3.1.1. Phương hướng
- Tiếp tục quán triệt vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác TĐKT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn cách mạng mới đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Đổi mới nội dung công tác TĐKT gắn với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị trong từng giai đoạn. Tiếp tục đổi mới việc đánh giá thi đua theo hướng tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, quan tâm biểu dương khen thưởng những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh có thành tích đột xuất, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Tiếp tục kiện tồn và tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ làm cơng tác TĐKT tại các đơn vị. Bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ tương xứng với vị trí, vai trị, u cầu, nhiệm vụ cơng tác TĐKT trong thời kỳ mới. Đảm bảo bộ máy và cán bộ thi đua có năng lực chủ động tham mưu đề xuất và thực hiện có hiệu quả công tác TĐKT ở các đơn vị.
- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013 và các văn bản hướng dẫn quy định thi hành luật là các văn bản rất quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng về công tác TĐKT và phản ánh yêu cầu của cuộc sống, của nhân dân, thi đua để góp phần xây dựng đất nước. Để đẩy mạnh đổi mới công
tác quản lý nhà nước về TĐKT ngành Giáo dục cần phải quán triệt và thực hiện có hiệu quả luật và các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định, các quy định của tỉnh, của ngành.
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TĐKT của ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình cần tập trung quán triệt một số vấn đề sau:
Một là, cần nâng cao nhận thức trong tồn ngành về vai trị cơng tác thi
đua, làm cho mọi người thấm nhuần lời dạy của Bác “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời phải nhận thức sâu sắc thi đua là tạo ra động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hai là, mỗi đợt thi đua đều phải xác định rõ mục tiêu, xây dựng nội
dung, kế hoạch cụ thể gắn với các giải pháp tổ chức thực hiện khả thi. Chống hình thức, chạy theo thành tích và phải tạo sự bình đẳng, cơng bằng, khách quan trong phong trào thi đua.
Ba là, phối hợp tốt với các cấp, các ngành, cơ quan báo chí, truyền
thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn với biểu dương gương người tốt việc tốt. Coi trọng việc phát hiện, xây dựng các điển hình tiên tiến, phát hiện những nhân tố mới để bồi dưỡng và nhân ra diện rộng. Nội dung thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ và cụ thể hóa thành các tiêu chí, từ đó mới có thể đánh giá phong trào thi đua một cách khách quan, chính xác.
Bốn là, tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá
nhân có thành tích trong phong trào thi đua đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đồn kết phấn khởi, nêu cao tính phê bình và tự phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi.
3.1.2. Nhiệm vụ
Nhằm đổi mới cơng tác TĐKT ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học, thực hiện thắng lợi các mục tiêu về GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ngày 07 tháng 4 năm 2014 Bộ Chính
trị đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Tỉnh uỷ Ninh Bình đã ban hành Thông tri số 21-TT/TU ngày 04/8/2014 về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, trong đó yêu cầu:
- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Ðảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; chính sách, pháp luật của Nhà nước về Thi đua, Khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Thi đua, Khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác Thi đua, Khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TĐKT; đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong cơng tác TĐKT, tránh tình
trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất. Đồng thời cần phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong các phong trào thi đua gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", làm cho
phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Các phong trào thi đua bám sát vào nhiệm vụ chính trị, nhất là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương; nội dung các phong trào thi đua phải cụ thể và thiết thực, hình thức đa dạng phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ; tiêu chí thi đua phải rõ ràng, tránh phơ trương, hình thức. Tổ chức các phong trào thi đua phải thường xuyên, liên tục, sâu rộng gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Trung ương và tỉnh phát động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả từng phong trào thi đua, từ đó rút ra những cách làm hay, kinh nghiệm tốt để nhân rộng các điển hình tiên tiến phù hợp với từng địa phương, đơn vị.
- Tăng cường công tác nêu gương người tốt, việc tốt, tạo sự lan tỏa trong mỗi cơ quan, đơn vị và tồn xã hội. Khơng ngừng đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, thực hiện đồng bộ các khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, làm cơ sở đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh.
- Việc khen thưởng phải đảm bảo quy trình, đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, dân chủ, công khai. Chú trọng khen thưởng các cá nhân là công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, dân quân, tự vệ, công an xã, chủ doanh nghiệp...; cá nhân có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả thiết thực; các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các tập thể, cá nhân trong nước, ngồi nước có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác TĐKT.