Nhóm giải pháp từ góc độ Nhà nước:

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN (Trang 62 - 65)

Chương II : Vấn đề đạo đức kinh doan hở một số quốc gia

2. Bài học kinh nghiệm để phát triển đạo đức kinh doan hở Việt Nam

2.2. Nhóm giải pháp từ góc độ Nhà nước:

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam phải sớm có nhận thức rõ ràng và đầy đủ về

vai trò và tác dụng của đạo đức kinh doanh trong phát triển kinh tế và phải có những hành động cụ thể để khuyến khích phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Tránh tình trạng quá chú tâm vào phát triển kinh tế như các chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc mà lãng quên đi các vấn đề đạo đức dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Thứ hai, Nhà nước cần đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống luật pháp. Hiện nay

theo đánh giá chung hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn thiếu và chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp có thể lách luật. Trên thế giới hiện nay, có một qui trình xây dựng pháp luật mà Việt Nam nên áp dụng đó là qui trình RIA/RIE. RIA là sử dụng các báo cáo đánh giá tác động của dự

luật và RIE là sử dụng các báo các đánh giá hiệu quả của các văn bản pháp luật khi được áp dụng trong thực tế. RIA sẽ phân tích các tác động có thể có đối với môi trường kinh tế - xã hội cũng như sự phân bổ tác động ấy đến từng nhóm đối tượng khác nhau người tiêu dùng, doanh nghiệp... của một sự thay đổi trong chính sách pháp luật và đưa ra nhiều lựa chọn để thực hiện điều này. Còn RIE sẽ đánh giá sự tuân thủ của các qui định trong văn bản pháp luật cũng như tính răn đe của các chế tài xử phạt, qua đó đề xuất ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung hay thậm chí là hủy bỏ một văn bản pháp luật. RIA/RIE được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến các nhóm đối tượng trong xã hội mà chủ yếu là các doanh nghiệp. Mục đích của RIA/RIE là xây dựng một bộ luật hiệu quả trong thực tế. Qui trình xây dựng pháp luật theo RIA/RIE đã được các nước phát triển áp dụng từ 20 năm trở lại đây và đã thể hiện được tính hiệu quả của nó.

Bên cạnh việc hồn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng phải đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan thi hành luật pháp như tăng cường đào tạo cán bộ, đẩy mạnh phịng chống tham nhũng, tránh tư duy thành tích... để thực sự nâng cao sức mạnh của luật pháp trong xã hội.

Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiểu biết về đạo đức kinh doanh

sâu rộng trong các tầng lớp xã hội đi kèm với nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp của người dân. Ngoài doanh nghiệp là đối tượng quan trọng nhất phải phổ biến và nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh, thì những nhóm đối tượng như cán bộ, công chức Nhà nước trực tiếp làm công tác quản lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; người tiêu dùng, và đông đảo mọi người trong xã hội cũng cần có những nhận thức nhất định về đạo đức kinh doanh tùy theo vai trò của họ để họ có thể đóng cai trị giám sát, kiểm tra sự tuân thủ đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời với các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh, Nhà nước cũng phải có

cư chế khen thưởng các doanh nghiệp làm tốt và có các biện pháp xử phạt nghiêm minh, có sức răn đe đối với các doanh nghiệp có hành vi phi đạo đức.

KẾT LUẬN

Thơng qua việc tìm hiểu về nội dung, vai trị, cũng như việc áp dụng, phát triển của đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia, chúng ta có thể nhận thấy đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu, một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động của các doanh nghiệp. Trong triết lý kinh doanh hiện đại, bên cạnh đề cao việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, thì việc phát triển sâu rộng, đưa đạo đức kinh doanh trở thành nguyên tắc nền tảng trong các hoạt động của doanh nghiệp cũng là một việc làm hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành cơng của doanh nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là vẫn cịn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được hay đã nhận thức nhưng lại phớt lờ vấn đề này. Đáng buồn hơn là chính những doanh nghiệp này đang có những hành động làm tổn hại cho lợi ích chung của xã hội, thậm chí là tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Việc làm cần thiết là cần thiết để giải quyết tình trạng này đó là cần tăng cương việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về sự quan trọng của đạo đức kinh doanh với lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi phi đạo đức, đi kèm với sự lên án mạnh mẽ và tẩy chay từ phía xã hội và người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp có các hành vi đó.

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w