Về độ lún ổn định S tính theo PP giải tích: Kết quả S = 1,092 m. Kết quả này được tính tốn từ các bản tính Excel (lập theo PP giải tích - Mục 2.3). Cụ thể:
Độ lún tổng (các lớp 1 & 2): S = 1,023 + 0,069 = 1,092 m. Trong đó:
Độ lún của lớp nền 1 (dày 7,1m):
Độ lún của lớp nền 2 (dày 2,9m):
3.1.3. Phần đánh giá, phân tích kết quả tính tốn (Bài tốn 1):
Về kết quả hệ số an toàn SF = 0,747 (theo TL địa chất trong gđ thiết kế):
Kết quả này, mặc dù có sự chênh lệch (khơng lớn), nhưng nhìn chung là phù hợp so với kết quả của báo cáo kiểm định tham khảo [4] với hệ số SF tương
ứng là 0,72 (sử dụng phần mềm Geo-Slope) khi cả 2 kết quả đều dẫn đến việc không đạt về điều kiện an toàn (ổn định) của nền đất yếu dưới khối san lấp (đắp cao 5,8m) tại mặt cắt tính tốn trong giai đoạn thiết kế. Phần chênh lệch của 2 kết quả có thể được đánh giá là do có một số khác biệt nhỏ trong việc: (a) lập mơ hình hình học; (b) chọn thơng số đầu vào; (c) phương pháp tính tốn của 2 phần mềm (Plaxis sử dụng PP PTHH và Geo-Slope sử dụng PP giải tích); ....
Hệ số SF khơng đạt chủ yếu xảy ra ở đoạn cuối tuyến (từ Km1+050 đến Km1+400), nơi có độ lún cao đột ngột so với mức quy định. Riêng ở đoạn đầu tuyến (từ Km0+000 đến Km1+050) thì hệ số SF đạt yêu cầu (lớn hơn 1,15) [4]; tuy nhiên, độ lún có chiều hướng tăng dần từ đầu đến cuối đoạn (lún 5÷50 cm).
Hệ số SF mặc dù không đạt ở đoạn cuối tuyến; tuy nhiên, qua khảo sát hiện trạng sự cố [4] khơng có biểu hiện của sự mất ổn định của nền MĐTN, mà chỉ xảy ra việc độ lún qua đo đạc thực tế là rất lớn (từ 1,4÷2,0m tại thời điểm khảo sát). Điều này cũng có thể được giải thích: Việc tính tốn là ứng với trường hợp khối đắp cao (5,8m) chỉ được đắp 1 đợt, trong khi thực tế của q trình thi cơng đắp có nhiều khoảng thời gian bị gián đoạn (để chờ xử lý) khi các dấu hiệu lún bất thường được phát hiện [4]; đồng thời, nếu q trình thi cơng đắp được liên tục cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định (nhiều hay ít tùy theo điều kiện thi cơng), đặc biệt là thời gian đầm chặt và nghiệm thu công tác đầm theo từng lớp của khối san lấp;.... Do đó, trong trường hợp này có thể xem như cơng tác thi công đắp gần như được tiến hành theo nhiều đợt đắp, dẫn đến việc nền đất yếu dưới khối san lấp không bị mất ổn định về cường độ (sự cố chỉ xảy do việc độ lún quá cao so với mức quy định).
Về kết quả tính tốn độ lún (theo tài liệu địa chất trong giai đoạn thiết kế):
Độ lún theo Plaxis (S =1,33 m) có sự chênh lệch khơng đáng kể so với độ lún theo PP giải tích (S =1,092 m) và cả 2 kết quả đều cho kết quả độ lún rất lớn. Điều này phù hợp với kết quả tính lún trong báo cáo kiểm định [4] (đoạn cuối tuyến từ Km1+050 ÷ Km1+350) với kết quả độ lún tính tốn tương ứng là S =1,117m và độ lún trung bình qua khảo sát thực tế (tại hiện trường sự cố) là Sht =1,40m (trong
Sự chênh lệch của 2 kết quả độ lún (theo Plaxis và theo PP giải tích) có thể được đánh giá là do cách tính khác nhau của 2 phương pháp cũng như ảnh hưởng khác nhau của việc chọn các thơng số đầu vào (với Plaxis thì thơng số E,
trong khi với PP giải tích thì thơng số e0, Cc quyết định chủ yếu đến giá trị độ lún).
Cũng trong báo cáo kiểm định tham khảo [4], kết quả tính tốn độ lún đại diện cho đoạn đầu tuyến từ Km0+000 đến Km1+050 cũng phù hợp với kết quả đo đạc độ lún thực tế (Sht = 5,0÷50 cm). Riêng kết quả độ lún tính tốn đại diện cho đoạn cuối tuyến từ Km1+350 đến Km1+400 (với Sht =2,0m) thì khơng trình bày trong [4].
3.2 Bài tốn 2: Nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung
Cơng trình bao gồm 2 hạng mục chính là San lấp mặt bằng và Nhà lồng chợ. Trong đó, chiều cao trung bình của khối san lấp là 2,7 m (chưa kể 0,60 m tôn nền từ MĐSL đến cao độ 0,00 m của nền nhà lồng chợ). Cơng trình được khởi cơng ngày 18/02/2013 và hoàn thành ngày 20/12/2013. Tuy nhiên, sau đó sự cố cơng trình đã phát sinh và việc đưa cơng trình vào khai thác sử dụng phải bị tạm ngưng (chờ xử lý). Sự cố xảy ra chủ yếu ở hạng mục San lấp qua biểu hiện lún nền gây ra nhiều hư hỏng nghiêm trọng đối với nền lát gạch bên trong nhà cũng như bên ngoài nhà tại các vị trí bị lún. Tại thời điểm khảo sát kiểm định (tháng 05 & 06/2014), hiện tượng lún nền vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc (qua quan trắc trong thời gian 1 tháng, nền cơng trình lún thêm 3,70 - 4,60 cm). Ngun nhân chính gây lún sụt là do khối san lấp có chiều cao lớn (lớn hơn 2,7m) được đắp trên nền đất rất yếu, có chiều dày lớn mà khơng có biện pháp xử lý phù hợp.
3.2.1. Theo báo cáo kiểm định [6] & Cơ sở tính tốn (Chương 2), các nội dung tính
tốn được thực hiện ở Bài tốn 2 sẽ bao gồm:
Mơ hình (hình học) tính tốn theo biến dạng phẳng (Plane Strain) được nhập vào Plaxis như Hình 3.4. Trong đó: Khối san lấp (2,7m) được quy thành tải phân bố; lớp nền bên dưới (chỉ có 1 lớp) dày 15,3m là đất loại sét rất yếu (màu xám xanh, trạng thái nhão chảy). Theo [6], địa chất tính tốn căn cứ Tài liệu khảo sát địa chất trong giai đoạn kiểm định (tháng 05 & 06/2014).