Thực trạng đạo đức kinh doanh Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN (Trang 46 - 58)

Chương II : Vấn đề đạo đức kinh doan hở một số quốc gia

1. Thực trạng đạo đức kinh doanh Việt Nam

Thực tiễn sau đổi mới kinh tế 10 năm ở nước Việt Nam đã xác nhận rằng, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã giành được về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang gặp phải một số những khó khăn tồn tại do những thất bại vốn có của nền kinh tế Thị Trường sơ khai gây ra và do những yếu kém của chúng ta trong q trình thực hiện. Trong những khó khăn tồn tại đó, chúng ta muốn nhấn mạnh thêm những sai lệch trong đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp, một số nhà kinh doanh, một số cơ quan quản lí và người lao động.

Do vẫn đang phải cố gắng loay hoay trên đường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có thể nói trừ các liên doanh với nước ngồi, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn chưa tạo dùng cho mình một triết lí kinh doanh chung. Cách kinh doanh phản văn hoá như là: làm hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, lừa lọc trong kinh doanh . . . cịn là phổ biến của nhiều doanh nghiệp mà các thơng tin đại chúng, cũng như trong các cuộc thảo luận của tổ chức nhà nước và phi chính phủ, đã nêu như là các tệ nạn xã hội nổi cộm nhất

Nhiều nhà kinh doanh nước ta vì muốn chạy theo lợi nhuận mà khơng chú ý tới đạo đức , văn hố trong kinh doanh nên dẫn đến thói kinh doanh giả dối, sản xuất hàng hoá kém chất lượng , tăng giá một cách tuỳ tiện vì lợi ích riêng tư,

nghiêm trọng. ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Kinh doanh có văn hố và đạo đức nhằm mục đích đưa lợi ích thực tế cho cả hai bên. Mua và bán trên tinh thần thoả thuận, dựa trên đạo đức (lương thiện, thật thà ln giữ được chữ tín), trên sự lịch thiệp sự hấp dẫn nhau trên tinh thần tôn trọng chất lượng và định lượng của hàng hố chứ khơng phải vì lợi ích riêng hay chạy theo lợi nhuận mà phản lại đạo đức kinh doanh. Trên thực tế các nhà kinh doanh nước ta vẫn chưa chú ý tới sự cần thiết và tất yêu của đạo đức kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh của mình, những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận hiện không làm cho các doanh nghiệp chú ý tới vấn đề đạo đức hoặc coi đó là yếu tố phụ . Thực tiễn sự thành công của các nhà kinh doanh thế giới , và Việt Nam đã cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng kinh doanh theo đúng chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành cơng bền vững trong kinh doanh . Chính vì vậy chúng ta cho rằng ở Việt Nam mn kinh doanh thành cơng kìm chế những tổn thất , thiệt hại cho cả nhà kinh loanh cả người tiêu dùng và cả xã hội thì cần thiết phải xây dựng đúng các chuẩn mực đúng về đạo đức kinh doanh phải tạo cho mình một phong cách kinh doanh riêng, có đạo đức và đậm đà bản sắc dân tộc , để được dần dần từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới . Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay , đạo đức trong kinh doanh ngày càng trở thành thói quan tâm chú ý đặc biệt của các nhà doanh nghiệp , - Trong cuốn sách dự báo thế kỉ 21 dày hơn 1000 trang của các nhà khoa học Trung Quốc khi đề cập đến diện mạo của doanh nghiệp trong thế kỉ 21 đã đưa ra lời cảnh báo răng . Neu xí nghiệp cứ kiên trì bằng mọi cách mà khơng chú ý tới yếu tố văn hố đạo đức thì khơng thể tiếp tục phát triển được. Các nhà khoa học đã kết luận rằng trong xã hội thơng tin việc xây dựng văn hố trong kinh doanh “ đạo đức còn quan trọng hơn sự phát triển kinh te núi nhọn và cải thiện thể chế của xí nghiệp ” Kinh tế và kinh doanh ở Việt nam tuy còn chưa phát triển mạnh nhưng điều đó khơng có nghĩa khơng cần thiết quan tâm tới đạo đức trong phát triển trong kinh doanh . Trái lại các doanh nghiệp cần thiết và có thể sớm tạo dựng sắc thái đạo đức trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu có định hướng và thực hiện tốt hơn đây sẽ là lợi thế của nước đi sau để sớm bắt kịp cũng như hội nhập nên kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia tích cực của các học giả, các nhà nghiên cứu cùng với nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp để xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, đưa đạo đức kinh doanh trở thành yếu tố nền tảng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp

Sự ra đời của đạo đức kinh doanh luôn đi kèm với sự xuất hiện của các hoạt động thương mại, trao đổi buôn bán. Và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi qui

chính thức nào ghi chép về những nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh của các thương nhân Việt Nam thời kì xa xưa. Phải cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đem theo mơ hình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, thì những văn bản đầu tiên về đạo đức trong kinh doanh mới được xuất hiện. Đó là tác phẩm “Đạo làm giàu” của cụ Lương Văn Can. Mặc dù tác phẩm của cụ mới chỉ giới hạn trong hoạt động thương nghiệp, khuyên người thương nhân ln phải giữ chữ Tín, khơng được gian lận trong buôn bán trao đổi, không được nâng giá một cách tùy tiện, không được ép giá đối tác kinh doanh......................................................, nhưng phần nào đó nó đã thể hiện sự quan tâm của giới tri thức Việt Nam đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Một đặc điểm rất nổi bật trong đạo đức kinh doanh của các nhà tư sản dân tộc thời kì này đó là tinh thần dân tộc, u nước. Họ ln tâm niệm rằng họ phải gắn hoạt động kinh doanh của mình với vận mệnh chung của dân tộc, luôn đề cao tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc thể hiện trước hết trong việc cạnh tranh với các thương nhân nước ngoài, đặc biệt là với giới tư sản Pháp.

Đến khi đất nước giành được độc lập năm 1945, trong bức thư gửi cho các nhà công thương Việt Nam, Bác Hồ đã đề cao vai trị của giới cơng thương trong phát triển kinh tế đất nước, khuyên họ hoạt động theo có đạo đức trong hoạt động kinh doanh với mục tiêu cao cả nhất là kiến tạo một nước Việt Nam hiện đại và đặt Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới. Tuy nhiên trong 30 năm sau đó, khi đất nước ln ở trong hoàn cảnh chiến tranh, toàn dân tộc phải tập trung cho mục tiêu giành độc lập, tự do, hịa bình cho đất nước thì nền kinh tế khơng có điều kiện để phát triển và những nội dung liên quan đến đạo đức kinh doanh không được để ý đến. Khi đất nước bước vào giai đoạn hịa bình sau chiến tranh, chúng ta lại thực hiện theo mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung làm hạn chế rất nhiều khả năng phát triển kinh tế của đất nước. Nền sản xuất chỉ hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước, trì trệ, đình đốn; thương mại bị kìm

hãm, ngăn cấm, chỉ tồn tại ở hình thức phân phối của Nhà nước khơng dựa trên sự trao đổi, buôn bán được phép hoạt động. Khi các hoạt động kinh doanh khơng thể phát triển, bị kìm hãm, thì đạo đức kinh doanh cũng khơng thể có những bước tiến, và chỉ dừng lại ở nguyên tắc tuân thủ sự phân công của Nhà nước.

Cho đến khi nước ta thực hiện quá trình Đổi mới từ năm 1986, xây dựng một nền kinh tế hiện đại theo cơ chế thị trường, đạo đức kinh doanh ở Việt Nam mới có những điều kiện để hình thành và phát triển chính thức. Đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, gia nhập WTO, thì vấn đề đạo đức kinh doanh mới trở nên cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam.

Xem xét tổng thể đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận thấy có rất nhiều hạn chế. Những vấn đề, thách thức về đạo đức mà Việt nam đang gặp phải đó là:

Thứ nhất, vấn đề hoạt động kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm xã hội

dường như đang khơng được nhiều các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận chủ yếu của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề này được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, người lao động, cổ đông và đối thủ cạnh tranh.

Đối với khách hàng: Liên tục trong thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt

Nam liên tiếp đón nhận những thơng tin về tình trạng mất an tồn vệ sinh thực phẩm của bột ớt, hạt dưa,... do các các cơ sở sản xuất tiêu thụ trên thị trường. Trở lại mấy năm trước vào năm 2007, người tiêu dùng Việt Nam đã từng xơn xao vì hàng loạt chai nước tương của các công ty Việt Nam từ những nhãn hàng của các cơng ty có uy tín, thương hiệu cao trên thị trường như: Chinsu, Trung Thành.. cho đến những nhãn hàng của các công ty, cơ sở sản xuất qui mô nhỏ đều bị phát hiện nhiễm chất 3-MCPD (một chất độc có khả năng gây ung thư). Vụ việc này đã gây ra sự hoang mang, lo lắng về sự an toàn của các sản phẩm

Việt Nam đối với người tiêu dùng; là biểu hiện về sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Đối với người lao động: Theo thống kê trong những năm gần đây, số vụ đình

cơng của cơng nhân ở Việt Nam lên tới hàng trăm vụ mỗi năm và ngày càng gia tăng về số lượng qua các năm. Năm 2006, cả nước xảy ra 387 vụ đình cơng, sang năm 2007 là 561 vụ và năm 2008 là 650 vụ. Tuy đến năm 2009 số vụ đình cơng đã giảm chỉ cịn 200 vụ, nhưng đó là do cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến tâm lý người lao động sợ mất việc nên không dám đấu tranh cho quyền lợi của mình. Phần lớn các cuộc đình cơng của cơng nhân hiện nay là vì mục đích kinh tế. Trong đó, các ngun nhân chính dẫn đến đình cơng đó là:

• Người lao động khơng hài lịng với điều kiện làm việc, mơi trường ô nhiễm, công cụ lao động khơng được thẩm tra, an tồn lao động kém, khơng có kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân cơng và tình trạng tai nạn nghề nghiệp khá phổ biến.

• Mức lương các doanh nghiệp trả cho lao động vẫn rất thấp so với mặt bằng giá cả, đặc biệt trong tình hình lạm phát gia tăng cao trong những năm gần đây, mức lương của không theo kịp với diễn biến lạm phát càng làm cho đời sống người cơng nhân càng khó khăn. Vì thế, người lao động khơng hài lịng và không trung thành với doanh nghiệp.[1, tr8]

Bên cạnh đó, tình trạng tăng giờ làm, nợ lương, bớt xén tiền thưởng, trốn đóng hay chậm đóng BHXH cho cơng nhân (theo ước tính, số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp đã lên đến con số 2000 tỷ đồng) của các doanh nghiệp đang có diễn biến lan tràn trong các doanh nghiệp gây tổn hại rất lớn đến quyền lợi và đời sống của người lao động. Nghiêm trọng hơn là đã có những trường hợp người sử dụng lao động có những hành vi xúc phạm, đánh đập người lao động như vụ việc diễn ra vào năm 2003, bà Lê Thị Lan - Giám đốc Xí nghiệp thủy sản Phú Hải (Bình Thuận) đã đánh đập chị Văn Thị Dung - nhân viên trong

xí nghiệp trước mặt đơng đảo các nhân viên vì đã có những lời phàn nàn về bà Lan. Việc các doanh nghiệp có các hành vi đối xử thô bạo với người lao động hay chạy theo lợi nhuận mà cố tình bỏ qua quyền lợi của người lao động là những hành vi rất đáng lên án trong xã hội.

Đối với cổ đơng: Tình trạng phổ biến hiện nay trong mối quan hệ giữa doanh

nghiệp Việt Nam đối với các cổ đơng đó là tình trạng thiếu minh bạch, thiếu sự công bố rộng rãi các thông tin hoạt động của doanh nghiệp đối với cổ đông và tình trạng các doanh nghiệp khơng quan tâm đến quyền lợi của cổ đơng nhỏ, lẻ. Theo Uỷ ban chứng khốn Nhà nước, tính đến 31-3-2009, trên sàn Hà Nội có 95,8% cơng ty niêm yết xây dựng website của mình. Tuy nhiên, phần lớn các website của các cơng ty niêm yết hiện cịn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ thơng tin, đặc biệt đối với các cơng ty có quy mơ vốn nhỏ, nằm trên địa bàn vùng sâu, xa. Còn tại sàn TPHCM, dù đã có 176/177 cơng ty có website nhưng vẫn có tới 31 cơng ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin đã công bố, 7 website không truy cập được hoặc đang được xây dựng lại. Trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tình trạng chậm nộp, thường xun xin gia hạn thời gian nộp liên tục xảy ra. Cũng theo thống kê của Uỷ ban chứng khốn Nhà nước, đối với việc cơng bố thơng tin định kỳ các báo cáo tài chính trong từng quý của năm 2008, khơng có lúc nào khơng có doanh nghiệp cơng bố chậm (ít thì 11 doanh nghiệp, nhiều lên đến 79 doanh nghiệp chậm nộp)[10]. Đáng chú ý trong các báo cáo quý, số doanh nghiệp nộp chậm báo cáo của sàn TP.HCM thường nhiều hơn sàn Hà Nội. Không chỉ nộp chậm báo cáo, mà bản thân các báo cáo mà các doanh nghiệp cơng bố thường xun có những tình trạng: báo cáo tài chính trước và sau kiểm tốn có nhiều khác biệt, có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ; báo cáo tài chính q cịn thiếu phần thuyết minh; nhiều thuyết minh không đầy đủ, chi tiết để nhà đầu tư có thể hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty; các khoản đầu tư tài

chính khơng được cơng bố đầy đủ ra thị trường và chưa được trích lập dự phịng thường xuyên, chủ yếu dồn vào q IV. Đáng chú ý, đã có tình trạng doanh nghiệp niêm yết cố tình làm sai báo cáo tài chính để che giấu tình hình hoạt động thua lỗ của doanh nghiệp để che mắt cổ đơng và nhà đầu tư. Đó là trường hợp của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hịa Bibica đã có hành vi gian dối kết quả kinh doanh trong các báo cáo tài chính năm 2002 và 6 tháng đầu năm 2003. Trong bối cảnh, Bibica đang triển khai thực hiện đồng loạt nhiều dự án mới như triển khai sản xuất các sản phẩm mới (bánh bông lan...) và xây dựng thêm Nhà máy bánh kẹo Biên Hòa 2 lại phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức đến từ số nợ ngân hàng gia tăng, sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào và sự biến động trong bộ máy nhân sự, khiến công ty rất cần một nguồn vốn lớn để duy trì, tiếp tục hoạt động, Ban lãnh đạo Bibica đã có động thái điều chỉnh con số hoạt động thua lỗ của công ty từ 10.08 tỷ đồng về 5.4 tỷ đồng để làm yên lòng các nhà đầu tư. Sau khi vụ việc bị vỡ lỡ đã làm cho giá trị cổ phiếu của Bibica bị sụt giảm nghiêm trọng gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bản thân Bibica phải chịu những hình phạt nặng của các cơ quan quản lý, bị mất uy tín kinh doanh nghiêm trọng và đứng bên bờ vực phá sản [1]. Đây có thể coi là bài học đắt giá cho tất cả các cơng ty Việt Nam về tính trung thực trong hoạt động của mình.

Trong quan hệ với cổ đơng nhỏ, đối với các doanh nghiệp, tiếng nói của các cổ đơng nhỏ “có cũng như khơng”. Qua một số kỳ Đại hội cổ đơng cho thấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, khơng thể hiện được quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Cá biệt cịn có những trường hợp các doanh nghiệp đưa ra yêu cầu cổ đông

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w