Phân tích theo ứng suất tổng không thoát nước với các thông số không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp phân tích sự cố nền móng công trình dựa vào đặc điểm địa chất trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 34)

thoát nước

Nếu, vì một lý do nào đó, việc không mong muốn sử dụng lựa chọn

Undrained trong Plaxis để thực hiện một phân tích không thoát nước là có thật,

chúng ta có thể mô phỏng ứng xử không thoát nước bằng việc sử dụng cách phân tích ứng suất tổng với các thông số không thoát nước. Khi đó, độ cứng được mô hình bằng cách sử dụng Euu; cường độ chịu lực được mô hình bằng cách sử dụng sức chống cắt không thoát nước cu(su) và u 0. Trong trường hợp này, khuyến nghị u= 0,495 thay cho giá trị chính xác là 0,5 (vì u= 0,5 sẽ tạo ra điểm kỳ dị của ma trận độ cứng). Trong Plaxis chỉ có thể thực hiện một phân tích ứng suất tổng với các thông số không thoát nước nếu mô hình Mohr-Coulomb được sử dụng. Trong trường hợp này, Material type nên được gán là Drained (không phải Undrained).

2.2.8 Phân tích Phi-c reduction (Safety analysis)

Phân tích Phi-c reduction là một lựa chọn trong Plaxis để tính toán các hệ số an toàn, tương tự PP tính toán các hệ số ổn định (cổ điển) trong các phân tích theo mặt trượt cung tròn (cổ điển). Bằng cách phân tích Phi-c reduction, các thông số tan và c của đất được giảm dần (reduced) theo từng cấp cho đến khi sự phá hoại

của kết cấu xảy ra. Sức chống cắt của những bề mặt tiếp xúc, nếu được sử dụng, cũng sẽ được giảm dần tương ứng. Cường độ của những vật thể kết cấu như các phần tử tấm và neo không bị ảnh hưởng bởi Phi-c reduction.

Sự giảm dần (theo từng cấp) của tanc được kiểm soát bởi hệ số tổng

(total multiplier) là reduced input reduced input c c Msf  

 tantan . Hệ số Msf được tăng dần cho đến khi hình thành cơ cấu phá hoại của nền đất. Theo đó, hệ số an toàn (safety factor) được định nghĩa là giá trị của Msf ở trạng thái phá hoại.

Chuyển vị bổ sung được phát sinh trong mỗi bước tính toán Phi-c reduction. Chuyển vị tổng thì không có ý nghĩa vật lý, nhưng độ gia tăng chuyển vị tổng (total increments) trong bước tính toán sau cùng (khi cơ cấu phá hoại được hình thành) sẽ đưa ra một sự thể hiện gần như là của cơ cấu phá hoại (Hình 2.1 là một điển hình).

Hình 2.1. Màu biểu thị độ lớn số gia chuyển vị tổng ở trạng thái phá hoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp phân tích sự cố nền móng công trình dựa vào đặc điểm địa chất trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)