Phương hướng nâng cao chất lượng công chức tại Văn phịng chính phủ

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 85 - 89)

chính phủ trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số

Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn xây dựng CPĐT như trên, VPCP với đơn vị được chính phủ giao thực hiện nhiệm về triển khai xây dựng Về xây dựng CPĐT cụ thể như sau:

a) Chủ trì tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng CPĐT phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đơn đốc thực hiện và tổng hợp tình hình, kết quả xây dựng CPĐT của các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Quản lý, vận hành Cổng dịch vụ cơng Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện hàng năm;

c) Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống thông tin) phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ trì kết nối liên thơng, điều phối, tích hợp, chia sẻ thơng tin giữa VPCP với các bộ, ngành, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và khung kiến trúc CPĐT Việt Nam.

Thì VPCP cần phải tính đến và đề ra phương hướng giải quyết vấn đề rào cản về chất lượng đội ngũ cơng chức của chính mình trong xây dựng CPĐT và thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi sang CPS vào năm 2025. Cụ thể như sau:

Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức VPCP trong bối cảnh xây

dựng CPS phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ công chức và CPĐT, CPS. Trước hết về xây dựng đội ngũ cơng chức VPCP phải xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối kinh tế của đảng trên cơ sở giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp cơng nhân, tính tiên phong của đảng. Phải thơng qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng để đào luyện, tuyển chọn, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ công chức. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, năng lực của cơng chức VPCP. Thực hiện đúng nguyên tắc đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các đơn vị trong VPCP về công tác cán bộ. Đồng thời phải đảm bảo các mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển CPS: “Xây dựng chương

trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển CPS cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước”[48].

Hai là, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

VPCP trong bối cảnh xây dựng CPS phải xuất phát từ việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VPCP trong bối cảnh xây dựng CPĐT và phát triển CPS.

Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức VPCP trong bối cảnh xây

dựng CPS phải trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhất là các yêu cầu về cải cách nền hành chính quốc gia, yêu cầu trong việc xây dựng CPĐT và phát triển CPS. Vì đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức đang làm việc tại VPCP nói riêng là một loại lao động đặc biệt làm việc trong bộ máy nhà nước, lại là đơn vị thực hiện có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của

Chính phủ và hệ thống HCNN từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm sốt TTHC; bảo đảm thông tin, xây dựng CPĐT phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thơng tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nên đội ngũ cơng chức VPCP thực hiện thành công các cơng việc của mình là đang thực hiện thành cơng các mục tiêu của cơ quan, đơn vị, cũng chính là thực hiện thành hoạt động “hỗ trợ” Chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Một cơng việc bất kỳ đều đòi hỏi người thực hiện nó phải có được một số hiểu biết, kỹ năng và năng lực nhất định. Những thông tin về hiểu biết, kỹ năng và năng lực đó có được là nhờ q trình phân tích cơng việc. đó là những hiểu biết, kỹ năng và năng lực cần thiết phải có để thực hiện thành cơng cơng việc, điều đó có nghĩa là cơng chức phải đạt được trình độ tương xứng để làm việc. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cơng chức VPCP có nghĩa là đảm bảo cho đội ngũ cơng chức có được những hiểu biết, kỹ năng và năng lực để thực hiện được cơng việc. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức VPCP cũng là từng bước giải quyết, tháo gỡ một trong những rào cản trong quá trình xây dựng CPĐT và phát triển CPS như đã phân tích trong phần bối cảnh.

Bốn là, nâng cao chất lượng công chức VPCP trong bối cảnh xây dựng

CPS phải đảm bảo cả chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cơng vụ. Trình độ chun mơn là điều kiện vơ cùng quan trọng để có thể thực hiện thành cơng cơng việc, đạt được mục tiêu của cơ quan, đơn vị. Như đã trình bày ở trên, những yêu cầu về chuyên môn là yêu cầu bắt buộc phải có đối với đội ngũ công chức, tuy nhiên lao động của đội ngũ công chức VPCP là một loại lao động đặc biệt, những hoạt động của họ không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng việc của VPCP mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng của nền HCNN và cả bộ mặt của Chính phủ. Cơng việc của cơng chức VPCP lại có mối quan

hệ với rất nhiều đối tượng khác nhau, không như công việc của lao động trong các tổ chức sản xuất kinh doanh chỉ có một mối quan hệ hạn chế; một quyết định do cơ quan HCNN nói chung và VPCP nói riêng đưa ra có tác động rất lớn đến nhiều hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, ngồi tính chun mơn các yêu cầu về đạo đức công vụ. đối với đội ngũ công chức VPCP đặt ra và đòi hỏi phải được đáp ứng với những nỗ lực cao nhất.

Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức VPCP trong bối cảnh

xây dựng CPS cần phải đi cùng với xây dựng hệ thống tổ chức và công việc của VPCP một cách hợp lý. Mục tiêu cuối cùng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức VPCP là để thực hiện thành công các công việc mà VPCP phải thực hiện, chính vì lẽ đó mà yêu cầu đối với một hệ thống cơng việc được xây dựng và bố trí một cách hợp lý và có chất lượng được đặt ra. Hệ thống cơng việc hợp lý và có chất lượng có mối quan hệ khá chặt chẽ đối với việc nâng cao các kỹ năng, hiểu biết và năng lực của đội ngũ công chức. Với một hệ thống công việc tốt, việc xác định các kỹ năng, năng lực, hiểu biết được xác định chính xác hơn, người cơng chức được trang bị, bổ sung những gì thực sự cần thiết. Hệ thống cơng việc hợp lý cịn giúp họ có điều kiện vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng được trang bị. Một hệ thống công việc hợp lý và có chất lượng cịn đảm bảo cho tổ chức có được số lượng ít nhất đầu cơng việc với số lượng ít nhất người thực hiện các cơng việc đó. Cơng việc trong tổ chức sẽ khơng có tình trạng chồng chéo, trách nhiệm được giao rõ ràng, gắn người lao động với công việc. điều đó khơng chỉ làm cho việc thực hiện các công vụ được diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn mà cịn giải phóng các nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu khác trong đó có việc đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ công chức VPCP.

Sáu là, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức VPCP trong bối cảnh xây

dựng CPS phải được thực hiện đồng bộ từ tuyển dụng, đào tạo đến sử dụng. Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cơng chức VPCP có thể được thực hiện

thơng qua nhiều hình thức, biện pháp sát thực nhưng phải được tiến hành ngay từ khâu tuyển dụng với những hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo đó là cả q trình đào tạo sau cơng vụ trang bị những kỹ năng, những kiến thức mới về CNTT, xây dựng CPĐT, về chuyển đổi số; đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng đúng, có hiệu quả đội ngũ cơng chức đã được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Bảy là, về công tác đào tạo, cần đẩy mạnh công tác chuẩn bị nguồn nhân

lực chất lượng cao, đủ sức đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện từ và chuyển đổi sang CPS. Trước hết, VPCP đang rất cần đội ngũ chuyên gia về chuyên ngành CNTTđể làm cơng tác lập trình, tư vấn, điều chỉnh kỹ thuật cho quá trình xây dựng và vận hành CPS. Đội ngũ chuyên gia này phải làm tốt cơng tác an tồn, bảo mật, phải biết kết hợp hài hịa giữa tính an tồn và tính tiện ích vì hai đặc tính đó thường đối lập nhau. Để đề phịng nguy cơ mất dữ liệu, sửa đổi thơng tin thì các biện pháp bảo đảm an ninh phải được thực hiện ở tất cả các tầng truy nhập. Công nghệ luôn đổi mới rất nhanh chóng nên việc hồn thiện CPĐT sẽ là liên tục, khơng có điểm dừng. Do đó, cán bộ chuyên trách về CNTT phải khơng ngừng học tập và sáng tạo. Cịn đối với đội ngũ cơng chức cịn lại cần thường xuyên tổ chức các khóa học về hành chính cơng hiện đại, CNTT để họ có được sự thành thục các kỹ năng làm việc trong CPĐT. Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, họ phải cam kết thay đổi cách thức làm việctheo quy chuẩn mà CPĐT, CPS yêu cầu.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)