Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 34)

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cần tuân thủ sáu nguyên tắc sau [29, Điều 3]:

 Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 Nguyên tắc thứ hai: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an tồn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

 Nguyên tắc thứ ba: Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

 Nguyên tắc thứ tư: Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

 Nguyên tắc thứ năm: Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

 Nguyên tắc thứ sáu: Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

1.4 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực phẩm

1.4.1 Chính sách, pháp luật làm hành lang pháp lý cho hoạt động an toàn thực phẩm

Theo Bùi Thị Hồng Nương (2019), cơ chế chính sách của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải cách, nâng cao hiệu quả cơng việc của mỗi cán bộ cơng chức nói riêng và các cơ quan nói chung. Việc ban hành các hệ thống chính sách, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các quy định về sản phẩm đạt chất lượng, xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả, hàng kém

chất lượng, khơng bảo đảm an tồn vệ sinh, các chính sách ưu đãi cho đầu tư đổi mới công nghệ là những nhân tố hết sức quan trọng [24].

Chính sách, pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Lĩnh vực ATTP là lĩnh vực rộng, trong quá trình hoạt động có nhiều sự việc phải giải quyết. Với hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, đầy đủ, thì việc giải quyết sự việc, tình huống sẽ triệt để và nhanh chóng kịp thời, nâng cao hiệu lực QLNN về an toàn thực phẩm.

1.4.2 Nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Theo Trương Thị Thu Hiền (2019) thì nhân lực tham gia cơng tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có sự ảnh hưởng lớn tới hoạt động QLNN về ATTP [18]. Cụ thể:

Thứ nhất, đội ngũ cơng chức quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm. Con người ln đóng vai trị then chốt, quyết định trong mọi hoạt động. Trong QLNN về ATTP cũng vậy, muốn thực hiện được hoạt động quản lý phải có nhân lực, để cơng tác QLNN về ATTP có hiệu quả thì nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, chun mơn nghiệp vụ, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, cơng chức có năng lực...Năng lực của đội ngũ CBCC là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động QLNN diễn ra đạt kết quả tốt giúp vận hành và hồn thành chức năng của mình.

Cơng chức làm cơng tác QLNN về ATTP là tồn bộ những người được phân cơng làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP và trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến ATTP.

Trình độ của cơng chức làm cơng tác QLNN về ATTP được thể hiện thông qua bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà họ được đào tạo. Việc phân công nhiệm vụ phù hợp hay không phù hợp với chuyên môn được đào tạo

cũng ảnh hưởng đến kết quả công việc được giao.

Ngồi ra ý thức trách nhiệm đối với cơng việc của người làm cơng tác QLNN về ATTP đóng vai trị quan trọng. Ngồi việc có chun mơn thì ý thức trách nhiệm quyết định chính trong việc hồn thành nhiệm vụ hay khơng và hồn thành nhiệm vụ ở mức độ nào.

Một số chỉ tiêu thể hiện trình độ cán bộ làm cơng tác QLNN về ATTP: số lượng cán bộ; trình độ chun mơn được đào tạo; kết quả công tác của mỗi cán bộ.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị chính là phương tiện để người thực thi hoạt động và đảm bảo hay không đảm bảo cho người thực thi nhiệm vụ QLNN về ATTP hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khác với các lĩnh vực khác, quản lý về ATTP muốn có hiệu quả địi hỏi cán bộ cơng chức phải có kiến thức, chun mơn nghiệp vụ sâu nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý.

Như vậy, đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ QLNN về ATTP là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực quản lý. Khi sử dụng yếu tố con người hợp lý với năng lực, sở trường với chun mơn của họ thì mới đạt được mục đích và nâng cao kết quả trong công việc nói chung và trong QLNN về ATTP nói riêng.

Thứ hai, đối tượng quản lý.

Một yếu tố quan trọng khác là đối tượng quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, bên cạnh đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật thì vẫn cịn những đối tượng vì nhiều lý do khác nhau đã đưa ra sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, khơng an tồn. Để bảo đảm ATTP, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải thực sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để thực hiện điều này, đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, mục

tiêu kinh doanh, đạo đức kinh doanh rõ ràng và xác định văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó lập kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là đưa đến tay người dân sản phẩm thực phẩm an toàn.

1.4.3 Trang thiết bị và phương tiện quản lý an toàn thực phẩm

Đến nay, hệ thống QLNN về ATTP đều được trang bị các thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động như: máy tính, laptop, projector, màn chiếu, máy ảnh, máy quay, bộ loa tuyên truyền …

Đối với cơ quan QLNN về ATTP việc trang bị các thiết bị, máy móc phù hợp trong lĩnh vực ATTP có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, phản ánh tính chính xác, giúp cơ quan quản lý về ATTP hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.

Hệ thống phòng kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm Trung Ương và Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố được trang bị máy móc hiện đại. Các phòng kiểm nghiệm này phần lớn được công nhận đạt chuẩn ISO 17025, thường xuyên tham gia các chương trình kiểm nghiệm thành thạo với các phịng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia và quốc tế đạt kết quả tốt, nâng cao kết quả kiểm nghiệm.

Phương tiện đi lại: Các địa phương được trang bị ô tô phục vụ công tác quản lý ATTP trên cả nước, việc trang bị phương tiện đi lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát về ATTP trên địa bàn quản lý.

1.4.4 Sự phối hợp của các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm

Đây là một trong những nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Bởi lẽ mỗi người, mỗi đơn vị chỉ có thời gian, năng lực để làm một lĩnh vực nào đó, khơng thể bao qt tất cả các lĩnh vực. Cơ quan y tế trong lĩnh vực ATTP là cơ quan thường trực, đầu mối của ban chỉ đạo liên ngành về ATTP. Vì vậy giữa cơ quan quản lý về ATTP với các cơ quan liên quan cần

có sự phối hợp với nhau để việc đảm bảo ATTP đạt được kết quả tốt, thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành được tổ chức thường xuyên, liên tục vào các dịp cao điểm trong năm như: tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lượng ATTP, tết Trung thu hay thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề. Phối kết hợp trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học hay trong hoạt động kiểm nghiệm…Thường xuyên duy trì phối hợp với các cơ quan thơng tin như: đài, báo, truyền hình…đưa tin các hoạt động của cơ quan quản lý về ATTP, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật.

1.4.5 Yếu tố văn hóa xã hội

Theo Trương Thị Thu Hiền (2019) [18] thì đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến vấn đề bảo đảm ATTP. Truyền thống sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm từ q khứ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cơng tác quản lý về ATTP như việc kinh doanh hàng rong nhỏ lẻ, các chợ truyền thống, sản xuất theo kinh nghiệm truyền từ ông bà,…

Bên cạnh đó, một yếu tố khác là do việc nhận thức của xã hội về ATTP chưa cao. Người tiêu dùng không thấy được mức độ nguy hiểm của các loại thực phẩm không đủ tiêu chuẩn và vẫn sử dụng các loại thực phẩm này do giá rẻ, thuận tiện do đó đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất thực phẩm kém chất lượng, sử dụng nhiều chất bảo quản, phụ gia điều này gây ra các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

1.4.6 Yếu tố thông tin

Theo Trương Thị Thu Hiền (2019) [18] thì để quản lý hiệu quả công tác ATTP các nhà quản lý cần phải nắm được tình hình, thực trạng vấn đề thực phẩm chính xác kịp thời muốn vậy phải có thơng tin từ tất cả các nguồn như xã hội, đối tượng quản lý và từ quốc tế. Nhà quản lý về ATTP đưa ra thông tin điều khiển dưới các quyết định quản lý như: mệnh lệnh, chỉ thị,

quyết định… kèm theo đó là bảo đảm vật chất để đối tượng quản lý có thể thực hiện. Đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng muốn định hướng các hoạt động của mình trong việc bảo đảm ATTP phải tiếp nhận thông tin điều khiển, định hướng của nhà quản lý cùng với bảo đảm vật chất để chọn cách xử sự và điều chỉnh bản thân nhằm thực hiện chính xác mệnh lệnh quản lý. Do đó thơng tin là yếu tố luôn gắn liền với hoạt động quản lý và là cầu nối giữa nhà quản lý với đối tượng bị quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện krông bông, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)