1.3.1 Phân loại dịch vụ CSSK và phòng chống TBSK trên thế giới
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và phòng tử vong mẹ do tại biến sản khoa luôn là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu tại mỗi quốc gia
100% phụ nữ cần được:
- Chăm sóc thai nghén - Đỡ đẻ sạch và an toàn - Chăm sóc sau đẻ - Kế hoạch hoá gia đình
trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân hàng đầu của tử vong mẹ là hậu quả và biến chứng do thai nghén hoặc do sinh đẻ, do đó đảm bảo sự an toàn của người phụ nữ từ lúc có đến sinh con và sau khi đẻ là một vấn đề luôn được quan tâm, nhất là ở các nước phát triển. Người phụ nữ khi mang thai cần được quan tâm hơn, đặc biện là phụ nữ mang thai cần được tiếp cận đầy đủ với chắm sóc sản khoa thiếu yếu.
Sơ đồ 1.2: Sự tiếp cận chăm sóc sản khoa thiết yếu Nguồn: Bài giảng sức khỏe sinh sản – 2004
Các chức năng phân loại dịch vụ cấp cứu sản khoa là những chức năng mà một cơ sở cấp cứu sản khoa cần có, cho dù đây không phải là một danh mục thể hiện mọi khía cạnh của tất cả các hoạt động cấp cứu sản khoa quan trọng. Các chức năng phân loại này phải có trong một đơn vị được gọi là đơn vị cấp cứu sản khoa.
15% phụ nữ cần: được chăm sóc sản
khoa thiết yếu
5% cần:
Có 8 chức năng phân loại dịch vị cấp cứu sản khoa, trong đó nếu một đơn vị thực hiện 6 chức năng sau thì được gọi là Đơn vị cấp cứu sản khoa cở
bản (BasicEOC):
1: Sử dụng kháng sinh theo các đường khác ngoài đường uống (tiêm/truyền) 2: Sử dụng thuốc có bop tử cung theo các đường khác ngoài đường uống
3: Sử dụng thuốc chống co giật theo các đường khác ngoài đường uống 4: Bóc rau nhân tạo
5: Hút, nạo các tổ chức còn sót lại trong buồng tử cung 6: Đỡ đẻ có hộ trợ (foóc –xép, giác hút)
Nếu một đơn vị, ngoài 6 chức năng trên, thực hiện them 2 chức năng sau thì được gọi là Đơn vị cấp cứu sản khoa toàn diện (Comprehensive EOC):
7. Phẫu thuật lấy thai 8. Truyền máu
Các chức năng thực hiện ở đơn vị cấp cứu sản khoa cơ bản có thể cứu sống nhiều phụ nữ. Thậm chí đối với các bệnh nhân cần được chuyền từ đơn vị cấp cứu sản khoa cơ bản lên đơn vị cấp cứu sản khoa toàn diện, các chức năng cấp cứu sản khoa cơ bản cũng có thể giúp ổn định tình trạng người phụ nữ, giữ bệnh nhân không bị tử vong trên đường vận chuyển hoặc tới bệnh viện.
Bảng 1.8: Các tái biến sản khoa và các chức năng phân loại tương ứng
TT Các TBSK chính Chức năng phân loại dịch vụ cấp cứu sản khoa
Sau đẻ - Phẫu thuật (mổ lấy thai do rau tiền đạo)
- Sử dụng oxytoic bằng đường ngoài đường uống - truyền máu
- Bóc rau nhân tạo - Kiểm soát tử cung 2 Chuyển dạ kéo dài/
đình trệ
- Đẻ có hỗ trợ
- Phẫu thuật (mổ lấy thai) 3 Nhiễm khuẩn hậu
sản
- Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp - Kiểm soát tử cung
4 Tai biến do sẩy/ nạo/ phát thai
- Chảy máu: truyền máu, kiểm soát tử cung
- Nhiễm khuẩn: Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch/ tiêm bắp
- Kiểm soát cổ tử cung
5 Tiền/ Sản giật - Dùng thuốc chống co giật ngoài đường uống - Phẫu thuật (mổ lấy thai)
6 Chửa ngoài tử cung - Phẫu thuật - Truyền máu 7 Vỡ tử cung - Phẫu thuật
- Truyền máu
- Dùng KS theo đường ngoài đường uống
Nguồn : WHO, 2003
Nếu nhân viên của bệnh viện không thể xác định được trường hợp nào là cấp cứu thì đó là một vấn đề lớn thuộc về chất lượng chăm sóc. Đã có một số hướng dẫn lâm sàng rất tốt về các dấu hiệu, triệu chứng của các tình trạng sản phụ khác nhau và cách xử trí thích hợp. Sơ đồ dưới đây phân cấp tương đối rõ việc chăm sóc sản khoa ở các tuyến.
CHĂM SÓC SẢN KHOA THIẾT YẾU (CSSKTY)
ESSENTIAL OBSTETRIC CARE (EOC)
CSSKTY CƠ BẢN
(Basic EOC) 1. Kháng sinh 2. Oxytoxin 3. Chống co giật 4. Bóc rau nhân tạo
5. Kiểm soát tử cung qua đường âm đạo
6. Đỡ đẻ có hỗ trợ
* Có túi đỡ đẻ sẵn sang hỗ trợ khi bà đẻ đẻ tại nhà
TUYẾN XÃ
CSSKTY TOÀN DIỆN
(Comprehensive EOC) 1. Như CSSKTY cơ bản 2. Thêm: * Mổ đẻ * Truyền máu TUYẾN HUYỆN (BV) TRỞ LÊN BỐN CHẬM TRỄ (FOUR DELAYS)
1. chậm trễ nhân ra dấu hiệu nguy hiểm 2. Chậm trễ quyết định đến cơ sở y tế 3. Chậm trễ trong chuyển tuyến 4. Chậm trễ trong điều trị thích hợp
Sơ đồ 1.3: Phân cấp chăm sóc sản khoa ở các tuyến Nguồn: Bài giảng sức khỏe sinh sản – 2004
1.3.2. Phân cấp tuyến cụ thể chăm sóc sản khoa thiết yếu tại Việt Nam
Tại liệu chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản đã phân cấp từng tuyến cụ thể cho công tác chăm sóc sản khoa thiết yếu như sau [2,14]: a). Chăm sóc sản khoa thiết yếu tại tuyến xã
1. Phát hiện sớm thai có nguy cơ để gửi tuyến trên.
CSSKTY CẤP CỨU ( Emergency Obstetric Care- EmOC) 1. Xử lý các cấp cứu sản khoa (các tuyến) 2. Phẫu thuật các cấp cứu sản khoa ( Tuyến Bệnh viện)
2. Đỡ đẻ thường
3. Cắt khâu tầng sinh môn rách độ 1
4. Kiểm soát tử cung để giải quyết băng huyết sau đẻ 5. Bóc rau nhân tạo
6. Xử lý cấp cứu sẩy thai không hoàn toàn
7. Xử trí cấp cứu sản giật, băng huyết và nhiễm khuẩn tùy theo bằng cách: Tiêm bắp/tĩnh mạch thuốc giảm đau, thuốc co bóp tử cung và kháng sinh. 8. Phòng, phát hiện sớm băng huyết và nhiễm khuẩn sau đẻ
9. Truyền dịch khi cần cấp cứu.
10.Làm thuốc và theo dõi sản phụ sau đẻ
11.Hồi sức sơ sinh và kiểm soát thân nhiệt của trẻ.
12.Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ va KHHGĐ sau đẻ b).Chăm sóc sản khoa thiết yếu tại phòng khám đa khoa liên xã
1. Nạo thai dưới 3 thang, hút thai sớm 2. Nạo sót rau
3. Truyền huyết thanh
4. Sử dụng oxytoxin, ergometrin sau nạo, sẩy và xổ rau để điều trị băng huyết. 5. Xử trí cấp cứu ban đầu các tại biến sản khoa và gửi tuyến trên.
c).Chăm sóc sản khoa thiết yếu tai tuyến huyện. Như tuyến xã, Phòng khám đa khoa liên xã và thêm:
1. Truyền máu 2. Gây mê 3. Mổ đẻ
4. Xử trí vỡ tử cung,mổ cấp cứu chửa ngoài tử cung, u nang xoắn … 5. Nạo hút thai
6. Làm foocxép và giác hút 7. Phẩu thuật đình sản tự nguyện