Từ thực tiễn phong trào thi đua của ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, cần nâng cao nhận thức trong tồn ngành về vai trị cơng tác thi
đua, làm cho mọi người thấm nhuần lời dạy của Bác “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý. Đồng thời phải nhận thức sâu sắc thi đua là tạo ra động lực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hai là, mỗi đợt thi đua đều phải xác định rõ mục tiêu, xây dựng nội
dung, kế hoạch cụ thể gắn với các giải pháp tổ chức thực hiện khả thi. Chống hình thức, chạy theo thành tích và phải tạo sự bình đẳng, cơng bằng, khách quan trong phong trào thi đua.
Ba là, phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, truyền thơng đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, gắn với biểu dương gương người tốt việc tốt. Coi trọng việc phát hiện, xây dựng các điển hình tiên tiến, phát hiện những nhân tố mới để bồi dưỡng và nhân ra diện rộng. Nội dung thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ và cụ thể hóa thành các tiêu chí, từ đó mới có thể đánh giá phong trào thi đua một cách khách quan, chính xác.
Bốn là, tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá
nhân có thành tích trong phong trào thi đua đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đồn kết phấn khởi, nêu cao tính phê bình và tự phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi.
Tiểu kết Chương 2
Có thể nói trong thời gian qua, ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình đã làm tốt cơng tác quản lý nhà nước về TĐKT. Các phong trào thi đua đã được đông đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động tích cực hưởng ứng và tham gia, các quy định về TĐKT của tỉnh, của ngành đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Việc ban hành và xây dựng các văn bản pháp luật về TĐKT của ngành đã có nhiều tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đó cịn là biểu hiện của tinh thần u nước, truyền thống đồn kết, khắc phục khó khăn, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lí và các thầy giáo, cơ giáo. Đồng thời đã khẳng định vị trí, tác dụng to lớn của phong trào thi đua yêu nước trong việc tổ chức, động viên, cổ vũ nhân dân tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là việc chỉ đạo phong trào thi đua có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa sâu sát; nội dung thi đua nhiều khi còn chung chung chưa cụ thể, nặng về hình thức. Việc phát hiện, bồi dưỡng nhân điển hình tiên tiến cịn chậm; cơng tác tun truyền cịn hạn chế nên tác động của thi đua chưa được phát huy tốt. Việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua chưa được thực hiện thường xun, do đó các mơ hình, kinh nghiệm làm hay chưa được sơ kết, tổng kết nhân rộng để phát huy hiệu quả học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đơn vị và giữa các cá nhân.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH NINH BÌNH