thống Giáo dục tỉnh Ninh Bình và tổ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh ninh bình (Trang 50 - 55)

Bình và tổ chức, bộ máy làm cơng tác Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình

2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc, Việt Nam. Ninh Bình thuộc khu vực đồng bằng sơng Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng. Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bình vào vùng duyên hải Bắc Bộ. Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968-1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Tiền Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ lịch sử. Với vị trí đặc biệt về giao thơng, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu hai khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng phong phú và đa dạng.

Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sơng Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Đỉnh Mây Bạc thuộc rừng Cúc Phương với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình. Vùng đồng bằng ven biển ở phía đơng nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Có nhiều hồ nước tự nhiên như hồ Đồng Chương, hồ Một đến Bốn Yên Quang, hồ Yên Thắng, hồ Mùa Thu, hồ Đá Lải, hồ Đồng Thái... Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử mơi

trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn. Khu rừng đặc dụng Hoa Lư - Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Ninh Bình có bờ biển dài 18 km và là tỉnh có chiều dài bờ biển ngắn nhất Việt Nam. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.

Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 6 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 119 xã, 17 phường và 7 thị trấn.

2.1.2. Hệ thống Giáo dục tỉnh Ninh Bình

Tồn ngành có 477 cơ sở giáo dục với 24.9031 trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên GDTX, trong đó có: 27 trường THPT; 135 trường THCS; 145 trường tiểu học; 7 trường liên cấp; 155 trường mầm non. Nhìn chung, 143/143 xã, phường, thị trấn đều có một trường mầm non công lập, một trường tiểu học, một trung tâm học tập cộng đồng; các xã nơng thơn đều có một trường THCS; mỗi huyện, thành phố có từ 2 đến 4 trường THPT. Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh.

Về trường học đạt chuẩn quốc gia: chất lượng trường đạt chuẩn ngày càng được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, số trường học đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ phịng học kiên cố, phịng bộ mơn, thư viện đạt chuẩn tăng; trang thiết bị dạy học được bổ sung tăng cường đáp ứng tốt hơn các hoạt động giáo dục. Hết năm học 2020-2021, tỷ lệ phịng học kiên cố trong tồn tỉnh đạt 88,3%; có 447/470 (đạt 95,1%) trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó mầm non mức độ 1 đạt 96,7% (mức độ 2 đạt 33,3%), tiểu học mức độ 1 đạt 100% (mức độ 2 đạt 72,2%), THCS đạt

97,78%, THPT đạt 62,96%. Cơng tác phổ cập giáo dục được duy trì và củng cố vững chắc, các cơ sở giáo dục tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT; Năm 2018, tỉnh Ninh Bình được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2, đây là các mức độ cao nhất trong bộ tiêu chí về phổ cập giáo dục xóa mù chữ. Ninh Bình là một trong ba tỉnh của cả nước dẫn đầu về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Hằng năm, tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ được huy động đến lớp đạt từ 55% đến 60% dân số độ tuổi, mẫu giáo đạt từ 97% đến 99% dân số độ tuổi (trong đó

trẻ 5 tuổi tới lớp đạt trên 99,7%); huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học

sinh hồn thành chương trình giáo dục tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ học sinh được tuyển vào lớp 10 THPT, GDTX đạt từ 80% đến 85,8% so với số học sinh tốt nghiệp THCS.

Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non, phổ thơng, giáo dục thường xun tồn tỉnh hiện có: 14.141 biên chế và 632 hợp đồng, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Đến nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo toàn ngành là 93,7%, trên chuẩn về trình độ đào tạo đạt tỷ lệ 33%. Đến nay, tồn ngành có 3 tiến sỹ, 528 thạc sỹ; tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo cụ thể từng cấp học: mầm non 97,3%; tiểu học 98,4%; THCS 95,2%; THPT 25%.

Ninh Bình là một trong các tỉnh có tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo cao trong cả nước đảm bảo được chất lượng giảng dạy trong tình hình

mới. Các trường đã thực hiện các mặt hoạt động, giáo dục đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học; tỷ lệ học sinh khá giỏi các cấp và tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng: thi học sinh giỏi quốc gia ln nằm trong tốp 20 tỉnh, thành phố có kết quả cao của cả nước; tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế, được dư luận nhân dân đánh giá cao. Đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT, tỉnh Ninh Bình liên tục đứng trong tốp 5 tỉnh dẫn đầu cả nước về điểm trung bình các mơn thi của tốt nghiệp THPT hàng năm (năm 2010, 2011 xếp thứ 5, năm 2012 xếp thứ 2, năm

2013 xếp thứ 5, năm 2014, 2015, 2016 xếp thứ 4, năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 xếp thứ 3)… [49, tr.3]

Hiện nay tồn ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình có 28 khối thi đua từ bậc học mầm non đến phổ thông. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình quản lý 4 khối thi đua thuộc các trường Trung học phổ thơng; các phịng giáo dục huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý các khối thi đua tại địa phương theo phân cấp quản lý.

2.1.3. Tổ chức, bộ máy làm công tác Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT tại địa phương trong đó có cơng tác TĐKT.

Nhiệm vụ về cơng tác TĐKT:

Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trong ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình.

Chủ trì, phối hợp các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan ban ngành, đồn thể, thơng tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho CC, VC, NLĐ làm công tác TĐKT ở các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực TĐKT.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác TĐKT và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực TĐKT theo quy định của pháp luật.

Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý. Khen thưởng thuộc thẩm quyền theo quy định; trình khen thưởng cho các cơ sở giáo dục về Ban Thi đua, Khen thưởng tỉnh, Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ TĐKT theo quy định của pháp luật [11, tr. 12].

Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục các huyện, thành phố.

Các cơ sở giáo dục bố trí một cơng chức kiêm nhiệm làm công tác TĐKT của đơn vị.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy QLNN về TĐKT ngành Giáo dục tại Ninh Bình

Thường trực

Thường trực

Thường trực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh ninh bình (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)