Nhóm giải pháp từ góc độ doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN (Trang 59 - 62)

Chương II : Vấn đề đạo đức kinh doan hở một số quốc gia

2. Bài học kinh nghiệm để phát triển đạo đức kinh doan hở Việt Nam

2.1. Nhóm giải pháp từ góc độ doanh nghiệp:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải chủ động nhận thức tầm quan trọng của đạo

đức kinh doanh đối với doanh nghiệp. Những bài học của các công ty Trung Quốc như Tam Lộc...hay của các tập đoàn lớn của Mỹ như Enron, Worldcom...vì khơng tn thủ đạo đức kinh doanh, kinh doanh gian dối mà phải chịu hậu quả nặng nề đưa doanh nghiệp đến sự phá sản. Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, khi nhận thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, đặc biệt khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường quốc tế thì yếu tố đạo đức kinh doanh đang trở thành một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ quyết định sự thành công bền vững của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cần loại bỏ tâm lý kinh doanh “ăn xổi ở thì”, chạy theo lợi nhuận mà phải hướng tới việc nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức của doanh nghiệp vì chính những lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội cũng sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho chính bản thân doanh nghiệp.

Trên thực tế, đạo đức kinh doanh vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Sau hàng loạt các vụ việc liên quan đến các hành vi phi đạo đức của một số doanh nghiệp bị phát giác và bị dư luận xã hội lên án gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã gấp rút thực hiện việc xây dựng hình ảnh đạo đức cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng đạo đức doanh nghiệp đó nhiều khi chỉ dừng lại ở những hoạt động mang tính hình thức mà khơng đi vào thực chất. Các doanh nghiệp dường như có tâm lý muốn sử dụng đạo đức kinh doanh để đánh bóng cho tên tuổi của mình mà khơng quan tâm đến việc liệu nó có thực sự tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp mình.

Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức về đạo đức kinh doanh như thế nào? Điều cần thiết đó là doanh nghiệp cần nhận thức đùng và đầy đủ về đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là giá trị cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh không phải là cái để

doanh nghiệp sử dụng để đánh bóng cho tên tuổi của mình, mà đạo đức kinh doanh là thể hiện sự tôn trọng, sự trung thực luôn hướng về khách hàng, đối tác, cổ đơng và tồn thể xã hội.

Thứ hai, khi đã nhận thức đày đủ về đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp phải

có những hành động cụ thể để xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh trong hoạt động của mình, tránh tâm lý thụ động, đã nhận thức nhưng chậm thực hiện gây ra những hậu quả đáng tiếc hay chỉ thực hiện mang tính chất phơ trương, hình thức mà khơng có thực chất bên trong.

(1) Các hoạt động bên trong doanh nghiệp: Qua kinh nghiệm xây dựng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản đã cho thấy, doanh nghiệp cần có những hành động như: ban hành những bộ Qui tắc đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, tổ chức các chương trình đào tạo về đạo đức kinh doanh trong tồn doanh nghiệp, thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ để sớm phát hiện và ngăn chặn các hành vi phi đạo đức trong doanh nghiệp; thành lập Ủy ban hay bộ phận chuyên trách, độc lập để xử lý các vấn đề đạo đức kinh doanh trong qui mô doanh nghiệp. Việc thực hiện những hoạt động trên được sắp xếp theo 4 bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chương trình đạo đức kinh doanh.

Trong bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thành lập một Ủy ban hay một bộ phận chuyên trách về các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành xây dựng và ban hành những nguyên tắc, qui định trong hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ theo các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh.

Bước 2: Phổ biến chương trình đạo đức kinh doanh.

Doanh nghiệp thực hiện phổ biến rộng rãi các qui định về đạo đức kinh doanh cho tất cả các nhân viên thông qua các lớp đào tạo, các buổi họp, các buổi hướng dẫn đi kèm với việc phát hành thành tài liệu chính thức lưu hành

trong cơng ty. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thông báo cho các khách hàng và các đối tác biết về các qui định này để họ có thể kiểm tra, giám sát.

Bước 3: Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức kinh doanh.

Trước hết, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp phải là những người tiên phong, là những gương mẫu điển hình trong thực hiện các qui định đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc thực hiên theo các qui định về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cũng cần được phát động thành một phong trào sâu rộng có sự tham gia của tất cả các nhân viên trong cơng ty.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có một bộ phận để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các qui tắc đó của tất cả cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp khen thưởng những cá nhân, bộ phận làm tốt cũng như có những hình thức xử lý thích đáng đối với các cá nhân, bộ phận vi phạm.

Bước 4: Tiếp tục hồn thiện chương trình đạo đức kinh doanh.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, hội nhập sâu rộng trên thế giới, các điều kiện kinh tế - xã hội liên tục có những bước biến chuyển địi hỏi các doanh nghiệp phải kiên tục đổi mới để vươn lên, trong đó có chương trình đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần được cập nhật, bổ sung, thay đổi để phù hợp với hồn cảnh mới để ln đảm bảo hiệu quả trong điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc xây dựng một chương trình đạo đức kinh doanh đúng đắn, hợp lý, một yếu tố không kém phần quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện chương trình này là doanh nghiệp phải xây dựng được một mơi trường văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp vững mạnh để mỗi nhân viên, mỗi nhà quản lý đều có ý thức tự giác nhận thức và tuân thủ các ngun tắc đạo đức kinh doanh vì chính quyền lợi và trách nhiệm của bản thân họ.

nghiêm túc chấp hành pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, thực hiện minh bạch, công khai trong việc cung cấp các thông tin hoạt động, thơng tin tài chính của doanh nghiệp đối với các cổ đông, các nhà đầu tư... Hiện nay những qui định về các vấn đề này được Nhà nước ban hành trong luật Doanh nghiệp, luật Lao động, luật Đẩu tư, luật Chứng khoán, luật Kế toán doanh nghiệp... Những hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo sự tn thủ pháp luật trong doanh nghiệp mình đó là:

• Thành lập bộ phận chuyên trách về pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp. Những người chịu trách nhiệm làm việc trong bộ phận này là các luật sư có sự am hiêu sâu sắc về luật pháp trong nước cũng như luật pháp nước ngồi.

• Xây dựng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có kiến thức vững chắc về pháp luật, ln có ý thức tn thủ pháp luật.

• Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về pháp luật rộng rãi cho tồn thể nhân viên trong cơng ty trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của họ.

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA 3 NƯỚC MỸ, VIỆT NAM, NHẬT BẢN (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w