Theo Trương Thị Thu Hiền (2019) [18] thì các tiêu chí đánh giá QLNN về ATTP gồm có các tiêu chí sau:
1.5.1 Tính hiệu lực
Tính hiệu lực của QLNN về ATTP phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của chính sách đảm bảo ATTP trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của Nhà nước, phản ánh tác động ảnh hưởng của chính sách trong q trình thực thi, khả năng duy trì hay biến đổi trên thực tế so với mong muốn của nhà nước, thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu trên thực tế so với các mục tiêu đã đề ra.
1.5.2 Tính hiệu quả
Hiệu quả là kết quả đạt được của chủ thể quản lý trong mối tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội: (1) Đạt mục tiêu tối đa với chi phí nguồn lực nhất định; (2) Đạt mục tiêu nhất định với chi phí tối thiểu và (3) Đạt mục tiêu khơng chỉ trong quan hệ với chi phí nguồn lực mà cịn trong quan hệ với hiệu quả xã hội.
1.5.3 Tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt
Tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong QLNN được thể hiện trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng
hợp để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng chức năng, thẩm quyền được giao.
Với QLNN về ATTP, tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo thể hiện ở khả năng đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế mà thực tiễn QLNN về ATTP quốc gia, địa phương đó mang lại.
1.5.4 Tính tồn diện
Với QLNN về ATTP, tính tồn diện thể hiện ở chỗ xác định được mối liên hệ giữa các khâu của quá trình quản lý đảm bảo ATTP, từ cung ứng đến tiêu thụ thực phẩm; từ đó, phải đảm bảo tính tồn diện trong quản lý từng mắc xích liên quan trong từng chuỗi cung ứng thực phẩm khác nhau, đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế mà thực tiễn QLNN về ATTP quốc gia, địa phương đó mang lại một cách đầy đủ nhất.