Những dịch vụ cần thiết đã xác định cần phải đạt được LMAT và việc này nên trở hành một hệ thống sẵn có để liên hệ giữa những người chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các phòng khám và các bệnh viện. Những dịch vụ lồng ghép mà các nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới đã cam kết cung cấp bao gồm:
1. Giáo dục cộng đồng về LMAT
2. Chăm sóc và tư vấn trước sinh, gồm cả khuyến khích dinh dưỡng cho bà mẹ
3. Kỹ năng đỡ đẻ
4. Chăm sóc các ca biến chứng sản khoa, bao gồm cả những trường hợp cấp cứu
5. Chăm sóc sau sinh
6. Nạo hút thai an toàn, bao gồm cả xử trí những trường hợp hợp tai biến do nạo hút thai và cả chăm sóc sau nạo hút thai
7. Tư vấn về KHHGĐ, cả cung cấp thông tin và cung cấp dịch vụ 8. Giáo dục và dịch vụ sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
Đối với các nước đang phát triển hoặc ít phát triển trong đó có Việt Nam, vẫn còn nhiều thách thức trong việc giảm tai biến sản khoa. Chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm giảm tai biến sản khoa gồm: tiếp tục đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng xử trí những trường hợp tai biến cho các nhân viên y tế; củng cố các dịch vụ chăm sóc sau đẻ; thiết lập tiêu chuẩn cho sóc sức khỏe bà mẹ; cung cấp thông tin và giáo dục sức khỏe cho
những phụ nữ tuổi sinh đẻ nhằm động viên những gia đình có kế hoạch cho sinh đẻ chăm sóc trẻ sơ sinh.
Đối với miền núi và vùng sâu vùng xa, cần tăng cường vai trò của các bà đỡ dân gian trong việc đỡ đẻ và chăm sóc sau sinh cho phụ nữ. Với ưu điểm gần gũi về không gian, khung cảnh văn hóa và hình thức chi trả phù hợp, hiện nay các bà đỡ dân gian vẫn là địa chỉ quen thuộc của phụ nữ ở vùng sâu vùng xa.Vì vậy vấn đề đào tạo kĩ năng đỡ đẻ sạch, tăng cường mối quan hệ giữa các bà đỡ đẻ dân gian và cơ sở y tế cũng như cung cấp một số phương tiện thiết yếu cho bà đỡ dân gian, tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc phụ nữ khi sinh đẻ là rất cần thiết.
Tuy nhiên, vì chiến lược phát triển xã hội có sự củng cố tình trạng phụ nữ, công nhận cả sự sinh sản và vai trò sinh sản của họ trong cộng đồng, nên một vài khóa đào tạo cho các thành viên chính trong cộng đồng như bà đỡ dân gian, y tế thôn bản và các thành viên Hội Phụ nữ là công việc đầu tiên cần hướng tới làm mẹ an toàn. Tại Việt Nam đây là điều đặc biệt thích hợp cho miền núi, vùng sâu, vùng xa và cũng nên xem như một cơ hội để xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa cơ sở y tế tuyến đầu với cộng đồng nơi mà họ phục vụ.
Nột số thành công của các dự án can thiệp về lĩnh vực làm mẹ an toàn có thể được tiếp tục rút kinh nghiệm để triển khai trong thời gian tới tai Việt Nam:
- Bộ tài liệu đào tạo về Làm mẹ an toàn và hệ thống hỗ trợ kỹ thuật (tài liệu đào tạo giảng viên cấp quốc gia và Nhóm Tư vấn kỹ thuật) đã được xây dựng.
- Ban hành lần đầu các chuẩn mực và hướng dẫn lâm sàng về chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm cả chăm sóc sản khoa thiết yếu cơ bản và toàn diện.
- Đã hình thành được số mô hình can thiệp cho Làm me an toàn như: + Mô hình LMAT và chăm sóc trẻ sơ sinh dựa vào cộng đồng (do Quỹ Cứu trợ nhi đồng Mỹ phát triển tại huyện Đakrong và Hường Hóa, Quảng Trị).
+ Hệ thống thông tin về sức khỏe sinh sản (được xây dựng trong dự án tài trợ của JICA về chăm sóc SKSS cho tỉnh Nghệ An);
+ Mô hình về đào tạo nữ hộ sinh thôn bản tại các thôn bản miền núi (do Bệnh viện Từ Dũ thử nghiệm);
+ Mô hình quỹ chuyển tuyến tại công đồng (do dự án VIE/03/P21 thử nghiệm tại Quảng Trị, Kiên Giang và Hà Tây).