Nhóm giải pháp về tổ chức, kiểm tra, giám sát quản lý nhànước đố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 135 - 137)

3.2. Các giải pháp thực hiện quản lý nhànước đối với hoạt động giảmnghèo

3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức, kiểm tra, giám sát quản lý nhànước đố

tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Giải pháp cho hoạt động kiểm tra giám sát:

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp; Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các cấp; Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp huyện và xã; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo, cụ thể:

+ Đối với cấp huyện

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá các nội dung hoạt động và các chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm, kiểm tra, đánh giá các dự án chính sách, mức độ tiếp cận của đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn;

- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã, thôn, bản và đội ngũ cộng tác viên về quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức rà

127

soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;

- Tổng hợp đánh giá các nguyên nhân nghèo của hộ nghèo; cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý hộ nghèo; tổ chức đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ, tổng kết về công tác giảm nghèo trên địa bàn cấp huyện.

+Đối với cấp xã, thị trấn;

- Triển khai tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ cuối năm trên địa bàn; công nhận danh sách hộ nghèo cấp xã; lập sổ bộ theo dõi hộ nghèo tại địa phương; cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện giảm nghèo trên địa bàn cấp xã.

- Quan tâm đào tạo và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ giảm nghèo do các cấp tổ chức.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững từ cơ chế, chính sách đầu tư, từ nguồn kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện giảm nghèo và cơ cấu bộ máy nhà nước để đánh giá đúng thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững, từ đó đưa ra các phương pháp, biện pháp giảm nghèo hiệu quả, hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn đã được các ngành, các cấp quan tâm, tổ chức thực hiện. Một số địa phương thực hiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững nên có những phương pháp kiểm tra, giám sát riêng phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng vùng miền trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong các vùng nghèo, xã nghèo và hộ nghèo để đạt hiệu quả.

- Kiểm tra giám sát phải mang tính đồng bộ, thực hiện nhiều chương trình tích hợp, cơ chế chính sách mới trong Quản lý nhà nước đối với hoạt

128

động giảm nghèo bền vững theo hướng hỗ trợgiảm nghèo trong các vùng nghèo, xã nghèo và hộ nghèo để đạt hiệu quả.

- Kiểm tra, giám sát phải mang tính đồng bộ, thực hiện nhiều chương trình, tích hợp, cơ chế chính sách mới trong Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia kiểm tra, giám sát của người dân vào công tác Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững.

3.2.6. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững lâu dài nhằm phát triển ổn định và bền vững, chống tái

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)