3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cơng chức quản lý cấp phịng trong
3.2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đảm bảo đúng
đúng đối tượng, thường xuyên, “có vào có ra”, trẻ hóa và chú trọng năng lực
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn chăm lo đến công tác cán bộ, công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ tuyển chọn, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Mỗi khâu có vai trò quan trọng khác nhau, trong đó cơng tác quy
hoạch cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. Khẳng định điều đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành các nghị quyết, kết luận để quán triệt nhằm tạo sự nhận thức và quyết tâm trong chỉ đạo thực hiện, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng u cầu sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong những năm tới, các cấp ủy, tổ chức đảng tỉnh U Đôm Xay cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đồng thời với
việc đổi mới đồng bộ các khâu khác trong công tác cán bộ, trước hết là đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh, theo hiệu quả công việc và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Công khai lĩnh vực công tác, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ để đảng viên và nhân dân theo dõi, giám sát, góp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm và thơng qua đó để xem xét, đánh giá cán bộ. Đánh giá, lựa chọn cán bộ thông qua cơ chế thi tuyển, sát hạch hằng năm đối với cán bộ từ cấp, phòng và tương đương trở xuống theo phương châm “làm cái gì thi cái đó”; xây dựng phương thức đánh giá cán bộ trong mối quan hệ biện chứng giữa kết quả thi, sát hạch và năng lực, thành tích cơng tác, uy tín, sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Gắn đánh giá cán bộ theo định kỳ với kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương và nghị quyết của tỉnh U Đôm Xay.
Hai là, đổi mới công tác tạo nguồn cán bộ theo hướng lựa chọn người
trẻ có năng lực được đào tạo ở nước ngồi có chất lượng cử về cơ sở (những nơi khó khăn, có nhu cầu) để đào tạo trong phong trào lao động, sản xuất, từ đó chọn lọc nguồn quy hoạch cán bộ lâu dài. Xây dựng, thực hiện cơ chế tiến
cử cán bộ; cơ chế người đứng đầu đề xuất, chuẩn bị người quy hoạch thay thế mình, người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy giới thiệu ủy viên ban thường vụ cấp ủy.
Ba là, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ trong quy hoạch theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn đối với từng chức danh, ở từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực công tác; tăng lượng kiến thức về tư duy và tầm nhìn chiến lược, nhận thức và giải pháp ứng xử, đề phòng, giải quyết các vấn đề nảy sinh của quốc gia và quốc tế cho các đối tượng cán bộ dự nguồn cấp Trung ương. Xây dựng và thực hiện chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý; cán bộ chủ chốt ở cấp trên nói chung phải kinh qua vị trí chủ chốt ở cấp dưới để đào tạo, thử thách cán bộ. Đẩy mạnh việc cập nhật kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả đối với các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cải tiến phương pháp, quy trình kiểm tra, thi cử, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp, tuyệt đối hóa bằng cấp của cả cơ quan làm công tác cán bộ và cơ quan sử dụng cán bộ.
Bốn là, thực hiện nghiêm cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch cấp ủy và ban
lãnh đạo, quản lý các cấp. Cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt, xác nhận quy hoạch hoặc thông qua phương án nhân sự cấp ủy khi quy hoạch hoặc phương án nhân sự đáp ứng được yêu cầu này. Việc bổ sung ban chấp hành, ban thường vụ các tỉnh ủy trong nhiệm kỳ chủ yếu bổ sung cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đủ tuổi tham gia từ 2 nhiệm kỳ trở lên nhằm đào tạo, chuẩn bị nhân sự cho các khóa tiếp theo. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cần bảo đảm 3 độ tuổi trong lãnh đạo ở từng cấp; đối với cấp huyện và tương đương trở lên nhất thiết phải có cán bộ nữ trong cơ cấu lãnh đạo. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh U Đôm Xay, đơn vị phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển
đối với cán bộ trong quy hoạch; cấp có thẩm quyền khi phê duyệt hoặc xác nhận quy hoạch phải đồng thời phê duyệt, xác nhận kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch của cấp dưới.
Năm là, đẩy mạnh công tác luân chuyển để đào tạo cán bộ và thực hiện
bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý khơng là người địa phương ở cấp tỉnh. Xây dựng và thực hiện quy định về luân chuyển cán bộ, trong đó xác định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng luân chuyển đào tạo theo quy hoạch và quy trình luân chuyển, bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. Thực hiện việc phân công cán bộ trong quy hoạch các chức danh cấp chiến lược đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở các địa bàn, lĩnh vực quan trọng, vùng có nhiều khó khăn để đào tạo, thử thách, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Lựa chọn cán bộ trong quy hoạch cán bộ, có phẩm chất, năng lực luân chuyển để giữ chức trưởng phó phịng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành phố. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương luân chuyển, bố trí một số chức danh cán bộ không là người địa phương ở cấp tỉnh, cấp huyện. Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng thêm một số chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ở những địa phương có nhiều khó khăn, hoặc ở những nơi thiếu cán bộ để vừa kết hợp luân chuyển, đào tạo, vừa tăng cường cán bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị...
3.2.3. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý
Để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỉnh U Đơm Xay cơ bản đạt trình độ phát triển là tâm điểm của khu vực. Trước yêu cầu mới, địi hỏi tỉnh U Đơm Xay cũng như các cơ quan chuyên môn, các cấp phải chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ngang tầm với nhiệm vụ. Tác giải đề xuất một số giải pháp về quản lý,
đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh U Đôm Xay.
Bồi dưỡng công chức là một trong những nội dung quan trọng trong giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức nói chung, CCLĐCP trong các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh U Đơm Xay nói riêng, nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính nhà nước. Đại hội Đảng bộ tỉnh U Đôm Xay lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định 1 trong 3 khâu đột phá để tập trung chỉ đạo là:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Sắp xếp tổ chức bộ máy
hiệu quả, tiến hành tinh giản biên chế, thực hiện việc bố trí đúng theo đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ nói chung, CCLĐCP trong các CQCM tỉnh U Đôm Xay chuyên nghiệp, đủ năng lực phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ; ưu tiên bố trí vị trí CCLĐCP trong các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay phụ trách tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức và năng lực tiêu biểu. Thực hiện các chế độ chính sách để khuyến khích và có phương án phân cơng thay thế vị trí CCQLCP trong các cơ quan chun mơn tỉnh U Đơm Xay được cử tham gia các khóa bồi dưỡng.
Thứ hai, thực hiện tốt các quy trình cơng tác bồi dưỡng CCQLCP trong
các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức các CQCM tỉnh U Đôm Xay phù hợp với nhu cầu thực tế, đúng đối tượng. Xây dựng khung chương trình bồi dưỡng có thể dựa trên các nguyên tắc sau: Gắn liền với những kiến thức, kỹ năng mà công việc yêu cầu; xây dựng chương trình đào tạo theo quy định tiêu chuẩn chức danh và khung năng lực mà CCLĐCP trong các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay cần phải đạt được; thẩm định những nội dung cơ bản của chương trình đào tạo, đảm
bảo mục tiêu của chương trình đào tạo phải đạt được. Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo trình, tài liệu bồi dưỡng CCLĐCP trong các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay cho sát với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng, tránh sự trùng lặp kiến thức gây nhàm chán và lãng phí thời gian.
Thứ ba, đổi mới phương giảng dạy phù hợp với đối tượng là CCLĐCP
trong các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, gắn lý luận với thực tiễn, học với hành. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của tỉnh, bên cạnh đó cần có sự phối hợp với các ngành chức năng lựa chọn giảng viên kiêm chức là những cán bộ lãnh đạo đầu ngành trong tỉnh, các nhà khoa học, cán bộ quản lý có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia công tác bồi dưỡng CCLĐCP trong các cơ quan chun mơn tỉnh U Đơm Xay.
Ngồi ra, phải tiến hành đồng bộ giữa cải cách hành chính và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Bởi đổi mới, nâng cao chất lượng CCLĐCP trong các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách nền hành chính nhà nước, chú trọng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhất là những ngành trọng điểm như: du lịch, nông nghiệp... trang bị thêm các chuyên đề về kỹ năng lãnh đạo, quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính ở các cơ quan cấp tỉnh; kỹ năng nghiệp vụ cơng tác Đảng, đồn thể. Các nội dung cải cách cũng góp phần quan trọng, hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng CCLĐCP trong các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay hiệu quả hơn. Bồi dưỡng công chức cũng cần phải tiến hành đồng bộ trong việc thực hiện từng nhiệm vụ, đặc biệt là gắn với các khâu trong công tác cán bộ.
3.2.4. Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý theo hướng coi trọng năng lực, có tư duy đổi mới, thí điểm áp dụng phương thức thi coi trọng năng lực, có tư duy đổi mới, thí điểm áp dụng phương thức thi tuyển chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng
Trên thực tế, nhiều văn kiện của Đảng đã nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bổ nhiệm, nhưng trách nhiệm như thế nào thì thực sự chưa được làm rõ. Người đứng đầu khi ký quyết định bổ nhiệm đều phải căn cứ vào các nội dung như hồ sơ, lý lịch, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình... trong đó phải có nghị quyết hoặc ý kiến của cấp ủy đảng. Do trách nhiệm của người đứng đầu chưa rõ, cụ thể nên khi có vấn đề, sự cố xảy ra liên quan đến người được bổ nhiệm thì người ký quyết định bổ nhiệm thường thoái thác, đẩy trách nhiệm sang tập thể cấp ủy, mình chỉ là người thi hành quyết định của tập thể và có tính hành chính. Vì vậy, trách nhiệm của người đứng đầu ở đây cần được nghiên cứu làm rõ thêm cả về thẩm quyền. Thẩm quyền và trách nhiệm phải đi đơi với nhau. Điều đó có nghĩa là, bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng, của tập thể cấp ủy về cơng tác cán bộ thì vai trị của người đứng đầu (gồm thẩm quyền và trách nhiệm) trong các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay phải được làm rõ. Chế độ làm việc trong các cơ quan hành chính, chế độ thủ trưởng, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị trước pháp luật, trong đó có cơng tác nhân sự.
Đề xuất việc thi điểm thực hiện thi tuyển lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới.
Kinh nghiệp cho thấy rằng ở một số nước trong khu vực như Việt Nam, Singgapo.... công tác thi tuyển một số vị trí lãnh đạo, trong đó có lãnh đạo, quản lý cấp phịng.
Nhìn chung việc thực hiện thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng ở một số địa phương ở Việt Nam bước đầu đã tạo được môi trường cạnh tranh, mở rộng phạm vi, đối tượng đăng ký dự tuyển; phát hiện, thu hút được những người có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt theo nguyên tắc cạnh tranh, cơng khai để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý; bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong công tác cán bộ, dược dư luận xã hội đồng tình,
ủng hộ; đồng thời góp phần cung cấp các cứ liệu thực tiễn để có thể áp dung cho Lào và tỉnh U Đôm Xay qua thí điểm, có thể rút ra một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về quan điểm, nhận thức, theo Hiến pháp năm 2015, phải bảo
đảm nguyên tắc: Đảng thống nhất quản lý về công tác cán bộ và phải bảo đảm tính kế thừa các quy định hiện hành về công tác cán bộ.
Thứ hai, về đối tượng ứng cử hoặc đăng ký dự tuyển, trong điều kiện một
Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền ở Lào, thì khơng thể bỏ quy định người dự tuyển chọn phải trong quy hoạch để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng về cơng tác cán bộ. Trường hợp ngồi quy hoạch thì phải được cấp ủy đảng xem xét, đồng ý.
Thứ ba, về cách thức thi tuyển, không tổ chức thi thay cho tồn bộ quy
trình bổ nhiệm, mà chỉ hồn thiện và bổ sung thêm một số điểm cịn hạn chế, tồn tại trong quy trình bổ nhiệm. Như vậy sẽ bảo đảm khách quan, công bằng, chất lượng, công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Thứ tư, về nội dung phiếu tín nhiệm, vẫn thực hiện lấy phiếu tín nhiệm
trong đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị khi bổ nhiệm, nhưng cần hoàn thiện kết cấu và nội dung của phiếu tín nhiệm, bảo đảm được mục đích của phiếu tín nhiệm là để tham khảo.
Thứ năm, về thông báo tuyển chọn, cơ quan, tổ chức tuyển chọn thông
báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.
Những nội dung cần đổi mới trong tuyển chọn lãnh đạo, quản lý
Một là, quy định rõ, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người lãnh đạo là cấp trên trực tiếp quản lý phải có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Được quyền và phải thể hiện chính kiến trong việc giới thiệu nhân sự cụ thể tham gia vào danh sách dự tuyển chọn lãnh đạo, quản lý.
- Được quyền và có chính kiến đề xuất nhân sự để các cấp ủy đảng xem xét, thống nhất sau khi đã thực hiện các bước của quy trình tuyển chọn.